Khi bắt đầu làm quen với môn Triết học các bạn sinh viên năm thứ nhất
thường rất lúng túng và cảm thấy môn Triết học thực sự rất khó hiểu . Với 1 số
lựơng kiến thức lớn với hơn 500 trang của giáo trình thì đó là 1 thử thách nếu chúng
ta không hiểu ngay từ đầu ý nghĩa của việc học môn Triết học nói chung và Triết hoc
Mác nói riêng
Đề tài này có nội dung tương đối tổng quát về cả 1 hệ thống Triết hoc Mác,
bắt đầu từ sự ra đời của triết học và quá trình xuất hiện những tư tưởng thời đại làm
sản sinh ra triết học chủ nghĩa Mac Le Nin . Sau đó tư duy biện chứng cộng với thế
giới quan duy vật làm cho triết học Mac trở thành một khoa học giải thích về thế giới
đặc biệt là trong xã hội và tư duy logic . Điều đó giúp cho chúng ta có thể nắm bắt
được hình thức nội dung muốn trình bày của giáo trình ngay từ những bước đầu tiên
.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3407 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Triết học Mác Lê Nin, thế giới quan, phương pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Triết học Mác Lê Nin , thế giới quan ,
phương pháp luận khoa học của hoạt
động nhận thức và thực tiễn
A. Đặt vấn đề
a.Lí do chọn đề tài
Khi bắt đầu làm quen với môn Triết học các bạn sinh viên năm thứ nhất
thường rất lúng túng và cảm thấy môn Triết học thực sự rất khó hiểu . Với 1 số
lựơng kiến thức lớn với hơn 500 trang của giáo trình thì đó là 1 thử thách nếu chúng
ta không hiểu ngay từ đầu ý nghĩa của việc học môn Triết học nói chung và Triết hoc
Mác nói riêng
Đề tài này có nội dung tương đối tổng quát về cả 1 hệ thống Triết hoc Mác,
bắt đầu từ sự ra đời của triết học và quá trình xuất hiện những tư tưởng thời đại làm
sản sinh ra triết học chủ nghĩa Mac Le Nin . Sau đó tư duy biện chứng cộng với thế
giới quan duy vật làm cho triết học Mac trở thành một khoa học giải thích về thế giới
đặc biệt là trong xã hội và tư duy logic . Điều đó giúp cho chúng ta có thể nắm bắt
được hình thức nội dung muốn trình bày của giáo trình ngay từ những bước đầu tiên
.
b.Mục đích và yêu cầu của đề tài
Vì đề tài mang tính chất dẫn phương hướng học môn Triết học tôi nghĩ cần
nêu rõ ràng các khái niệm tiêu biểu và tác dụng của từng phần được nói đến trong đề
tài .
Đề tài gồm 3 phần
- Triết học nói chung và Triết học Mác nói riêng
- Nguồn gốc và vai trò mang tính lịch sử của Triết học Mác
- Thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức
và thực tiễn .
B. Nội dung
I.Triết học nói chung và Triết học Mác nói riêng
Triết học là gì ? Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất mà cả tồn
tai (giới tự nhiên và xã hội)lẫn tư duy của con người , quá trình nhận thức đều phải
phục tùng . Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội , xét cho cùng bị
quy định bởi các quan hệ kinh tế của xã hội . Thuật ngữ “triết học“ bắt gặp làn dầu
tiên ở Pi-Ta-Go và Platon là người đầu tiên đã tách nó ra thành một khoa học riêng .
Triết học đã ra đời trong xã hội chiếm hưu nô lệ với tính cách 1 khoa học hợp nhất
toàn thể tri thức của con người về thế giới khách quan và về bản thân mình. Trong
tiến trình phát triển của thực tiễn sản xuất xã hội và của sự tích luỹ các tri thức khoa
học , đã diễn ra quá trình tách ra của các khoa học riêng biệt khỏi triết học và đồng
thời quá trình tách triết học thành 1 khoa học độc lập . Triết học với tính cách khoa
học nảy sinh do sự cần thiết phải xây dựng 1 quan điểm chung về thế giới , phải
nghiên cứu các nguyên lý chung và các quy luật của thế giới , do nhu cầu phải có
phương pháp tư duy hợp lý và có căn cứ đối với hiện thực , do nhu cầu phải có lozic
và lí luận nhận thức .
Vấn đề cơ bản của triết học với tính cách một khoa học đặc biệt – đó là vấn đề
quan hệ của tư duy đối với tồn tại , của ý thức đối với vật chất . Mọi hệ thống triết
học đều là giải quyết 1 cách cặn kẽ , cụ thể vấn đề này ngay dù cho “vấn đề cơ bản“
ở đây không được nêu lên trực tiếp . Cả sự phân cực của triết thành hai khuynh
hướng đối lập nhau , thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,cũng gắn liền
với điều đó ; nhị nguyên luận giữ vị trí trung gian giữa 2 khuynh hướng nói trên .
Cuộc đấu tranh giữa chủ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên qua toàn bộ
lịch sử triết học như là sợi chỉ chủ yếu , nó làm thành trong những động lực chính
của triết học . Cuộc đấu tranh này gắn chặt với sự phát triển của xã hội , với các
quyền lợi kinh tế , chính trị và tư tưởng của các giai cấp .Việc giải thích rõ thêm các
vấn đề riêng biệt của khoa học triết học , sự tách ra trong bản thân nó những mặt
khác nhau với tính cách những bộ phận tương đối độc lập và đôi khi rất khác nhau .
Các bộ phận đó là : bản thể luận , nhận thức luận , logic học , đạo đức học , mỹ học ,
tâm lý học , xã hội học và lịch sử triết học. Đồng thời do còn nhiều những tri thức cụ
thể nên triết học tìm cách thay thế các mối liên hệ và các tính quy luật còn chưa biết
hết của thế giới bằng những điều tưởng tượng ; do đó nó biến thành một khoa học
đặc biệt đứng trên tất cả các ngành khoa học khác , trở thành “ khoa học của các
khoa học” . Đối với giới tự nhiên , triết học này đóng vai triết học tự nhiên ; đối với
lịch sử nó đóng vai trò triết học của lịch sử . Triết học của HêGhen là một hệ thống
cuối cùng thuộc loại này . Song , cùng với sự phát triển và sự phân hoá của các tri
thức , mọi cơ sở của sự tồn tại của triết học với tư cách khoa học của các khoa học đã
biến mất . Sự hiểu biết sáng rõ về cái nhu cầu khoa học đã làm nảy sinh triết học với
tư cách là một tư cách đặc biệt , sự hiểu biết về địa vị và vai trò của triết học trong
thành phần của nền văn hoá tinh thần , và do đó , cả phạm vi các vấn đề của triết học
(đối tượng của triết học) đã đạt được lần đầu tiên trong chủ nghĩa Mác Lê nin .
Không thể có nhận thức lý luận về các hiện tượng của thế giới chung quanh nếu
không có 1 tư duy phát triển về mặt logic . Nhưng các phạm trù và quy luật logic , do
kết quả của sự phân công lao động đã hình thành trong lịch sử giữa các khoa học , lại
được chính triết học nghiên cứu . Triết học mác xít lê nin nít đã phát triển và đã thực
hiện triệt để nguyên lý duy vật trong việc quan niệm thế giới khách quan và tư duy ,
đã làm cho nó phong phú thêm bằng quan niệm biện chứng ,đã xây dựng logic biện
chứng. Khi xem xét các hình thức và các tính quy luật logic với tính cách là những
hình thức và tính quy luật phát triển của các quá trình tự nhiên và lịch sử xã hội đã
được toàn bộ thực tiễn của loài người nhận thức và khảo nghiệm , triết học mác xít
đã thủ tiêu sự phân biệt giữa bản thể luận , logic học và lý luận nhận thức . Sự thống
nhất giữa phép biện chứng , logic học và lý luận nhận thức là nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do đó lý luận triết học của chủ nghĩa Mác là cách giải
quyết duy vật biên chứng cặn kẽ cụ thể của vấn đề cơ bản của triết học . Ở đây , các
hình thức và các quy luật logic là những hình thức và các quy luật phổ biến được
phản ánh trong ý thức con người , của sự diễn biến bất kì quá trình tự nhiên và lịch
sử xã hội nào , là những trình độ tái hiện về mặt lý luận các đối tượng phù hợp với sự
phát triển hiện thực của chúng . Phát triển trên cơ sở một quan niệm như vậy về vai
trò đối tượng và những nhiệm vụ hiện thực trong sự phát triển của văn hoá loài
người , triết học đóng vai 1 công cụ hùng mạnh của nhận thức và hoạt động của con
người , đóng vai 1 nhân tố tích cực của của sự phát triển hơn nữa của nhận thức . Với
quan niệm như vậy về triết học , các bộ phận của nó – tâm lý học , luân lý học , mỹ
học- ngày càng biến thành các khoa học độc lập , chỉ được coi là triết học chẳng qua
vì truyền thống . Thực ra cái truyền thống này cũng có căn cứ , bởi vì các khoa học
vừa được nói đến đếu gắn liền nhiều nhất với các vấn đề triết học đặc thù , cụ thể là
với vấn đề quan hệ qua lại chủ thể và khách thể . Triết học góp phần vào sự phát
triển tự ý thức của con người , vào việc hiểu địa vị và vai trò của các phát minh khoa
học trong hệ thống phát triển chung của văn hoá nhân loại , do đó cung cấp 1 thước
tỷ lệ để đánh giá chúng và cho mối liên hệ giữa các khâu riêng lẻ của tri thức trong
tính thống nhất của thế giới quan . Những xu hướng phản triết học là cái vốn có
trong các lý luận tư sản hiện đại. Nó tuyên bố các vấn đề triết học là các vấn đề giả
hiệu , tìm cách thay thế sự phân tích triết học đối với sự phát triển của tri thức hiện
đại và của thực tiễn bằng sự phân tích ngôn ngữ của khoa học , tức là bằng sự phân
tích ngôn ngữ học - ngữ nghĩa học các hình thức bên ngoài của tư duy – ngôn ngữ
các hệ thống kí hiệu để biểu diễn tư tưởng v..v Do đó về thực chất triết học với tư
cách là 1 khoa học đã bị thủ tiêu . Vì vậy cho nên con đường duy nhất để phát triển
triết học với tính cách 1 khoa học riêng bệt vẫn là con đường của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, con đường tiếp tục những truyền thống ưu tú của triết học thế giới .
II.Nguồn gốc và vai trò mang tính lịch sử của Triết học Mác
Ở trên chúng ta cũng đã hiểu triết học là gì và trong lịch sử triết học , ở mỗi
giai đoạn lịch sử lại xuất hiện 1 dòng triết học mang tư tưởng của thời đại đó . Triết
học với khái niệm là 1 hình thái ý thức xã hội là môn khoa học nghiên cứu về các
nguyên lý chung nhất của sự vận động trong tư duy , xã hội và tự nhiên , như vậy thì
ở mỗi 1 giai đoạn , những phát hiện của con người cùng với nó là phê phán cái cũ
những cái ko phù hợp với trình độ nhận thức của con người đồng thời phát triển cái
mới đã dẫn đến sự thay thế những quan niệm trong thế giới quan của các trường phái
triết học trong lịch sử .
Sở dĩ chúng ta ca ngợi và đề cập nhiều đến triết học Mác vì sự hoàn bị của nó
đem lại cho chúng ta 1 công cụ để giải thích thế giới , 1 phương pháp luận khoa học .
Còn với chúng ta , sinh viên của 1 trường đại học thuộc 1 quốc gia xa hội chủ nghĩa
vận dụng triết học Mác để vạch ra đường lối và phát triển đất nước lên CNXH , việc
học tập nghiên cứu Triết học là điều bắt buộc hiển nhiên
Có lẽ khi bắt đầu nghiên cứu 1 vấn đề nào đó ta luôn đặt câu hỏi vậy bản chất
của vấn đề đó là gì , bản chất của 1 vấn đề nằm ở nguồn gốc của nó và sự tồn tại của
nó trong thực tiễn .
1.Những tiền đề ra đời của triết học Mác Lê Nin
a) Tiền đề kinh tế và xã hội
Xã hội tư sản hiện đại, với những QHSX và trao đổi tư sản của nó , với
chế độ sở hưu tư sản đã từng tạo ra những TLSX hết sức mạnh mẽ như thế ,giờ đây
giống như 1 tay phù thuỷ đã không còn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên
… LLSX , mà xã hội sẵn có không giúp cho QHSX tư bản phát triển nữa ; trái lại nó
đã thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy , quan hệ sở hữu ấy lúc đó trở ngại cho
sự phát triển của LLSX ấy ; và mỗi khi LLSX xã hội bắt đầu khắc phục những trở
lực ấy thì nó lại đẩy toàn thể xã hội tư sản rơi vào tình trạng rối loạn và đe doạ sự tồn
tại của sở hưu tư sản . Những quan hệ tư sản đã trở thành quá chật hẹp , không đủ để
chứa những của cải được tạo ra trong lòng nó nữa. Giai cấp tư sản khắc phục nhưng
cuộc khủng hoảng ấy như thế nào? Một mặt bằng việc huỷ diệt 1 cách bắt buộc một
số lớn LLSX ; mặt khác , bằng việc chiếm những thị trường mới và bóc lột triệt để
hơn nữa những thị trường cũ . Như thế thì đi dến đâu ? Đi đến chỗ sửa soạn cho
những cuộc khủng hoảng phổ biến hơn và ghê gớm hơn và giả bớt những thủ đoạn
ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng ấy .
Những vú khí mà giai cấp tư sản đã dung để đánh đổ chế độ phong kiến
thì ngày nay quay lại đập vào ngay giai cấp tư sản . Nhưng giai cấp tư sản không
những đã rèn vũ khí sẽ giết mình ; nó còn sinh ra những người sử dụng vũ khí ấy ,
những công nhân hiện đại , những người vô sản .
Cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản , thì giai cấp vô sản , giai cấp
công nhân hiện đại cũng phát triển , học chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được
việc làm , và chỉ kiếm được việc làm nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản.
Những công nhân ấy buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một , họ là 1 món
hàng hoá , tứ là 1 món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác ; vì thế họ phải
chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh , mọi sự lên xuống của thị trường ……
Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau . Cuộc đấu
tranh của họ chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc họ mới ra đời.
Nhưng sự phát triển của công nghiệp không những đã làm tăng thêm số
người vô sản , mà còn tập hợp họ lại thành những khối quần chúng lớn hơn; lực
lượng của những người vô sản tăng thêm và họ giác ngộ về lực lượng của mình hơn .
Máy móc càng xoá bỏ mọi sự khác nhau trong lao động và càng rút tiền công hầu
khắp mọi nơi xuống một mức thấp ngang nhau , thì lợ ích , điều kiện sinh hoạt của
những người vô sản càng dần dần bằng nhau . Vì bọn tư sản ngày càng cạnh tranh
với nhau hơn , và vì khủng hoảng thương mại do sự cạnh tranh ấy sinh ra , cho nên
tiền công ngày càng trở nên bấp bênh: việc cải tiến máy móc không ngừng và ngày
càng nhanh chóng hơn làm cho tình cảnh của người công nhân ngày càng bấp bênh ,
những xung đột cá nhân giữa công nhân và tư sản ngày càng có thêm tính chất xung
đột giữa hai giai cấp . Công nhân bắt đầu liên hợp lại chống bọn tư sản để bảo vệ tiền
công của mình . Thậm chí họ đi tới chỗ lập thành những đoàn thể thường xuyên để
chuẩn bị trước cho những cuộc xung đột bất thần xảy ra. Đây đó , đấu tranh nổ thành
bạo động . ………………
Khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hoá cả 1 xã hội , tức
là người ta chỉ nêu ra sự thật sau đây : trong lòng xã hội cũ , đã hình thành những
yếu tố của 1 xã hội mới và sự tan rã của những tư tưởng cũ đi đôi với sự tan rã của
những điều kiện sinh hoạt cũ
b)Tiền đề khoa học tự nhiên
Trong suốt thời kì lâu dài từ ĐêCactơ đến HêGhen và từ Hỗ Xơ đén
PhơBach cái thúc đẩy các nhà triết học tiến lên, hoàn toàn không phải chỉ riêng sức
mạnh của tư duy thuần tuý , như họ tưởng tượng . Trái lại , cái thật ra đã thúc đẩy họ
tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ , ngày càng nhanh chóng và ngày càng
mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp . Ở những người duy vật chủ
nghĩa , thì điều đó hiện ra rõ ràng ngay từ đầu.
Siêu hình học cũ cho rằng các sự vật được cấu tạo một lần là song , siêu
hình học đó là sản phẩm của một thứ khoa học tự nhiên nghiên cứu những vật vô
sinh và những vật hữu sinh của tự nhiên như là những vật cấu tạo một lần là xong
.Nhưng khi chuyển sang nghien cứu có hệ thống những biến đổi của những sự vật đó
ở ngay trong tự nhiên , thì lúc đó ở ngay trong lãnh vực triết học giờ cáo chung của
siêu hình học cũ cũng đã điểm . Và thực vậy nếu như , đến cuối thế kỉ trước khoa
học tự nhiên chủ yếu là một môn khoa học sưu tạp tài liệu , một môn khoa học các
sự vật nhất thành bất biến thì ở trong thế kỉ của chúng ta , khoa học tự nhiên thực
chất đã trở thành 1 khoa học chỉnh lý tài liệu , khoa học về các quá trình , về sự phát
sinh và sự phát triển của các sự vật đó và về mối liên hệ kết hợp quá trình đó của tự
nhiên thành một chỉnh thể lớn . Sinh lý học nghiên cứu các quá trình trong cơ thể
thực vật và động vật ; bào thai học nghiên cứu sự phát triển của từng cơ thể một , từ
trạng thái mầm mống đến khi trưởng thành , và địa chất học nghiên cứu sự hình
thành dần dần của mặt đất , tất cả các khoa học đó là con đẻ của thế kỷ chúng ta .
Sự nhận thức về mối liên hệ lẫn nhau của các quá trình diễn ra trong tự
nhiên đã tiến lên 1 cách rất nhanh chóng , đặc biệt là nhờ vào 3 phát hiện vĩ đại sau
đây :
-Thứ nhất là nhờ phát hiện ra tế bào coi như là một đơn vị mà từ đó toàn
bộ cơ thể của thực vật và động vật phát triển lên bằng cách tăng bội thêm và phân
hoá . Sự phát hiện đó không chỉ làm cho chúng ta tin chắc rằng sự phát triển và
trưởng thành của tất cả các cơ thể đều tiến hành theo 1 quy luật phổ biến duy nhất ,
mà nó còn chỉ rõ năng lực biến hoá của tế bào, do đó cũng chỉ ra con đường dẫn tới
những biến hoá về chủng của các cơ thể .
- Thứ hai là nhờ phát hiện ra sự chuyển hoá của năng lượng , nó chỉ cho
chúng ta thấy rằng tất cả những cái gọi là lực hoạt động trước hết có trong tự nhiên
vô cơ, lực cơ giới, thế năng , nhiệt phóng xạ(ánh sáng và xạ nhiệt), điện từ , năng
lượng hoá học; là những hình thức biểu hiện khác nhau của 1 sự vận động phổ biến
chuyển từ cái nọ sang cái kia theo những quan hệ nhất định về số lượng , thành ra
khi một số lượng nào đó của 1 hình thức khác xuất hiện và như vậy toàn bộ sự vận
động ở trong tự nhiên quay lại thành 1 quá trình chuyển hoá không ngừng từ một
hình thức này sang 1 hình thức khác.
- Cuối cùng , thứ ba là nhờ sự chứng minh có mạch lạc do Đác-uyn là
người đầu tiên đề ra,.Theo sự chứng minh đó thì tất cả những cơ thể hiện nay đang
bao quanh ta , kể cả con người , đều sinh ra do kết quả của một quá trình phát triển
lâu dài từ một số nhỏ mầm mống đơn bào lúc đầu mà những mầm mống này thì lại
hình thành từ một chất nguyên sinh .
Nhờ 3 phát hiện vĩ đại đó và nhờ những thành tựu lớna lao khác của khoa
học tự nhiên, mà ngày nay chúng ta có thể vạch ra trong những nét chung và toàn bộ,
không những mối liên hệ giữa các quá trình của tự nhiên trong các lĩnh vực riêng
biệt , mà cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực riêng biệt ấy. Do đó , có thể trình bày một
bức tranh tổng quát về toàn bộ tự nhiên coi như 1 chỉnh thể cố kết , dưới một hình
thức khá có hệ thống, bằng cá tài liệu do chính các khoa học tự nhiên thực nghiệm đã
cung cấp cho.
c) Tiền đề lý luận xã hội
Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chứng tỏ rất rõ rệt rằngchủ
nghĩa Mác không có gì là giống “ chủ nghĩa bè phái” , hiểu theo nghĩa 1 học thuyết
bo bo chỉ biết có mình và cứng nhắc, nảy sinh , ở ngoài con đường phát triển của
văn minh thế giới . Trái lại thiên tài của Mấc ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề
mà nhân loại tiên tiến đã nêu ra. Học thuết của ông ra đời là thừa kế thẳng và trực
tiếp học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong khoa kinh tế
chính trị và trong chủ nghĩa xã hội.
Học thuyết Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác .
Nó là một học thuyết cân đối và hoàn bị: nó cho mọi người một thế giới quan có
mạch lạc chặt chẽ , không thoả hiệp với bất cứ một sự mê tín nào , một hành vi phản
động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản . Nó là thừa kế chính đáng
của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ 19: triết học Đức
, chính trị kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp.
III. Thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hoạt động nhận
thức và thực tiễn
Chủ nghĩa duy nhật biện chứng là thế giới quan của Đảng Mác- LêNin.
Gọi là duy vật biện chứng vì cách nó nhìn nhận những hiện tượng tự nhiên , phương
pháp nó nghiên cứu cứu những hiện tượng tự nhiên và phương pháp nó nhận thức
những hiện tượng đó là biện chứng còn cách nó giải thích những hiện tượng tự nhiên
, quan niệm của nó về những hiện tượng tự nhiên , lý luận của nó là duy vật…
Vậy thì biện chứng là gì và TGQ duy vật là gì ?
Phép biện chứng duy vật không hề hư cấu hay huyền bí, trái lại đó là khoa
học về nhận thức của chúng ta nhằm không chỉ đề cập tới những vấn đề thường ngày
trong cuộc sống mà còn cố gắng đạt tới những hiểu biết về cả những quá trình phức
tạp. Quan hệ giữa phép biện chứng và logíc hình thức giống như quan hệ giữa toán
học cao cấp và toán học sơ cấp.
Tôi sẽ cố gắng phác hoạ nội dung của vấn đề một cách ngắn gọn và súc tích.
Logíc của Aristot về phép tam đoạn luận đơn giản bắt nguồn từ định đề cho rằng 'A'
bằng 'A'. Định đề này đã được chấp nhận như một tiền đề cho vô số hoạt động thực
tiễn của con người và cho những khái quát hoá cơ bản. Thế nhưng trong thực tế 'A'
không bằng 'A'. Điều này có thể dễ dàng được chứng minh nếu chúng ta quan sát hai
chữ cái này dưới kính hiển vi - chúng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, có người sẽ
phản đối, vấn đề không phải là kích thước hay hình dạng của các chữ cái, bởi vì
chúng chỉ là những ký hiệu cho những lượng bằng nhau, chẳng hạn, một cân đường.
Thực chất một cân đường không bao giờ bằng một cân đường – một chiếc cân chính
xác hơn sẽ luôn chỉ ra sự khác biệt giữa chúng. Có người sẽ lại phản đối: nhưng một
cân đường phải bằng chính nó. Điều này cũng lại không đúng – Tất cả sự vật đều
không ngừng biến đổi về kích thước, trọng lượng, màu sắc v.v. Chúng không bao giờ
bằng chính bản thân nó. Người nguỵ biện sẽ đáp lại rằng một cân đường phải bằng
chính bản thân nó tại một 'thời điểm' nhất định.
Ngoài những giá trị thực tiễn cực kỳ mơ hồ của 'tiền đề' này, nó cũng không
chịu đựng nổi những phê phán về mặt lý thuyết. Chúng ta thực sự hiểu từ 'thời điểm'
như thế nào? Nếu đó là một khoảng thời gian vô cùng nhỏ, vậy thì một cân đường
thuộc về quá trình của 'thời điểm đó' tất yếu phải biến đổi. Hay có phải 'thời điểm'
chỉ là một sự trừu tượng thuần tuý toán học, nghĩa là, một điểm không thời gian? Thế
n