Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát triển nông nghiệp chiếm tới 80%.
Từ việc chủ yếu là nghề trồng cây lương thực trước đây, ngày nay việc gia
tăng sản lượng thực phẩm từ chăn nuôi gia súc trong nông nghiệp cũng đã
đem lại những bước tiến mới trong nông nghiệp. Nó đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đồng thời cải thiện
đáng kể đời sống kinh tế của bà con nông dân.Tuy nhiên cũng như sự phát
triển tự phát từ các việc chăn nuôi gia súc một cách tràn lan, ồ ạt trong điêù
kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết trong chăn nuôi gia súc đã làm
cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng ảnh hưởng xấu tới sức
khoẻ cộng đồng nói chung và những người trực tiếp chăn nuôi gia súc nói
riênglàng nghề [1], [3], [14], [15], [16], [22].
Theo WHO [11], [12], [47] có tới trên 50 bệnh truyền nhiễm có nguồn
gốc từ phân người và gia súc. Hiện nay tỉ lệ các bệnh dịch từ gia súc, gia cầm
đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Nếu vấn đề này không được giải
quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động nghiêm trọng, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là những người trực tiếp chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp đang phát
triển mạnh mẽ, tỉ lệ các hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
ngày càng nhiều, hơn nữa tỉ lệ các trang trại cũng ngày một gia tăng. Đây có
thể là nguồn truyền nhiễm của nhiều bệnh ra môi trường, cộng đồng nếu
không được xử lý đúng quy trình và đảm bảo an toàn [21], [27], [28].
64 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trƣờng ở các hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn – Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRIỆU VĂN THU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ
MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN
QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRIỆU VĂN THU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ
MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN
QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 73
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ HÀM
THÁI NGUYÊN - 2008
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BYT : Bộ Y tế
BOD :Biologcal Oygen Demand
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
CBVC : Cán bộ viên chức
ĐHYKTN : Đại học Y khoa Thái Nguyên
HHKK : Hoá học không khí
HVS : Hợp vệ sinh
ILO : Tổ chức lao động thế giới
KST : Ký sinh trùng
K : Hiểu biết (Knowledge)
NC : Nghiên cứu
NXB : Nhà xuất bản
ÔNHHKK : Ô nhiễm hoá học không khí
P : Thực hành (Pratice)
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học và các
Bộ môn Trường Đại học y khoa Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu trong những năm tháng vừa qua.
Tôi xin chân thàng cảm ơn PGS - TS Đỗ Văn Hàm - Trưởng bộ môn
Sức Khoẻ nghề nghiệp, Trường đại học Y khoa Thái Nguyên - người Thầy đã
trực tiếp hướng dẫn , giúp đỡ tôi trong suốt hơn 2 năm học tập và nghiên cứu
tại nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo các bộ môn của
trường Đại học y khoa Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, góp ý giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân xã Kha Sơn và tập thể cán bộ Trạm y tế xã Kha Sơn đã hỗ trợ
giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài
Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm y tế huyện Võ Nhai, gia đình cùng
tập thể anh chị em học viên lớp cao học khoá 10 đã động viên ủng hộ giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên ngày 22 tháng 10 năm 2008
Tác giả
Triệu Văn Thu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương1 : Tổng quan 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về môi trường và ô nhiễm môi trường 3
1.2. Các tác hại nghề nghiệp trong lao động nông nghiệp nói
chung và trong chăn nuôi gia súc gia cầm nói riêng
5
1.3. Các bệnh thường gặp trong lao động nông nghiệp 8
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 10
Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 14
2.1 . Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Địa điểm nghiên cứu 14
2.3. Thời gian nghiên cứu 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu 14
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 23
3.1. Các chỉ số chung về đối tượng nghiên cứu 23
3.2. Thực trạng một số yếu tố ô nhiễm môi trường 27
3.3. Một số yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường 34
Chương 4: Bàn luận 37
4.1. Các thông số chung về đối tượng nghiên cứu 37
4.2.Thực trạng ô nhiễm môi trường 38
4.3. Một số yếu tố liên quan đến môi trường 43
KẾT LUẬN 46
KHUYẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi 23
Bảng 3.2. Nghề nghiệp khác của chủ hộ 24
Bảng 3.3. Phân bổ tuổi, nghề của chủ hộ 25
Bảng 3.4. Số con lợn chăn nuôi thường xuyên 26
Bảng 3.5. Loại thức ăn để chăn nuôi trong gia đình 26
Bảng 3.6. Hình thức thu gom phân, nước thải 27
Bảng 3.7. Nơi thải nước rửa chuồng trại 27
Bảng 3.8. Lượng nước uống, tắm rửa cung cấp cho đàn gia súc 28
Bảng 3.9. Các nguồn cung cấp nước cho chăn nuôi lợn 29
Bảng 3.10. Vị trí đặt chuồng gia súc tại các hộ gia đình 29
Bảng 3.11. Hướng đặt chuồng gia súc so với nhà ở của chủ hộ 30
Bảng 3.12. Thực trạng sử dụng phân gia súc của người dân 30
Bảng 3.13. Vi khí hậu môi trường 31
Bảng 3.14. Hàm lượng hơi khí độc trong không khí (n = 60) 32
Bảng 3.15. Kết quả xét nghiệm và phân loại trứng giun trong đất 32
Bảng 3.16. Chỉ số trứng giun trong các mẫu đất 33
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ và xử lý
phân hợp vệ sinh (HVS)
34
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa số lợn chăn nuôi thường xuyên và ô
nhiễm hoá học không khí (HHKK)
34
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa loại thức ăn để chăn nuôi và ô nhiễm
hoá học không khí
35
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hình thức xử lý phân và ô nhiễm ký
sinh trùng trong đất
35
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa hướng làm chuồng gia súc và ô
nhiễm hoá học không khí
36
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của chủ hộ 23
Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của chủ hộ 24
Biểu đồ 3.3. Tuổi nghề của chủ hộ 25
Biểu đồ 3.4. Lượng nước sử dụng chăn nuôi lợn 28
Biểu đồ 3.5.Vi khí hậu môi trường 31
Biểu đồ 3.6. Chỉ số trứng giun trong 1000gam đất 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát triển nông nghiệp chiếm tới 80%.
Từ việc chủ yếu là nghề trồng cây lương thực trước đây, ngày nay việc gia
tăng sản lượng thực phẩm từ chăn nuôi gia súc trong nông nghiệp cũng đã
đem lại những bước tiến mới trong nông nghiệp. Nó đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đồng thời cải thiện
đáng kể đời sống kinh tế của bà con nông dân.Tuy nhiên cũng như sự phát
triển tự phát từ các việc chăn nuôi gia súc một cách tràn lan, ồ ạt trong điêù
kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết trong chăn nuôi gia súc đã làm
cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng ảnh hưởng xấu tới sức
khoẻ cộng đồng nói chung và những người trực tiếp chăn nuôi gia súc nói
riênglàng nghề [1], [3], [14], [15], [16], [22].
Theo WHO [11], [12], [47] có tới trên 50 bệnh truyền nhiễm có nguồn
gốc từ phân người và gia súc. Hiện nay tỉ lệ các bệnh dịch từ gia súc, gia cầm
đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Nếu vấn đề này không được giải
quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động nghiêm trọng, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là những người trực tiếp chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp đang phát
triển mạnh mẽ, tỉ lệ các hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
ngày càng nhiều, hơn nữa tỉ lệ các trang trại cũng ngày một gia tăng. Đây có
thể là nguồn truyền nhiễm của nhiều bệnh ra môi trường, cộng đồng nếu
không được xử lý đúng quy trình và đảm bảo an toàn [21], [27], [28].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có 8 huyện thị và một thành phố có
nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Cơ cấu kinh tế phát triển nông nghiệp luôn
ở mức cao tại các huyện như Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, Đồng
Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá....Nền kinh tế phát triển nông nghiệp là chủ yếu trong
đó việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc đang được bà con nhân dân áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Các chất thải như phân gia súc và các chất
thải từ chăn nuôi không được xử lý đã gây tác động xấu đến môi trường và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người chăn nuôi gia súc. Vấn đề này
vẫn còn ít đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vì vậy chúng tôi
nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các
hộ gia đình chăn nuôi lợn qui mô nhỏ tại xã Kha Sơn - huyện Phú Bình -
Thái Nguyên” nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ ô nhiễm một số yếu tố môi trƣờng tại các hộ
chăn nuôi lợn qui mô nhỏ.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng tại các hộ
chăn nuôi lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Những vấn đề cơ bản về môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Danh từ môi trường và nơi ở là để nói đến một địa danh nhất định, ở đó
có sinh vật sống. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học và
sinh học tại một khu vực nào đó.
Đối với con người, môi trường sống bao gồm tất cả môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội. Khái niệm môi trường được phát triển và mở
rộng dần tuỳ theo sự phát triển của nền kinh tế, văn hoá xã hội của mỗi dân
tộc quốc gia trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau. Như các tác giả phương tây
đã định nghĩa “môi trường là một nơi đáng chú ý, thể hiện các màu sắc của
một thời kỳ hay một xã hội”. Hay như một số tác giả của các nước đang phát
triển định nghĩa môi trường là “Tổng di sản của hành tinh và tổng của tất cả
các tài nguyên”. Thực ra đến nay hai khái niệm này được coi là chưa đầy đủ
mà phải hiểu môi trường gắn với tài nguyên, môi trường với phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội [15], [38].
1.1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường
Ngày nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng. Hiện
tượng trái đất đang ngày một nóng lên do hiệu ứng nhà kính và lỗ thủng tầng
ô zôn. Hiện tượng mực nước biển dâng cao, trái đất đang ngày một nóng lên
mà con người không thể kiểm soát được là những vấn đề đáng lo ngại [10].
Sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội luôn đi kèm với những bất lợi phát sinh
từ môi trường do có sự tác động lẫn nhau giữa môi trường tự nhiên và xã hội.
Hàng năm hạn hán, bão lụt, sạt lở đất... xảy ra thường xuyên trên thế giới
ngày càng tăng gây ra tình trạng mất cân bằng sinh thái. Hiện tượng thiếu
nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt đang là nỗi bức súc của nhiều quốc gia trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
thế giới [40]. Các loại rác thải công nghiệp, nông nghiệp và trong sinh hoạt
ngày càng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Đặc biệt với các
nước đang phát triển và chậm phát triển thì vấn đề xử lý phân do người và gia
súc gia cầm thải ra là một vấn đề còn gặp rất nhiều khó khăn [15].
Ở Viêt Nam vấn đề xử lý phân người và gia súc còn nhiều bất cập.
Theo cục trồng trọt (Bộ NG&PTNT), chất thải từ hệ thống chăn nuôi đang
gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, lượng
chất thải rắn được xử lý chỉ chiếm chưa đầy một nửa, số còn lại được thải trực
tiếp ra môi trường. Cụ thể với chất thải rắn, tổng lượng phân tươi lưu trữ là
26%, sử dụng làm hầm bioga 21%, thải ra đất và nguồn nước là 19%, dùng để
ủ 10%. Còn đối với chất thải lỏng có tới 60% được thải trực tiếp ra đất và
nguồn nước, 12% thải trực tiếp vào ao cá, chỉ có 25% được sử dụng làm hầm
bioga.
Bên cạnh đó, tình trạng 80% tổng số lợn giết thịt được giết mổ tại các
cơ sở không đủ điều kiện hiện nay đang tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn
thực phẩm và ô nhiễm môi trường. Chất thải từ các lò mổ nhỏ lẻ này được
thải trực tiếp ra nguồn nước và hệ thống thoát nước công cộng càng làm cho ô
nhiễm môi trường trở nên trầm trọng.
Do nước ta có tới 80% dân số làm nông nghiệp trong khi đó điều kiện
sống của người dân còn nghèo. Việc để các chất thải của người và gia súc thải
bừa bãi ra môi trường là rất phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân
chủ yếu làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí của khu vực nông
thôn [4], [6], [9].
Hiện nay đại bộ phận nông dân là những hộ cá thể làm ăn với qui mô
nhỏ lẻ có tính chất tự phát. Nông dân không chỉ đơn thuần trồng lúa và hoa
màu nữa mà đã có chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu vật nuôi và cây trồng. Lao
động chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những dạng lao động đặc thù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
của lao động nông nghiệp với nhiều tác hại nghề nghiệp. Đó là vấn đề môi
trường lao động không thuận lợi về vi khí hậu, hơi khí độc hại Amoniac
(NH3), hydrosulfua (H2S), khí cabondioxyt (CO2), bụi tổng hợp, lao động thủ
công nặng nhọc còn chiếm tỷ lệ cao, nguy cơ chấn thương khi chăm sóc gia
súc, nguy cơ lây nhiễm cao bởi vi sinh vật và các yếu tố sinh học có hại [12].
Đó là những yếu tố vừa gây ô nhiễm cho môi trường vừa ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ người nông dân chăn nuôi gia súc [18], [19], [32], [33], [37].
1.2. Các tác hại nghề nghiệp trong lao động nông nghiệp nói chung và
trong chăn nuôi gia súc gia cầm nói riêng
Các tác hại nghề nghiệp trong lao động nông nghiệp nước ta bao gồm:
1.2.1. Lao động ngoài trời phụ thuộc vào thiên nhiên
Sự phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên cao như các yếu tố vi khí hậu
trong môi trường lao động: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt có ảnh
hưởng không nhỏ tới sức khoẻ. Nhiệt độ cao làm cho thoát nhiệt khó khăn, dễ
gây tích nhiệt hoặc mất quá nhiều mồ hôi kèm theo mất muối khoáng gây cản
trở cân bằng thể dịch, mặt khác tiêu hao năng lượng thường là rất lớn, có khi
tới 4000 Kcalo.
Trong chăn nuôi, môi trường không khí trong sạch, thích hợp sẽ ảnh
hưởng tốt tới sinh họat và sức khỏe của người lao động, ngược lại khi môi
trường không khí khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người
lao động. Không khí dễ thay đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố như: ánh
sáng, nhiệt độ, không khí, ẩm độ, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, bụi, khói và các
vi sinh vật trong không khí [2], [29], [31].
Không khí trong môi trường xung quanh nơi người lao động làm việc
nếu nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới cơ thể, làm cho
quá trình trao đổi nhiệt diễn ra không bình thường, gây nên quá trình rối loạn
về sinh lý của cơ thể, dẫn tới rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.2.2. Lao động thủ công đơn giản và tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại
Ở Việt Nam người lao động nông nghiệp nông thôn chủ yếu là lao động
thủ công đơn giản. Do điều kiện kinh tế có hạn, trình độ hiểu biết về chuyên
môn khoa học kỹ thuật thấp kém mà người lao động chủ yếu lao động trực
tiếp bằng chân tay và sức lao động cơ thể. Họ ít có điều kiện mua sắm máy
móc, phương tiện phòng hộ vì vậy họ phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường
lao động chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh từ phân người, gia súc và gia
cầm chưa được xử lí. Các loại nấm, kí sinh trùng gây bệnh tồn tại ở môi
trường và tiếp cận với người lao động dễ gây bệnh [2], [44], [45], [46], [50],
[52], [56], [57].
Việc chăn nuôi ngày càng phát triển nước ta đã cung cấp phần lớn nhu
cầu thịt cho nhân dân ta, đảm bảo cung cấp cho thị trường trong và ngoài
nước. Tuy nhiên nghề chăn nuôi là loại lao động phổ thông, tiếp xúc trực tiếp
cho nên có thể lây một số bệnh có nguồn gốc từ động vật sang người như
bệnh than, cúm, lợn tai xanh, giun sán… Tình trạng ô nhiễm môi trường do
chăn nuôi cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người chăn nuôi. Các sản
phẩm phân giải từ phân, nước thải của gia súc, gia cầm làm ô nhiễm môi
trường sống và nơi làm việc vẫn chưa khống chế được [17], [24], [30], [34],
[35], [36].
Nghề nông ở nước ta cũng có thể bị nhiễm bệnh tật như các nghề khác
do tính chất công việc. Tuy nhiên cũng có rất nhiều bệnh mang tính đặc thù
cần lưu ý như bệnh cúm gà, bệnh nhiễm ký sinh trùng, viêm da tiếp xúc, bệnh
ấu trùng, sán… lây từ gia súc, gia cầm sang người [39], [40], [42], [43], [51].
Người nông dân cũng có thể bị say nắng, say nóng cũng như mắc một
số các bệnh mạn tính khác nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời đặc biệt
là các bệnh có liên quan đến môi trường lao động sản xuất nhỏ ở nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Trong tài liệu về tác hại nghề nghiệp của trung tâm thông tin về An
toàn - Sức khoẻ nghề nghiệp quốc tế của tổ chức lao động quốc tế (ILO), công
nhân chăn nuôi gia súc gia cầm do chịu ảnh hưởng của tác hại môi trường bụi
cao ( cả bụi hữu cơ và vô cơ) [11]. Những người chăn nuôi gia súc gia cầm do
chịu ảnh hưởng của môi trường bụi, tiếp súc với hơi khí độc hại và có mức ô
nhiễm vi sinh vật cao đã làm nảy sinh các bệnh viêm nhiễm cấp tính và mạn
tính cơ quan hô hấp, các bệnh hệ miễn dịch như viêm mũi họng dị ứng, hen,
viêm phổi quá mẫn [12].
Một số những yếu tố có tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ
của người nông dân chăn nuôi gia súc, gia cầm phải kể đến là nhiệt độ, độ ẩm
không khí, gió, áp suất không khí, bức xạ mặt trời, khí CO2, khí NH3.
1.2.2.1. Ảnh hưởng của khí CO2
Trong tự nhiên khí CO2 là sản phẩm của quá trình đốt cháy, lên men,
oxy hoá khử, phân giải chất hữu cơ. Hiện nay ước tính ở nước ta có tới 17
triệu tấn CO2 được thải ra do hoạt động của các hộ nông nghiệp nông thôn,
đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không nhỏ so với các khu công
nghiệp và khu đô thị [15].
Trong tự nhiên hàm lượng CO2 ít biến động thường từ 0,03 – 0,04%.
Song ở các chuồng nuôi không đảm bảo kỹ thuật: lầy lội, ẩm ướt, kín
gió…lượng CO2 tăng cao do sự phân giải của vi sinh vật với các chất thải và
sự thải ra qua hô hấp của gia súc [15].
1.2.2.2. Ảnh hưởng của khí NH3
NH3 là chất không màu, có mùi khai, có tác dụng kích thích mạnh niêm
mạc đường hô hấp, niêm mạc mắt. Là sản phẩm phân giải của các hợp chất
hữu cơ và vô cơ có chứa Nitơ đặc biệt là urê
* Tác hại của NH3 đối với cơ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Hoà tan vào niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hoá và niêm mạc mắt
gây kích thích trực tiểp lên các niêm mạc, gây co khí quản, viêm phổi, viêm
phế nang.
NH3 vào máu làm hàm lượng kiềm dự trữ trong máu tăng lên làm pH
máu thay đổi, cơ thể trúng độc kiềm, kích thích thần kinh trung ương gây tê
liệt hô hấp, co giật toàn thân.
NH3 + Hb tạo ra hêmatin làm mất khả năng vận chuyển O2 của Hb, gây
thiếu ô xy nghiêm trọng cho cơ thể.
* Phòng tránh nhiễm độc NH3 cho người lao động:
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường thông thoáng khu
vực chăn nuôi. Ngoài ra cần làm chuồng gia xúc về hướng bắc so với hướng
của nhà ở và phải cách xa nhà ít nhất 10m trở lên..
1.3. Các bệnh thƣờng gặp trong lao động nông nghiệp
Lao động nông nghiệp là một trong những loại hình lao động thủ công
đơn giản tuy nhiên cũng rất nặng nhọc vì phải tiếp xúc với nhiều yếu tố độc
hại có hại cho sức khoẻ đem lại từ môi trường lao động. Có nhiều loại bệnh
người nông dân mắc phải do nghề nghiệp của họ đem lại. Những nhóm bệnh
này thường mang tính đặc thù do người nông dân thường xuyên tiếp xúc với
công việc hàng ngày.
1.3.1.Các bệnh thường gặp do vi khí hậu
Lao động trong điều kiện ngoài trời có thể bị say nắng, say nóng do ánh
nắng mặt trời (các tia bức xạ). Mất nước điện giải do nhiệt độ cao dẫn đến
việc người lao động mất nhiều mồ hôi không bù đắp kịp. Các bệnh sạm da,
rộp da do nắng nóng... cũng thường xảy ra.
1.3.2.Các bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí nơi làm việc
Các loại hơi khí độc hại như amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S), Khí
Carbondioxyt (CO2), bụi hữu cơ. Đó là các biểu hiện ngứa mũi, ngứa mắt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
ngứa họng, khó chịu vì mùi, hắt hơi đau họng... Theo nghiên cứu của nhóm
tác giả Trần Thanh Hà, Tạ Tuyết Bình, Khúc Xuyền và cộng sự thì có tới 30-
40% người lao động chăn nuôi gia súc có các biểu hiện bệnh trên. Những
triệu chứng về thần kinh như nhức đầu, buồn nôn hoa mắt chóng mặt và mệt
mỏi chiếm tới 20-30%. Theo nghiên cứu môi trường lao động và sức khoẻ
bệnh tật nông dân chăm sóc gia cầm của một số vùng tại Thái Nguyên của
nhóm tác giả Nguyễn Đức Trọng, Đỗ Hàm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho thấy
mô hình bệnh tật nông dân chủ yếu là các bệnh có liên quan đến tình trạng ô
nhiễm môi trường xen lẫn với bệnh tật của cộng đồng chậm phát triển [51].
Tỷ lệ mắc các bệnh về mắt 16-37%, bệnh mũi họng 73-77%. Hai nhóm bệnh
khác tim mạch 14-15%, bệnh hô hấp 11-12% [51].
1.3.3. Các bệnh thường gặp do hoá chất dùng trong nông nghiệp
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, năng suất vật nuôi
cây trồng cũng nhờ đó mà có năng suất cao [21]. Tuy nhiên việc sử dụng các
loại phân bón hoá học với một số lượng lớn và phải dùng rất nhiều loại hoá
chất bảo vệ thực vật đã làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Người
nông dân do phải làm việc, tiếp xúc thường xuyên trong một môi trường như
vậy, nên đã mắc một số bệnh liên quan đến n