Với những nghệ sĩ đích thực, công chúng thường biết đến họ thông qua tác
phẩm. Và với những loại hình nghệ thuật đỉnh cao mà giá trị của nó vượt ra khỏi
ranh giới của mỗi nền văn hóa để đạt tới giá trị nhân loại thì việc tiếp cận với quá
trình sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ còn khó khăn hơn. Song, cuộc đời và sự
nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988) lại được công chúng biết tới nhiều
hơn thế. Kết quả đó dựa vào hoạt động không ngừng nghỉ của gia đình nghệ sĩ,
mà trực tiếp là con trai ông, họa sĩ Bùi Thanh Phương và các nhà sưu tập, tiêu
biểu là Trần Hậu Tuấn để đưa tên tuổi Bùi Xuân Phái đến gần hơn với người Việt
Nam và thế giới. Trong quá trình đó, những tài liệu lưu trữ về cá nhân họa sĩ Bùi
Xuân Phái trong rất nhiều tài liệu mà gia đình họa sĩ và các cá nhân khác đang
lưu giữ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu về khối
tài liệu đó cũng như việc lưu giữ, sử dụng chúng của gia đình họa sĩ và nhà sưu
tập Trần Hậu Tuấn như một trường hợp điển hình của sự kết hợp giữa lưu trữ gia
đình và sưu tập tư nhân. Qua đó, tác giả cũng nhấn mạnh tới giá trị của từng
nhóm tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của một cá nhân tiêu
biểu và bước đầu diễn giải nguyên nhân giúp gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái trở
thành một đại diện xuất sắc trong việc gìn giữ và công bố các di sản có ý nghĩa
Quốc gia.
11 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lưu giữ và công bố tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LƯU GIỮ VÀ CÔNG BỐ TÀI LIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
CỦA HỌA SĨ BÙI XUÂN PHÁI
Phạm Thị Diệu Linh
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Với những nghệ sĩ đích thực, công chúng thường biết đến họ thông qua tác
phẩm. Và với những loại hình nghệ thuật đỉnh cao mà giá trị của nó vượt ra khỏi
ranh giới của mỗi nền văn hóa để đạt tới giá trị nhân loại thì việc tiếp cận với quá
trình sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ còn khó khăn hơn. Song, cuộc đời và sự
nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988) lại được công chúng biết tới nhiều
hơn thế. Kết quả đó dựa vào hoạt động không ngừng nghỉ của gia đình nghệ sĩ,
mà trực tiếp là con trai ông, họa sĩ Bùi Thanh Phương và các nhà sưu tập, tiêu
biểu là Trần Hậu Tuấn để đưa tên tuổi Bùi Xuân Phái đến gần hơn với người Việt
Nam và thế giới. Trong quá trình đó, những tài liệu lưu trữ về cá nhân họa sĩ Bùi
Xuân Phái trong rất nhiều tài liệu mà gia đình họa sĩ và các cá nhân khác đang
lưu giữ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu về khối
tài liệu đó cũng như việc lưu giữ, sử dụng chúng của gia đình họa sĩ và nhà sưu
tập Trần Hậu Tuấn như một trường hợp điển hình của sự kết hợp giữa lưu trữ gia
đình và sưu tập tư nhân. Qua đó, tác giả cũng nhấn mạnh tới giá trị của từng
nhóm tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của một cá nhân tiêu
biểu và bước đầu diễn giải nguyên nhân giúp gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái trở
thành một đại diện xuất sắc trong việc gìn giữ và công bố các di sản có ý nghĩa
Quốc gia.
Với mục tiêu đó, bài viết sẽ tập trung vào 2 nội dung chính:
- Giới thiệu khối tài liệu về cá nhân họa sĩ Bùi Xuân Phái
- Quá trình gia đình họa sĩ và nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn sưu
tầm, lưu giữ và công bố, giới thiệu khối tài liệu về cá nhân Bùi Xuân Phái
1. Từ một nguồn di sản vô giá
Nếu không có Bùi Xuân Phái thì “sẽ có một khoảng trống lớn không bù
đắp được trong tâm tưởng và hình hài Hà Nội, ở Việt Nam và ở mọi chân trời”.
Đó là nhận định của nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân khi phát biểu tại triển
lãm nghệ thuật năm 1992 về vị trí của Bùi Xuân Phái trong nền hội họa Việt
Nam. Sự đồng thuận của các nhà phê bình và công chúng trong và ngoài nước
2
với nhận định trên chứng tỏ họa sĩ Bùi Xuân Phái đã trở thành một cá nhân tiêu
biểu của quốc gia trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.
Trong hơn 53 năm hoạt động nghệ thuật1, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã để lại
khối lượng di sản đồ sộ, bao gồm các tác phẩm nhiều thể loại và các ghi chép có
tính suy lý về nghề thuật, chứa đựng tư tưởng lớn trong cách diễn đạt bình dị về
cái đẹp và tư chất làm nghệ thuật của người nghệ sĩ. Các di sản của họa sĩ Bùi
Xuân Phái gồm có:
1.1. Các tác phẩm hội họa
Tranh của Bùi Xuân Phái,
với tên gọi ngắn gọn và giản
dị hơn là Tranh Phái gồm
trên 500 tác phẩm sơn dầu
và bột màu2 ở nhiều chủ đề
khác nhau, tập trung vào hai
chủ đề lớn là Phố cổ Hà Nội
và Chèo. Do tính đặc thù
của nghệ thuật, ngoài chức
năng quan trọng nhất là biểu
hiện của trí tuệ và cảm xúc
cá nhân cũng như tinh hoa
Phố cổ Hà Nội, vẽ năm 1983
của văn hóa, một tác phẩm hội họa còn có thể trở thành quà tặng, sản phẩm trao
đổi hoặc mua bán. Vì thế, phần lớn các tác phẩm của Bùi Xuân Phái hiện nay
đang thuộc sở hữu của một trong những nhà sưu tập lớn nhất Việt Nam là Trần
Hậu Tuấn. Số tranh còn lại do gia đình họa sĩ và nhiều cá nhân sưu tập tranh khác
ở nhiều quốc gia trên thế giới lưu giữ.
Tranh Phái thể hiện nhiều chủ đề khác nhau, gắn liền với cuộc sống và tâm
tư của họa sĩ, đáng kể nhất là 3:
- Chân dung và tự họa
- Phong cảnh miền núi, nông thôn và các vùng miền khác ở Việt Nam
- Khỏa thân
- Phố cổ Hà Nội
1 Từ năm 1935 – 1940, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã vẽ nhiều tranh vui và minh hoạt cho một số báo tại Hà Nội như
báo “Phong Hoá”, báo “Ngày nay”, Theo niên biểu nghệ thuật Bùi Xuân Phái, Bùi Xuân Phái – con đường hội
họa, NXB Mỹ Thuật, Hà Nội, 2008.
2 Không bao gồm các bức phác thảo, hình họa và nghiên cứu.
3 Phân loại dựa theo giới thiệu tác phẩm Bùi Xuân Phái của Bùi Thanh Phương và Trần Hậu Tuấn trong cuốn Bùi
Xuân Phái – con đường hội họa, đã dẫn.
3
- Sân khấu chèo
- Dân quân miền biển Thanh Hoá
- Trừu tượng
- Tĩnh vật
- Họa theo ý thơ Hồ Xuân Hương
.
Trong các chủ đề đó, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã khẳng định được vị trí số
một Việt Nam và thế giới với hai chủ đề quan trọng là: Phố cổ Hà Nội và Sân
khấu chèo. Phần lớn công chúng Việt Nam biết tới Bùi Xuân Phái qua các tác
phẩm về phố cổ Hà Nội và gọi ông với danh hiệu là Vua Phố Cổ. Theo sự đánh
giá của các nhà phê bình, Bùi Xuân Phái được coi là người “phát hiện ra nó” –
“phố cổ Hà Nội vô cùng hội họa”(Thái Bá Vân, 1992).
Xét từ góc độ văn hóa và lịch sử, các tác phẩm hội họa của Bùi Xuân Phái
hàm chứa các giá trị lớn:
- Ghi lại dấu ấn của lịch sử qua lăng kính hội họa:
Ô quan chưởng, vẽ năm 1962
Bùi Xuân Phái là một nhân
chứng của lịch sử Hà Nội và
nhiều vùng đất khác của Việt
Nam qua nhiều thời kỳ, từ
kháng chiến chống Pháp đến
sau giải phóng, thống nhất Tổ
Quốc năm 1975. Ông ghi lại
ký ức đó bằng màu sắc và
hình khối. Hà Nội và Việt
Nam xuất hiện trong tranh
Bùi Xuân Phái với nét hoài cổ và những đường nét mà thời gian dường như đã
xóa nhòa dần hiện thực của nó. Các bức vẽ của Bùi Xuân Phái tuy không theo
khuynh hướng tả thực nhưng lại là sự kết hợp hài hòa giữ cảm xúc và ấn tượng
của họa sĩ với những chi tiết đặc trưng của đối tượng trong thực tế. Hoạ sĩ vẽ các
đối tượng của mình không chỉ bằng cảm xúc, bằng kỹ thuật mà bằng tổng thể ý
niệm về đối tượng ấy. “Hình ảnh Hà Nội ngàn năm trôi chảy trong tâm tưởng
anh (tức họa sĩ Bùi Xuân Phái) như dòng nước không bờ, đâu cũng là chuyển
động, đâu cũng đẹp, cũng khác, cũng là ảo giác, mà đâu cũng là chính nó”4. Vì
thế, tranh Phái là dấu ấn rõ rệt của đất nước trong những thời kỳ khác nhau của
4 Thái Bá Vân, trích lại trong Bùi Xuân Phái – Hội họa của tâm cảm Việt, NXB Mỹ Thuật, 2011.
4
lịch sử, đồng thời là dấu ấn của tình yêu Tổ quốc trước hiện thực khách quan. Ở
góc độ đó, tranh của Bùi Xuân Phái có thể trở thành nguồn sử liệu đáng tin
cậy nếu được phê phán và phân tích thông tin tốt.
- Sự hội tụ của nhiều nền văn hóa: Các chủ đề trong tranh của Bùi Xuân
Phái đều có mối liên hệ rõ rệt với văn hóa, con người và thiên nhiên Việt Nam.
Song, việc thể hiện các chủ đề ấy bằng bút pháp của hội họa châu Âu đã chứng tỏ
tính phức hợp của nhiều nền văn hóa trong tác phẩm và công việc của một nghệ
sĩ. Một trong những ví dụ tiêu biểu của sự phức hợp này là Chủ nghĩa nhân văn
(humanism) trong tranh Bùi Xuân Phái.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, suốt thời kỳ dài dưới sự đô hộ và phụ thuộc
Trung Quốc, nhiều giá trị của văn hóa Việt bị che phủ và đè nén bởi Nho giáo
phong kiến. Mặc dù văn hóa phương Tây đưa đến những giá trị mới nhưng con
người vẫn chưa được tôn trọng bởi chế độ thuộc địa của chính quyền Pháp, sau
đó là Mỹ. Ở bối cảnh những năm 1957 – 1963, Việt Nam đang trong giai đoạn
chiến tranh khốc liệt, các giá trị văn hóa và con người bị khủng hoảng gay gắt,
thay vào đó là những giá trị nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc. Lúc đó, sự
ra đời của tranh Nude là một biểu hiện rõ rệt của việc đề cao con người với sự
ảnh hưởng của Chủ nghĩa nhân văn xuất hiện tại Châu Âu thời kỳ phục hưng.
Tuy nhiên, những trạng thái cảm xúc điển hình của phụ nữ châu Á, không mang
tính thần thoại hay lý tưởng hóa lại biểu hiện tính nhân văn Á Đông, hàm chứa sự
thương cảm của họa sĩ với nhân vật.
Trừ những bức chân dung của những nhân vật cụ
thể, hầu hết con người trong tranh của Bùi Xuân Phái
không có nét mặt rõ ràng, không có tên tuổi hay thông
tin để xác định thân nhân của họ5. Tuy vậy, các nhân vật
này đều đang chuyển động trong tranh của Bùi Xuân
Phái, như là thật, lại như là không. Hầu như các nhân
vật trong tranh Phái đều đang ở một trong những tư thế
của đời thường, không tạo dáng kiểu cách, không tỏ ý
kiêu sa. Họ là họ trong chính cái đẹp thuần túy, mang
tính bản thể và hồn nhiên. Nói cách khác, con người
Nude, vẽ năm 1985, tư liệu
gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái
5 Trong một ký họa phụ nữ khỏa thân, ông ghi chú: “mẫu của trường Mỹ Thuật”. Là giảng viên của Trường Đại
học Mỹ Thuật Hà Nội, Bùi Xuân Phái có điều kiện để thực hiện chủ đề này. Theo cuốn: Bùi Xuân Phái - Con
đường hội họa, trang 44, đã dẫn.
5
trong tranh Bùi Xuân Phái là con người hồn nhiên, mang vẻ đẹp hồn nhiên thuần
khiết. Vì lẽ đó, tính nhân văn trong tranh Phái thể hiện rõ rệt ở chỗ: ông tôn vinh
vẻ đẹp tự nhiên của con người, tôn vinh chính cái bản ngã, cái tự nhiên như con
người quý trọng hơi thở. Với tất cả sự tinh túy đó, tác phẩm của Bùi Xuân Phái
hàm chứa những giá trị của nhân loại.
1.2. Các ghi chép cá nhân
“Quyển này tôi viết trong những lúc không vẽ, nghỉ vẽ. Tôi nghĩ rằng
không phải cứ hùng hục vẽ là tốt mà còn phải năng suy nghĩ đến nghệ thuật, đến
con đường tuy có nhiều khó khăn nhưng đẹp đẽ”. Đó là đoạn trích ở trang đầu
tiên từ một trong những cuốn sổ ghi chép của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Ngòai các
tác phẩm, Bùi Xuân Phái để lại cho hậu thế một di sản lớn: “tâm tư nghệ thuật”6
của một “tài năng lớn”7. Trong những năm từ 1958 đến 1974, họa sĩ Bùi Xuân
Phái đã ghi lại những suy nghĩ, trăn trở của chính mình về nghệ thuật trên 05
cuốn sổ tay và 14 quyển lịch tay. Từ năm 1975 đến khi mất (24/6/1988), ông tiếp
tục viết trên 13 cuốn lịch tay và nhiều mẩu giấy, vỏ bao thuốc, lề bức tranh,... Tất
cả những ghi chép này đã được gia đình ông gìn giữ một cách cẩn thận hơn 20
năm qua.
Tuy không được trình bày như một hệ thống lý luận, nhưng những ghi
chép của Bùi Xuân Phái lại cho thấy một tư tưởng xuyên suốt của ông về nghệ
thuật hiện đại nói chung và công việc của người họa sĩ. Đặt trong thời kỳ họa sĩ
còn sống, khi việc thiết lập các diễn đàn trao đổi công khai và thẳng thắn về văn
hóa và nghệ thuật còn rất khó khăn thì những ghi chép này là một cách để nghệ sĩ
bày tỏ những suy tư của mình. Song song với các kiệt tác hội họa, những ghi
chép này tựa như những tuyên ngôn (statement) nghệ thuật của hoạ sĩ, chứng tỏ
tầm tư duy và trí tuệ nghệ thuật của tác giả - thứ mà Trường Mỹ thuật Đông
Dương không giảng dạy8. Bùi Xuân Phái quan niệm một trong những công việc
của người hoạ sĩ là phải tạo được phong cách riêng. “Phong cách là một sự chân
thành. Người thế nào thì phong cách thế ấy. Vì vậy bắt chước một phong cách
nào đó thì dở”9. Ông coi trọng tính sáng tạo và sự phát hiện trong tư duy sáng
tác. Người nghệ sĩ phải là người biết phát hiện ra cái đẹp. Và “cái đẹp mới không
phải là sự quen thuộc nữa, nó sẽ đòi hỏi một sự bỡ ngỡ. Trước lạ sau quen dần
6 Từ dùng của Bùi Thanh Phương và Trần Hậu Tuấn khi tái bản lần 2 những ghi chép của Bùi Xuân Phái.
7 Từ dùng của nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân trong bài viết đọc tại đám tang họa sĩ Bùi Xuân Phái có tiêu
đề “Vắng đi một ký ức” (farewell to a perception), tháng 7 năm 1988.
8 Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái là sinh viên khóa XV Trường Mỹ thuật Đông Dương. Thời gian đó, Trường này chủ yếu
đào tạo về kỹ thuật vẽ, chưa chú trọng đào tạo tư duy sáng tác.
9 Họa sĩ Bùi Xuân Phái viết năm 1972, tư liệu gia đình họa sĩ.
6
dần thấy đẹp. Cái đẹp tồn tại được có lẽ lúc nào nó cũng mới”10. Vì những ghi
chép này mang tính cá nhân nên ngôn từ trong đó dung dị, dễ hiểu nhưng ẩn chứa
sự suy tưởng sâu xa. Những tâm tư ấy, vừa có giá trị tư tưởng giúp giải mã nhiều
ẩn ý trong tranh Bùi Xuân Phái, vừa thể hiện năng lực bậc thầy của hoạ sĩ theo
đúng nghĩa đen của từ này về phương diện tư duy sáng tác. Vì thế, xét ở góc độ
lịch sử, những ghi chép của Bùi Xuân Phái là một bằng chứng chân thực của
trí tuệ Việt Nam.
1.3. Hệ thống tư liệu sáng tác
Ký họa nhạc sĩ Văn Cao
Để tạo nên những kiệt tác của mình,
họa sĩ Bùi Xuân Phái phải xây dựng
một hệ thống tư liệu đầy đủ và phong
phú. Hệ thống tư liệu này chủ yếu là
các bức ký họa và phác thảo11. Thông
thường, cũng như nhiều họa sĩ thời kỳ
đó, trước khi vẽ một tác phẩm với sự
cân nhắc đầy đủ về chất liệu, kích
thước, chủ đề,, họa sĩ Bùi Xuân Phái
thường vẽ nhiều bức ký hoạ về các
trạng thái khác nhau của đối tượng.
Việc vẽ phác thảo chủ yếu được thực
hiện khi họa sĩ muốn tạo ra các bản vẽ
minh họa khác nhau cho một chủ đề,
sau đó lựa chọn một bản vẽ ưng ý nhất.
Phần lớn các bản ký họa đều thể hiện chân dung con người ở những
khoảnh khắc khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau, khiến người xem liên
tưởng đến những câu chuyện gần gũi với cuộc sống. Với những bản ký họa này,
họa sĩ Bùi Xuân Phái thể hiện trực cảm tinh tế của mình đối với những chiều
cạnh và tình huống khác nhau của cuộc sống. Thông qua các bản ký họa này,
người xem dễ nhận ra hình ảnh cuộc sống đầy đủ hơn, sinh động hơn trong tâm
tưởng của Bùi Xuân Phái. Các bản ký họa của Bùi Xuân Phái tưởng như đơn
giản, song lại cho thấy sự phóng khoáng trong bút pháp, đồng thời thể hiện một
10 Ghi chép của Bùi Xuân Phái, tư liệu của gia đình họa sĩ.
11 Năm 2008, để kỷ niệm 20 năm ngày mất của họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhiều hoạt động đã được thực hiện, đáng
chú ý là các triển lãm tác phẩm của họa sĩ. Tháng 3 năm 2008, triển lãm tại Trung tâm văn hóa Hàn Quốc đã giới
thiệu hơn 60 tác phẩm của Bùi Xuân Phái do nhà sưu tập Nguyễn Mạnh Phúc sưu tầm với chủ đề chính là các bức
ký họa chân dung và minh họa báo chí. Vì nhiều lý do khác nhau, các bức ký họa và phác thảo của Bùi Xuân Phái
đang do nhiều cá nhân sở hữu.
7
Bùi Xuân Phái gần gũi và hồn hậu hơn nữa giữa người họa sĩ tài hoa với nhiều số
phận khác nhau. Có thể nói, các bản ký họa và bản vẽ phác thảo được xây dựng
khá hệ thống. Với một chủ đề minh họa, Bùi Xuân Phái vẽ nhiều bản phác thảo
khác nhau. Thông qua các bản ký họa và phác thảo, người xem có thể nhận thấy
những câu chuyện của cuộc sống được mô tả sinh động bằng hình vẽ qua góc
nhìn của một tâm hồn nhạy cảm.
Hiện nay, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau trong việc đánh giá giá trị
nghệ thuật của các tư liệu này nhưng chúng vẫn có ý nghĩa to lớn trong việc phản
ảnh quá trình sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ. Và với ý nghĩa đó, các tư liệu sáng
tác là phần bổ trợ rất quan trọng đối với việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp
của Bùi Xuân Phái một cách có hệ thống.
2. Đến những sản phẩm tiếp cận công chúng
Trong lần trả phỏng vấn ngày 16.10.2012 của tác giả, họa sĩ Bùi Thanh
Phương12 thổ lộ: “Để giúp khán giả hiểu được chân dung của nghệ sĩ thì không
có cách gì tốt hơn là xuất bản những cuốn sách”. Trần Hậu Tuấn13 và Bùi Thanh
Phương đồng thuận về quan điểm đó và biến ý tưởng này trở thành hiện thực.
Để từng bước công bố và xây dựng chân
dung Bùi Xuân Phái trong tâm trí công chúng,
Trần Hậu Tuấn và Bùi Thanh Phương đã tiến
hành biên tập toàn bộ những tư liệu của gia đình
đang lưu giữ, bao gồm gần 200 bức ảnh, các bản
ghi chép, các tư liệu sáng tác, . Cùng với đó,
Trần Hậu Tuấn đã thực hiện nhiều cuộc truy tìm
để mua lại nhiều tác phẩm của Bùi Xuân Phái từ
nhiều quốc gia và trở thành một trong những
nhà sưu tập lớn nhất Việt Nam. Trong đánh giá
của Bùi Thanh Phương, Trần Hậu Tuấn là người
có công đầu trong việc sưu tầm tác phẩm và tư
liệu về Bùi Xuân Phái.
Bùi Xuân Phái, ảnh chụp năm 1942,
tư liệu gia đình họa sĩ
12 Họa sĩ Bùi Thanh Phương là con trai thứ hai của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Trong thời gian họa sĩ Bùi Xuân Phái
còn sống, hoại sĩ Bùi Thanh Phương là học trò, là bạn và là quản lý của ôngi. Sau khi Bùi Xuân Phái mất, Bùi
Thanh Phương tiếp tục quản lý những tài sản còn lại của cố họa sĩ.
13 Là bạn học của Bùi Thanh Phương, Trần Hậu Tuấn có cơ hội kề cận với Bùi Xuân Phái trong thời gian dài và
chịu ảnh hưởng của ông về nhiều khía cạnh trong quan điểm sống, quan điểm thẩm mỹ,
8
Việc công bố các tác phẩm và tư liệu về Bùi Xuân Phái được thực hiện
trong nhiều năm thông qua nhiều hình thức, cụ thể là:
2.1. Triển lãm tác phẩm của Bùi Xuân Phái
Từ năm 1992, gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái và Trần Hậu Tuấn đã thực
hiện chương trình “Bùi Xuân Phái – Tác phẩm chưa trưng bày” gồm chuỗi các
triển lãm thường niên nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của họa sĩ (01.9.1920). Chuỗi
triển lãm này được thực hiện trong 6 năm và mỗi năm công bố những tác phẩm
mới chưa được khán giả biết đến trước đó. Các triển lãm khác cũng được tổ chức
trong nhiều dịp khác nhau, trong đó có đợt kỷ niệm 20 năm ngày mất của họa sĩ
(2008). Song song với các triển lãm cá nhân, gia đình và những nhà sưu tập khác
cũng gửi tranh do mình sở hữu tới tham dự các triển lãm khác ở trong và ngòai
nước. Thông qua các triển lãm này, công chúng được trực tiếp thưởng lãm và trải
nghiệm đầy đủ hơn các tác phẩm của Bùi Xuân Phái và giá trị của chúng.
Với mong muốn thành lập một không gian riêng của Bùi Xuân Phái, họa sĩ
Bùi Thanh Phương đã thành lập phòng triển lãm riêng tại tư gia (số 87 phố Thuốc
Bắc, Hà Nội – nơi Bùi Xuân Phái giành phần lớn thời gian sống và làm việc cho
đến lúc mất). Phòng triển lãm có tên Thế giới Phái là nơi quy tụ nhiều tác phẩm
hội họa do gia đình và nhiều nhà sưu tập khác sở hữu, ký gửi, được họa sĩ Bùi
Thanh Phương quản lý, bảo quản và trưng bày. Cùng ý tưởng đó, Trần Hậu Tuấn
thành lập phòng trưng bày riêng tại thành phố Hồ Chí Minh với các tác phẩm và
di vật của Bùi Xuân Phái, chủ yếu do anh sở hữu.
2.2. Xuất bản các ấn phẩm
Đến năm 2011, hơn 10 cuốn sách về Bùi Xuân Phái đã được xuất bản khá
quy mô. Phần lớn trong số đó do chính Trần Hậu Tuấn và Bùi Thanh Phương vừa
là tác giả biên soạn, vừa phụ trách in và xuất bản. Riêng cuốn Bùi Xuân Phái xuất
bản năm 2011 do Bùi Thanh Phương trực tiếp biên tập bao gồm những ghi chép
của Bùi Xuân Phái và hồi ký của Bùi Thanh Phương về những câu chuyện liên
quan tới cuộc đời và sự nghiệp của cố họa sĩ.
Nội dung của các xuất bản phẩm đều tập trung theo các vấn đề chính:
- Mô tả toàn bộ quá trình sống và hoạt động nghệ thuật của Bùi Xuân Phái:
tiêu biểu cho nội dung này là cuốn Bùi Xuân Phái – Cuộc đời và tác phẩm được
xuất bản nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của họa sĩ (1998). Chiếm hàm lượng
lớn trong nội dung cuốn sách là các diễn giải về chủ đề sáng tác kèm theo ảnh
chụp tác phẩm của Bùi Xuân Phái thuộc sở hữu nhiều nhà sưu tập, chủ yếu của
Trần Hậu Tuấn. Cùng với đó, cuốn sách này cung cấp niên biểu nghệ thuật và
9
chữ ký của họa sĩ trong các thời kỳ khác nhau. Cuốn sách cũng công bố gần 70
bức ảnh chụp do gia đình họa sĩ lưu giữ về các sự kiện của gia đình Bùi Xuân
Phái từ khi ông còn nhỏ (05 tuổi) tới lúc gia đình đón nhận giải thưởng Hồ Chí
Minh do Nhà nước trao tặng sau khi ông mất. Đây là được coi là ấn phẩm đồ sộ
nhất về Bùi Xuân Phái cả về khối lượng thông tin, chất lượng hình ảnh, số trang,
kích thước và kinh phí xuất bản. Đến năm 2008, cuốn sách này được tái bản với
khổ nhỏ và được đổi tên thành Bùi Xuân Phái – Con đường hội họa.
- Giới thiệu các ghi chép của Bùi Xuân Phái: tiêu biểu là cuốn Viết dưới
ánh đèn dầu. “Viết dưới ánh đèn dầu” là dòng được viết trên một mẩu giấy của
Bùi Xuân Phái trong rất nhiều những ghi chép do gia đình ông lưu giữ như gia tài
kỷ niệm. Bùi Thanh Phương và Trần Hậu Tuấn đã sắp xếp, biên tập lại những ghi
chép này và xuất bản với tên gọi Viết dưới ánh đèn dầu. Ấn phẩm được tái bản
nhiều lần với những tên gọi khác nhau, chủ yếu với tên gọi của lần xuất bản đầu
tiên và Tâm tư nghệ thuật.
- Giới thiệu tác phẩm kèm theo ghi chú bình luận của một số nhà phê bình.
Tất cả các ấn phẩm trên đều được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: Tiếng Việt
và Tiếng Anh nhằm hướng đến độc giả cả trong và ngòai nước. Tuy nhiên, do số
lượng ấn phẩm có hạn và nhiều lý do khác nên nhiều độc giả Việt Nam không
tiếp cận được chúng.
2.3. Xây dựng website chuyên biệt về Bùi Xuân Phái
Để tăng cường truyền thông, Trần Hậu Tuấn và Bùi Thanh Phương đều sử
dụng các trang cá nhân trên inte