Từ rất lâu, kinh nghiệm sống của người Việt Nam đã đúc kết: “Một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu tục ngữ dạy chúng ta rằng nếu biết cách hợp sức không những về
thể lực mà cả trí tuệ sẽ tạo ra được những điều phi thường. Câu chuyện cổ tích “Bó đũa” có chi tiết:
người cha cầm lấy bó đũa và bảo từng người con của ông hãy bẻ đi, người con nào cũng cố gắng hết
sức mình nhưng không sao bẻ nổi, lúc đó người cha lại bảo "Các con hãy bẻ từng chiếc một xem sao",
lập tức năm người con bẻ một cách dễ dàng. Qua đó, câu chuyện đã giáo dục con cháu sống phải biết
đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh để tồn tại và chiến thắng. Đó là những ý tưởng giáo dục có giá trị
nhân văn sâu sắc.
Trong thời đại nền kinh tế hội nhập ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, chúng ta càng phải biết hợp tác, giao lưu, học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao
công nghệ tiên tiến
133 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hoá học ở trường trung học phổ thông – Phần hoá 10 chương trình nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
________________
Hỉ A Mổi
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG
DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – PHẦN HOÁ 10
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐẶNG THỊ OANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTH : Bảng tuần hoàn
dd : Dung dịch
ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NHT : Nhóm hợp tác
NT : Nhóm trưởng
NXB : Nhà xuất bản
PP : Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
PTHH : Phương trình hoá học
SGK : Sách giáo khoa
STT : Số thứ tự
SV : Sinh viên
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thực nghiệm
TV : Thành viên
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VD : Ví dụ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ rất lâu, kinh nghiệm sống của người Việt Nam đã đúc kết: “Một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu tục ngữ dạy chúng ta rằng nếu biết cách hợp sức không những về
thể lực mà cả trí tuệ sẽ tạo ra được những điều phi thường. Câu chuyện cổ tích “Bó đũa” có chi tiết:
người cha cầm lấy bó đũa và bảo từng người con của ông hãy bẻ đi, người con nào cũng cố gắng hết
sức mình nhưng không sao bẻ nổi, lúc đó người cha lại bảo "Các con hãy bẻ từng chiếc một xem sao",
lập tức năm người con bẻ một cách dễ dàng. Qua đó, câu chuyện đã giáo dục con cháu sống phải biết
đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh để tồn tại và chiến thắng. Đó là những ý tưởng giáo dục có giá trị
nhân văn sâu sắc.
Trong thời đại nền kinh tế hội nhập ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, chúng ta càng phải biết hợp tác, giao lưu, học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao
công nghệ tiên tiến.
Trước tình hình đó, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển
kinh tế – xã hội. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo là động lực
thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ
đất nước”. Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có đủ năng lực đối mặt với
những cơ hội và thách thức trong thời kì hội nhập, đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc
theo yêu cầu của thời đại mới – thời đại công nghệ, truyền thông. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường học sinh cần được trang bị một số kĩ năng sống quan trọng. Đó là kĩ năng hợp tác và làm
việc theo nhóm, kĩ năng sử dụng các phần mềm tin học, kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề, kĩ
năng trình bày và thuyết phục ... đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực xã hội
như năng lực lãnh đạo, xây dựng lòng tin, xử lí xung đột, cổ vũ, động viên...
Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi
mới PPDH theo các xu hướng khác nhau. Một trong những xu hướng đổi mới cơ bản là phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh; chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên
sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá; tạo điều kiện cho học sinh
học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
Trong những năm gần đây, dạy học thông qua hoạt động nhóm đang được ngành giáo dục quan
tâm vì tác dụng đặc biệt của nó trong việc hình thành nhân cách con người mới năng động, sáng tạo, có
khả năng giao tiếp và hợp tác. Hoạt động nhóm được xem là hình thức tổ chức dạy học vô cùng hiệu
quả với nhiều mục đích, nội dung dạy học khác nhau và với nhiều đối tượng tính cách khác nhau.
Thực tế cho thấy hoạt động nhóm đã quen thuộc với sinh viên đại học, cao đẳng. Nhưng ở bậc
phổ thông còn chưa phổ biến, vì những lí do khách quan mà khó tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả, gây
lãng phí thời gian. Gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu về các hướng tổ chức hoạt động nhóm phù
hợp với chương trình và điều kiện cơ sở vật chất trong trường học hiện nay. Tuy nhiên những công
trình này còn ít và chưa đầy đủ. Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này rất cần được quan tâm.
Với những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – PHẦN
HOÁ 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức các hoạt động nhóm trong bài lên lớp thành những nhiệm vụ học tập cụ thể, thích hợp
với lứa tuổi, trình độ và vốn kinh nghiệm của HS nhằm hình thành và phát triển các kĩ năng hoạt động
và các năng lực xã hội. Thông qua hoạt động nhóm, HS trở thành chủ thể phát hiện kiến thức mới, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về
+ Đổi mới PPDH.
+ Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học.
+ Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hoá học ở trường THPT.
+ Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa lớp 10, 11, 12.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hoá học ở các trường THPT.
- Nghiên cứu và đề xuất các hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hoá học ở trường
THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các bài lên lớp có tổ chức
hoạt động nhóm.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế bài lên lớp có tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học hoá học
ở trường THPT.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu 5 hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hoá học ở
trường THPT và vận dụng thiết kế một số bài lên lớp thuộc chương trình hoá học 10 nâng cao.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu người giáo viên tổ chức tốt hoạt động nhóm trong dạy học thì sẽ rèn luyện cho HS các kĩ
năng hoạt động, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hoá các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí
thuyết và nội dung của đề tài.
- Phương pháp mô hình hóa.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Trò chuyện, phỏng vấn.
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi.
- Phương pháp chuyên gia.
Thực nghiệm xử lí thông tin:
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa.
- Phương pháp thống kê toán học.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lí luận và những nghiên cứu về hoạt động nhóm trong dạy học ở Châu Âu
Bài báo “Cooperative learning: An overview from Psychological and cultural perspective” của
tài liệu hội thảo “Về đào tạo giáo viên và phương pháp dạy học hiện đại”, viện Nghiên cứu Sư phạm
Hà Nội (2007) đã viết [41, tr.1]:
Kurt Lewin – nhà khoa học được coi là cha đẻ của tâm lý học xã hội. Ông là người có ảnh hưởng
chính đến sự hình thành và phát triển của trào lưu Tương tác nhóm vào đầu những năm 1940. Một vài
học trò của ông đã kế thừa dòng nghiên cứu này: Morton Deutsch là người đi tiên phong trong việc
nghiên cứu về mối quan hệ “hợp tác” và “cạnh tranh” cùng với nhiều nghiên cứu về khoa học tâm lý xã
hội ứng dụng. Các công trình của Deutsch trải dài từ các nghiên cứu về tính hiệu quả của nhóm trong
môi trường đối đầu và đối thoại cho đến các giải pháp trong xung đột vũ khí hạt nhân. Thế hệ thứ hai
của những nhà khoa học theo tư tưởng Lewin bao gồm một vài tên tuổi lớn như Aronson và anh em
nhà Johnson. Thế hệ thứ ba chứng kiến sự hưng thịnh của tính ứng dụng nhóm với Slavin, Kagan,
Sharan và Cohen, đều là những nhà nghiên cứu đề cao tính thực tế và hiệu quả trực tiếp của hoạt động
nhóm.
Sự ứng dụng của dạy học hợp tác là một trong những nghiên cứu thành công và nhất quán của
lĩnh vực giáo dục. Ngoài những kết quả khả quan về chất lượng học tập, mức độ nhận thức, kĩ năng
suy luận,... các nghiên cứu về dạy học hợp tác còn đem lại những kết quả bất ngờ về kĩ năng giao tiếp
đa văn hoá, mở ra một phương hướng áp dụng mới để giải quyết xung đột sắc tộc và các vấn đề do đa
văn hoá gây ra, đặc biệt tại các nước có số dân nhập cư cao.
Ba tiền đề mở đường cho những nghiên cứu về hợp tác nhóm: sự tương thuộc xã hội, sự phát
triển tri thức và thái độ trong học tập. [44], [51]
Thuyết tương thuộc xã hội
Tương tác với những người khác là điều cơ bản cho sự tồn tại của con người. Trong dạy học, sự
tương thuộc xã hội liên quan tới sự nỗ lực của học sinh để phát triển các mối quan hệ tích cực, điều
chỉnh tâm lí và thể hiện kĩ năng xã hội.
Tiền đề của sự tương thuộc xã hội về hợp tác nhóm giả định rằng cách mà tương thuộc xã hội
được xây dựng chỉ ra cách mọi người tác động lẫn nhau. Một trong những yếu tố quan trọng là phải
xây dựng được những lớp học trong đó sự hợp tác có tồn tại. Kết quả là sự hợp tác dẫn tới các mối
tương thuộc được đẩy mạnh khi những thành viên động viên và khuyến khích tinh thần nỗ lực học.
Người đóng góp:
- Đầu những năm 1900, Kurt Koffka: Nhóm là động lực cho toàn bộ sự tương thuộc của các
thành viên.
- 1920 – 1940, Kurt Lewin nghiên cứu sự tương thuộc giữa các thành viên, mục tiêu chung.
- 1940 – 1970, Morton Deutsch: Tích cực, tiêu cực và sự tương thuộc không chủ đích (nỗ lực hợp
tác, thi đua, chủ nghĩa cá nhân); lòng tin và sự xung đột; sự phân chia công bằng.
- Những năm 1960, David và Roger Johnson: Ảnh hưởng của sự tương thuộc xã hội đến thành
tích, các mối quan hệ, sức khỏe tâm lý và sự phát triển về mặt xã hội, yếu tố trung gian (sự tương thuộc
tích cực, trách nhiệm cá nhân, khuyến khích sự tương tác, kĩ năng xã hội, xử lí nhóm).
- Những năm 1970, Dean Tjosvold: nghiên cứu trong môi trường công nghiệp và thương mại.
Kết luận: Nỗ lực hợp tác được dựa trên động cơ bên trong phát triển bởi những nhân tố cá nhân
khi làm việc tập thể và nguyện vọng chung để đạt được một thành quả có ý nghĩa. Tập trung vào
những khái niệm liên quan tới việc giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân.
Thuyết phát triển tri thức
Triển vọng phát triển tri thức được đặt nền móng bởi nghiên cứu của Jean Piaget và Lev
Vygotsky. Piaget đề nghị rằng khi mỗi cá nhân làm việc với nhau mâu thuẫn về kiến thức xã hội xảy ra
và sản sinh sự mất cân bằng về tri thức, từ đó khuyến khích khả năng nhận xét mọi việc trên một quan
điểm khác và tranh luận. Thuyết của Vygotsky trình bày về kiến thức như một sản phẩm của xã hội.
Người đóng góp: Piaget, Vygotsky, Kohlberg, Murray, những nhà lí luận (Johnson & Tjosvold)
cơ cấu lại tri thức.
Kết luận: Tập trung vào những gì xảy ra trong một người (Ví dụ: sự mất cân bằng, sự tái cơ cấu
kiến thức).
Thuyết thái độ học tập
Triển vọng thái độ xã hội bao hàm những nỗ lực hợp tác được cung cấp bởi động cơ bên ngoài để
đạt được giải thưởng cho cả nhóm.
Người đóng góp: Skinner (nhóm ngẫu nhiên); Homans, Thibaut & Kelley (sự cân bằng giữa giải
thưởng và giá trị); Mesch-Lew-Nevin (ứng dụng của học nhóm).
Kết luận: Những nỗ lực hợp tác được tăng cường bởi những động cơ bên ngoài để đạt được giải
thưởng nhóm.
Tóm lại, dạy học theo nhóm được quan tâm từ những thập niên của thế kỉ 20, bắt nguồn từ các
nước phương Tây. Nhiều nghiên cứu về hoạt động nhóm trong dạy học được xây dựng mang tính ứng
dụng thực tiễn cao trải qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau.
1.1.2. Các bài báo khoa học, luận văn, khoá luận về tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học
Bài báo khoa học “Làm thế nào để tổ chức nhóm khoa học và đánh giá việc học nhóm
công bằng đến từng học sinh” của Thạc sỹ Tống Xuân Tám, Thạc sỹ Phan Thị Thu Hiền (giảng
viên Khoa sinh học – Trường Đại học Sư phạm TP. HCM) đăng trên kỷ yếu hội thảo với chủ đề:
“Chương trình, sách giáo khoa và vấn đề kiểm tra đánh giá ở lớp 10 phân ban sau một năm thực hiện”
do viện Nghiên cứu Giáo dục (Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo khoa học
(2007) [31].
Bài báo gồm 4 vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động nhóm:
- Cách thức chia nhóm.
- Các bước tổ chức hoạt động nhóm.
- Cách thức tổ chức báo báo kết quả và đánh giá hoạt động nhóm.
- Mẫu phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động dự án “Dịch cúm gia cầm”: Tờ rơi, trang web, bài trình
chiếu power point.
Bài viết về phương pháp dạy học được đăng trên trang web trường Đại học Cần Thơ,
địa chỉ: www.ctu.edu.vn/colleges/tech/daotao/2006/thamkhao/PPGD%20moi.pdf, chúng tôi không
tìm được tên tác giả. Nhưng bài viết với nhiều nội dung lí luận và phương pháp dạy học giá trị, cụ thể
gồm 3 chương như sau [52]:
Chương 1 - Giúp sinh viên học
Chương 2 - Việc học với sinh viên là trung tâm
Chương 3 - Việc dạy học theo nhóm nhỏ
3.1. Dạy học theo nhóm nhỏ là gì ?
3.2. Việc quản lí nhóm
3.3. Nhiệm vụ của nhóm
3.4. Duy trì hoạt động của nhóm
3.5. Kế hoạch làm việc của PPDH theo nhóm nhỏ
3.6. Giới thiệu các phương tiện kích thích nhóm tham gia thảo luận
3.7. Các phương pháp kĩ thuật áp dụng cho việc thảo luận nhóm
3.8. Các khó khăn trong việc dạy học theo nhóm nhỏ
3.9. Đánh giá PPDH theo nhóm nhỏ
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm
nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức cho học sinh lớp 10 nâng cao qua chương nhóm oxi”
của học viên Phan Đồng Châu Thuỷ, Đại học Sư phạm Huế (2008) [36]
Luận văn đã đề ra một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho các dạng bài lên lớp thuộc
chương nhóm oxi, hóa học lớp 10 nâng cao:
- Dạng bài truyền thụ kiến thức mới có tổ chức hoạt động nhóm sử dụng bài tập, thí nghiệm biểu
diễn, phim thí nghiệm, hình ảnh.
- Dạng bài thực hành.
- Dạng bài luyện tập có tổ chức hoạt động nhóm sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan và bài
tập tự luận.
Thiết kế được 11 tiết giáo án hóa học 10 nâng cao theo phương pháp tổ chức hoạt động nhóm.
Thực nghiệm định lượng để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp học tập nhóm qua bài kiểm
tra 15 phút và 1 tiết.
Nhận xét:
Tác giả đã thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục của tổ chức hoạt động nhóm trong dạy
học hoá học. Đề tài nghiên cứu trên đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Các hình thức tổ chức
dạy học theo nhóm và nội dung hoạt động đã phát huy được tính tính cực, khả năng tư duy của HS.
Tuy nhiên, tác giả chủ yếu xây dựng hoạt động nhóm nhỏ trong thời gian ngắn (3-5 phút); chưa
chú trọng đến cách chia nhóm và rèn luyện các kĩ năng hoạt động cho HS. Phương án đánh giá kết quả
hoạt động nhóm còn chưa đánh giá được sự đóng góp của mỗi thành viên vào kết quả chung của nhóm.
Khoá luận tốt nghiệp “Thử nghiệm phương pháp hợp tác nhóm nhỏ và phương pháp đóng
vai trong dạy học môn hoá lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của HS” của sinh viên
Nguyễn Thị Khánh Chi (2007), trường Đại học Sư phạm TP. HCM. [14]
Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng được
+ 8 hình thức dạy học hợp tác nhóm nhỏ:
o Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
o Trả lời câu hỏi do GV trực tiếp đưa ra.
o Thực hành thí nghiệm theo nhóm.
o Mô tả thí nghiệm.
o Quan sát hình vẽ hay mô hình.
o Hỏi đáp giữa các nhóm.
o Cùng nhau nghiên cứu nội dung của bài học.
o Giải bài tập hoá học theo nhóm.
+ 12 kịch bản đóng vai.
+ 14 phiếu ghi bài và nhiều phiếu học tập cho các hoạt động nhóm.
+ Thiết kế được 16 giáo án thuộc chương trình hoá học lớp 10 nâng cao có vận dụng phương
pháp hợp tác nhóm nhỏ.
Khoá luận tốt nghiệp “Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm nhỏ kết hợp công nghệ thông
tin” của sinh viên Đoàn Ngọc Anh (2007), trường Đại học Sư phạm TP. HCM. [1]
Khoá luận đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động nhóm là:
- Những nội dung có thể cho HS thảo luận nhóm.
- Một số kinh nghiệm khi tổ chức thảo luận nhóm.
- Qui trình tiến hành hoạt động nhóm.
Tóm lại, hai khoá luận trên bước đầu tìm hiểu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học theo nhóm,
đúc kết được một số kinh nghiệm tổ chức nhóm hiệu quả. Tuy nhiên phần lí luận còn chưa đầy đủ, chi
tiết; phần thực nghiệm còn chưa đánh giá được tính hiệu quả về sự phát triển các kĩ năng hoạt động của
HS.
Kết luận:
Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, tổ chức hoạt động nhóm có ưu điểm nổi bật đáp ứng được mục
tiêu đổi mới PPDH và chất lượng đào tạo. Ưu điểm đó là rèn luyện các kĩ năng hoạt động cần thiết,
giúp người học mạnh dạn, tự tin hơn khi bảo vệ ý kiến của mình; trao đổi, chia sẻ nguồn thông tin,
kinh nghiệm làm việc; biết hợp tác và chung sống với cộng đồng ... Các bài báo, khoá luận và luận văn
trong những năm gần đây cho thấy sự quan tâm đặc biệt của giáo dục đối với tổ chức hoạt động nhóm
trong dạy học. Các đề tài đã xây dựng hệ thống nội dung hoạt động chi tiết phát huy được tính tích cực
trong tư duy của HS. Tuy nhiên, còn chưa chú trọng đến sự phát triển các kĩ năng hoạt động cho HS.
Vì vậy, tác giả quyết định xây dựng đề tài luận văn thạc sỹ theo hướng tổ chức hoạt động nhóm vừa
rèn khả năng tư duy, vừa phát huy được tiềm năng và trang bị những kĩ năng hoạt động quan trọng cho
HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS yêu thích môn học hơn.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
1.2.1. Những nét đặc trưng của đổi mới PPDH [13, tr.114], [39]
Với mục tiêu đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế
thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế
giới, đòi hỏi giáo dục nước nhà phải đào tạo nên những con người lao động có tính sáng tạo, thích ứng
với sự phát triển nhanh và đa dạng của xã hội.
Các PPDH truyền thống tuy đã khẳng định được những thành công nhất định, nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế. Phổ biến vẫn là thuyết trình, thiên về truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt, không đáp
ứng được các yêu cầu đã nêu. Do đó chúng ta phải đổi mới PPDH theo hướng dạy cách học, cách suy
nghĩ, dạy phương pháp tư duy. Cụ thể là:
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình nhận thức, vận dụng.
- Tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện, tìm hiểu, đặt và giải quyết vấn đề.
- Tăng cường trao đổi, thảo luận.
- Tạo điều kiện hợp tác trong nhóm.
- Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
- Tận dụng tri thức thực tế của học sinh để xây dựng kiến thức mới.
Như vậy đổi mới PPDH nói chung và PPDH hóa học nói riêng là một yêu cầu khách quan và là
một nhu cầu tất yếu của xã hội học tập.
1.2.2. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay [6, tr.7]
Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi
mới PPDH theo các hướng khác nhau. Sau đây là một số xu hướng cơ bản:
- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ
GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi, khám phá. Tạo điều kiện cho HS học
tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. Không chỉ dạy kiến
thức mà còn dạy cách học, trang bị cho HS phương pháp học tập, phương pháp tự học.
- Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
Chuyển từ lối học nặng về tiêu hoá kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
- Cá thể hoá việc dạy học.
- Tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin
học và công nghệ thông tin vào dạy học.
- Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến khích
việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức; sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp với
từng môn học.
- Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của HS, theo
cấp học, bậc học).
1.3. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học
1.3.1. Khái niệm nhóm và hoạt động nhóm
Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để thực hiện các mục tiêu
(chung và riêng) và thoả mãn các nhu cầu cá nhân.
Hoạt động nhóm trong dạy học (hay còn gọi là dạy học hợp tác) là một hình thức tổ chức dạy học
mà trong đó HS dưới sự h