Câu 1 : Tiêu chuẩn lựa chọn đề tài NCKH:
1. Tính xác đáng
- Chủ đề NC cần được ưu tiên giải đáp một số câu hỏi như: Phạm vi của vấn đề? Ai
mắc bệnh? Tính trầm trọng của vấn đề ở chỗ nào? Có cần thiết phải can thiệp
vào vấn đề đó hay không?
- Giải đáp thỏa đáng được 4 câu hỏi trên thì cho điểm để đánh giá mức độ xác
đáng: 1-không, 2-xác đáng, 3-rất xác đáng
2. Tính lặp lại:
- Phải biết vấn đề NC đã có ai NC chưa, ở đâu, điều kiện nào, kết quả đạt được.
- Tiến hành cho điểm: 1-có sẵn thông tin một cách đầy đủ, 2-có một số thông tin
nhưng phần lớn còn lu mờ, 3-không có sẵn những thông tin làm cơ sở giải quyết
vấn đề
3. Tính khả thi:
- Phải chú ý tới cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn tài chính và lực lượng cán bộ khoa
học có thể thực hiện đề tài
- Thang điểm: 1-NC không thể khả thi dựa vào nguồn vốn sẵn có, 2-NC khả thi dựa
vào nguồn vốn sẵn có, 3-NC rất khả thi dựa vào nguồn vốn sẵn có
4. Sự chấp nhận của chính quyền và cơ quan quản lý đề tài:
- NC phải căn cứ vào chiến lược phát triển KHCN của nhà nước, ngành trong từng
giai đoạn
- Thang điểm:1-chủ đề không được sự chấp nhận của lãnh đạo, 2-chủ đề được
chấp nhận có mức độ của lãnh đạo, 3-chủ đề được chấp nhận hoàn toàn
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4303 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2013
ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC [ ]
Bản đề cương bao gồm tổng số 34 câu hỏi và trả lời. Các câu trả lời đã cố gắng ngắn gọn nhằm
cho người đọc thuận tiện tham khảo nhưng nhiều câu không thể tránh khỏi dài dòng. Trong bài
có sử dụng tư liệu của giáo trình, Internet và vở ghi. Xin chân thành cảm ơn !!!
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 1
Câu 1 : Tiêu chuẩn lựa chọn đề tài NCKH:
1. Tính xác đáng
- Chủ đề NC cần được ưu tiên giải đáp một số câu hỏi như: Phạm vi của vấn đề? Ai
mắc bệnh? Tính trầm trọng của vấn đề ở chỗ nào? Có cần thiết phải can thiệp
vào vấn đề đó hay không?
- Giải đáp thỏa đáng được 4 câu hỏi trên thì cho điểm để đánh giá mức độ xác
đáng: 1-không, 2-xác đáng, 3-rất xác đáng
2. Tính lặp lại:
- Phải biết vấn đề NC đã có ai NC chưa, ở đâu, điều kiện nào, kết quả đạt được...
- Tiến hành cho điểm: 1-có sẵn thông tin một cách đầy đủ, 2-có một số thông tin
nhưng phần lớn còn lu mờ, 3-không có sẵn những thông tin làm cơ sở giải quyết
vấn đề
3. Tính khả thi:
- Phải chú ý tới cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn tài chính và lực lượng cán bộ khoa
học có thể thực hiện đề tài
- Thang điểm: 1-NC không thể khả thi dựa vào nguồn vốn sẵn có, 2-NC khả thi dựa
vào nguồn vốn sẵn có, 3-NC rất khả thi dựa vào nguồn vốn sẵn có
4. Sự chấp nhận của chính quyền và cơ quan quản lý đề tài:
- NC phải căn cứ vào chiến lược phát triển KHCN của nhà nước, ngành trong từng
giai đoạn
- Thang điểm:1-chủ đề không được sự chấp nhận của lãnh đạo, 2-chủ đề được
chấp nhận có mức độ của lãnh đạo, 3-chủ đề được chấp nhận hoàn toàn
5. Tính ứng dụng của các kết quả NC:
- Khi lựa chọn NC cần phải trả lời: thông tin NC có giúp cải thiện sức khỏe nhân
dân? Ai sẽ sdung kết quả NC? Kết quả NC sẽ sử dụng ntn?
- Thang điểm: 1-chủ đề không có cơ hội áp dụng, 2-có một vài cơ hội áp dụng, 3-có
cơ hội tốt để áp dụng.
6. Tính cấp thiết của đề tài
- NC có cấp thiết cho kế hoạch KHCN hay không? Có cần thực hiện ngay không?
Lưu { khả năng hoàn thành
- Thang điểm: 1-thông tin không đòi hỏi tính cấp thiết, 2-các thông tin cần được sử
dụng ngay nhưng không loại trừ sau đó một vài tháng, 3-các số liệu cần thiết cho
việc quyết định những giải pháp
7. Sự chấp nhận của đạo đức
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 2
- Với NC thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, phải chọn hướng NC để không gây
nguy hại, không gây thiệt thòi cho BN đối chứng
- Đặt vấn đề an toàn cao nhất cho những đối tượng được áp dụng phác đồ điều trị
mới hay thuốc mới...
- Thang điểm: 1-có vần đề đạo đức lớn, không được chấp nhận, cần quan tâm xem
xét lại, 2-có một vấn đề nhỏ về đạo đức, 3-không có vấn đề về đạo đức
Câu 2: Cách viết tên đề tài và mục tiêu NC. Cho VD?
1. Tên đề tài: khi viết phải tuân theo 3 nguyên tắc:
- Phải viết ngắn gọn, xúc tích và phản ánh được nội dung NC, không quá 30 từ
- Tên đề tài phải trả lời được 3 câu hỏi: Who (What)? Where? When?
- Trong tên đề tài không được viết tắt
2. Xác định mục tiêu NC:
- KN: Là những ND NC chủ yếu mà nhà NC phải đạt được trong quá trình NC
- Nguyên tắc:
+ Mục tiêu phải được viết ngắn gọn, xúc tích, phải được bắt đầu bằng một động
từ hành động, không nên sử dụng động từ chung chung, trừu tượng mà chúng ta
không lượng hóa được
+ 1 đề tài chỉ nên có từ 1-3 mục tiêu
+ Mục tiêu phải hợp với tên đề tài
VD: Thực trạng đeo card và đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trường
Đại Học Y Thái Bình năm 2013
Mục tiêu:
- Xác định được tỉ lệ đeo card
- Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên
Câu 3: Xây dựng giả thuyết cho NC. Cho VD:
- Là mong muốn mà nhà nước muốn đạt được
- Để xây dựng được giả thuyết NC thì nhà xây dựng phải dựa vào câu hỏi NC:
Hình thành nên giả thuyết Ha (giả thuyết NC). Bên cạnh đó chắc chắn sẽ có giả
thuyết Ho chống lại giả thuyết Ha. Như vậy nhà NC phải thực hiện NC, phân tích,
phiên giải kết quả để CM 1 trong 2 giả thuyết trên thì giả thuyết nào đúng. Nếu
Ha đúng thì Ho bị loại bỏ. Nếu Ho đúng thì giả thuyết Ha của nhà NC không được
chấp nhận
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 3
Câu 4: Các bước triển khai thực hiện một đề tài NCKH:
1. Xây dựng đề cương NC
1.1 Hành chính:
Tên đề tài, cơ quan quản l{, cơ quan chủ trì, tên chủ nhiệm đề tài, tên của
những người tham gia
1.2 Đặt vấn đề:
Nó là vấn đề gì? Như thế nào? Thực trạng của vấn đề đó ra sao? Vì sao chúng
ta phải NC
1.3 Xác định mục tiêu NC
1.4 Tổng quan NC
1.5 Đối tượng và PPNC: quan trọng bậc nhất
+ Địa bàn NC
+ Đối tượng NC
+ Thời gian
+ Thiết kế NC
+ Xác định cỡ mẫu trong NC
+ Chọn mẫu
+ Xác định được biến số trong NC
+ Kỹ thuật và pp thu thập thông tin
+ Pp xử lý số liệu
+ Khống chế sai số
+ Đảm bảo vấn đề Y đức
1.6 Dự kiến kết quả NC
1.7 Kế hoạch NC
1.8 Dự trù kinh phí
2. Thẩm định đề cương:
3. Triển khai thực hiện đề tài
- Chuẩn bị
- Đào tạo tấp huấn cán bộ NC
- NC thử, điều tra thử
- Triển khai chính thức
- Xử lý thô số liệu
- Lập trình và nhập số liệu máy tính
- Phân tích số liệu
- Lập bảng biểu đồ và viết báo cáo tổng kết
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 4
4. Nghiệm thu đề tài
- Cấp cơ sở
- Cấp quản lý
Câu 5: Các thành phần chính của một bản đề cương NCKH:
1.1 Hành chính:
Tên đề tài, cơ quan quản l{, cơ quan chủ trì, tên chủ nhiệm đề tài, tên của
những người tham gia
1.2 Đặt vấn đề:
Nó là vấn đề gì? Như thế nào? Thực trạng của vấn đề đó ra sao? Vì sao chúng
ta phải NC
1.3 Xác định mục tiêu NC
1.4 Tổng quan NC
1.5 Đối tượng và PPNC: quan trọng bậc nhất
+ Địa bàn NC
+ Đối tượng NC
+ Thời gian
+ Thiết kế NC
+ Xác định cỡ mẫu trong NC
+ Chọn mẫu
+ Xác định được biến số trong NC
+ Kỹ thuật và pp thu thập thông tin
+ Pp xử lý số liệu
+ Khống chế sai số
+ Đảm bảo vấn đề Y đức
1.6 Dự kiến kết quả NC
1.7 Kế hoạch NC
1.8 Dự trù kinh phí
Câu 6: Các thành phần chính của một bản báo cáo tổng kết đề tài
- Bìa
- Bảng các chữ viết tắt đã dùng trong báo cáo
- Danh mục các biểu đồ, hình ảnh minh họa trong báo cáo
- Mục lục
- Đặt vấn đề
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 5
- Mục tiêu NC của đề tài
- Tổng quan
- Đối tượng và pp NC
- Kết quả NC
- Bàn luận
- Kết luận
- Đề nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Câu 7: Khái niệm về quần thể NC và quần thể đích. Cho VD:
- Quần thể NC là quần thể mà từ đó mẫu được rút ra cho NC
- Quần thể đích là quần thể lớn hơn mà được ngoại suy, khái quát hóa ra từ quần
thể NC
- VD: SV khối Y3-YTB là quần thể đích cho việc NC về tình trạng cận thị của khối.
Tuy nhiên, vì l{ do nào đó mà mẫu NC chỉ được rút ra từ 4 lớp G,H,I,K đại diện
cho 14 lớp. Khi đó sv tại 4 lớp này là quần thể NC
Câu 8: KN: đơn vị quan sát, đơn vị mẫu, khung chọn mẫu. Cho VD:
- Đơn vị quan sát là một chủ thể hoặc người mà sự quan sát hoặc đo lường sẽ
được làm trên chủ thể đó khi thực hiện NC
- Đơn vị mẫu là chủ thể được sử dụng khi chọn mẫu NC
- VD: Trong điều tra đánh giá tình trạng cận thị của một số lớp sv Y3, do danh sách
này không có sẵn nên danh sách của các lớp được sử dụng để chọn mẫu. Tất cả
những sv bị cận thị trong các lớp đã chọn vào mẫu đều được phỏng vấn. Khi đó
thì đơn vị quan sát là sv bị cận thị, còn đơn vị mẫu là tên lớp.
- Khung chọn mẫu là danh sách các đơn vị mẫu hoặc bản đồ phân bố các đơn vị
mẫu, để có thể dễ dàng chọn được một mẫu từ quần thể NC
Câu 9: Các tiêu chuẩn của một mẫu tốt. Cho VD:
- Đại diện cho quần thể NC: Khi nó có tất cả các tính chất cơ bản của quần thể mà
từ đó nó được rút ra
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 6
- Mẫu là đủ lớn: để có thể cho phép khái quát hóa một cách tin cậy cho quần thể
NC
- Tính thực tế và tiện lợi: để việc thu nhập số liệu là dễ dàng và thuận tiện
- Tính kinh tế và hiệu quả: mẫu được chọn sao cho thông tin thu được là nhiều
nhất trong khi chi phí là thấp nhất
- VD:
Câu 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong NC:
- Loại thiết kế trong NC: các công thức tính cỡ mẫu khác nhau với mỗi loại thiết kế
NC. Thông thường các loại NC dọc thường yêu cầu cỡ mẫu cao hơn loại NC ngang
- PP chọn mẫu: thiết kế mẫu chùm yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn
- Độ lớn của tham số được NC: sự NC càng hiếm thì cỡ mẫu càng phải cao
- Đặc tính biến thiên của tham số NC: sự khác nhau của tham số này giữa các cá
thể trong quần thể càng lớn thì cỡ mẫu càng phải nhiều
- Mức độ sai lệch cho phép giữa tham số mẫu và tham số quần thể càng nhỏ thì cỡ
mẫu càng lớn
- Kế hoạch phân tích số liệu: phân tích số liệu đa biến yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn
phân tích đơn biến. Phân tích tầng yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn phân tích thô
- Nếu người NC muốn khảo sát nhiều biến số trong cùng một NC thì cỡ mẫu phải
được xác định riêng với từng biến sau đó lựa chọn cỡ mẫu lớn nhất
- Khả năng thực thi của NC thường rất quan trọng trong việc chọn cỡ mẫu như:
kinh phí, nhân lực, việc đi lại, thời gian giành cho NC....
Câu 11: KN, cách tiến hành, ưu nhược điểm của kỹ thuật chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn
+ KN: Là mẫu mà tất cả các cá thể trong quần thể có cùng cơ hội (cùng xác xuất) để được
chọn vào mẫu
+ Cách tiến hành:
- Lập một khung chọn mẫu chứa đựng tất cả các đơn vị mẫu
- Sử dụng trong quá trình ngẫu nhiên để chọn các cá thể vào mẫu. Có nhiều cách
để chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn từ quần thể như: tung đồng xu, tung xúc sắc,
bốc thăm, sử dụng bảng số ngẫu nhiên...
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 7
+ Ưu điểm:
- Cách làm đơn giản, tính ngẫu nhiên và tính đại diện cao
- Là kỹ thuật chọn mẫu xác suất cơ bản và có thể được lồng vào tất cả các kỹ thuật
chọn mẫu xác suất phức tạp khác
+ Nhược điểm:
- Cần phải có một danh sách của các đơn vị mẫu để phục vụ cho chọn mẫu. Điều
này thường không thể có được với một mẫu lớn hoặc mẫu dao động
- Các cá thể được chọn vào mẫu có thể phân bố tản mạn trong quần thể, do vậy
việc thu nhập số liệu sẽ tốn kém và mất thời gian
Câu 12: KN, cách tiến hành, ưu nhược điểm của kỹ thuật chọn mẫu hệ
thống:
+ KN: là mẫu mà mỗi cá thể trong một danh sách được chọn bằng cách áp dụng một
khoảng hằng định theo sau bởi một sự bắt đầu ngẫu nhiên
+ Cách tiến hành:
- Tất cả các đơn vị mẫu trong quần thể định NC được ghi vào một danh sách hoặc
trình bày trên bản đồ
- Xác định khoảng mẫu k= N/n (N: số cá thể trong quần thể, n: cỡ mẫu định chọn)
- Các cá thể có STT i+1k, i+2k, i+3k... sẽ được chọn vào mẫu cho đến khi kết thúc
danh sách hoặc bản đồ
+ Ưu điểm:
- Nhanh và dễ áp dụng
- Nếu danh sách cá thể của quần thể được xếp ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống
tương tự như chọn ngẫu nhiên đơn
- Nếu danh sách cá thể được xếp theo thứ tự tăng dần, đây là cách lựa chon tương
tự như mẫu tầng có tỷ lệ, tức là tầng có cỡ lớn hơn sẽ có nhiều cá thể được chọn
vào mẫu hơn
- Trong một số TH, mặc dù khung mẫu không có sẵn hoặc không biết tổng số cá
thể trong quần thể NC, nhưng chọn mẫu hệ thống vẫn có thể được áp dụng bằng
cách xác định một quy luật phù hợp trước khi tiến hành chọn mẫu
+ Nhược điểm:
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 8
Khi việc sắp xếp khung mẫu có một quy luật nào đó tình cờ trùng với khoảng
chọn mẫu hệ thống, các cá thể trong mẫu có thể thiếu tính đại diện
Câu 13: KN, cách tiến hành, ưu nhược điểm của kỹ thuật chọn mẫu ngẫu
nhiên phân tầng:
+ KN: Là mẫu đạt được bởi việc phân chia các cá thể của quần thể NC thành các nhóm
riêng rẽ được gọi là tầng và cách chọn ngẫu nhiên đơn sẽ sử dụng trong mỗi tầng
+ Cách tiến hành:
- Phân chia quần thể NC thành các tầng khác nhau dựa vào một hoặc vài đặc điểm
nào đó như nhóm tuổi, giới, tầng lớp xã hội, dân tộc.. giữa các tầng không có sự
chồng chéo
- Thực hiện việc chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong từng tầng
- Các phân tích thống kê được tính toán riêng cho mỗi tầng sau đó sẽ kết hợp lại
trên cơ sở kích cỡ của từng tầng để cho kết quả của toàn bộ quần thể
+ Ưu điểm:
- Tạo ra mỗi tầng có một sự đồng nhất các cá thể được chọn để phân tầng, do đó
sẽ làm giảm sự chênh lệch giữa các cá thể trong 1 tầng
- Quá trình thu thận số liệu cũng dễ dàng hơn so với chọn ngẫu nhiên đơn
- Các tầng có kích thước lớn hơn sẽ có nhiều cá thể được chọn vào mẫu hơn
- Nguyên tắc mẫu không tỷ lệ cũng có thể được áp dụng trong mẫu tầng. Khi đó tỷ
lệ mẫu trong các tầng sẽ khác nhau. Với những tầng có biến thiên lớn giữa các cá
thể hoặc chi phí cho chọn mẫu thấp, người ta thường áp dụng tỷ lệ mẫu lớn.
Cách này giúp cho người điều tra có đủ số cá thể trong mỗi tầng để có thể phân
tích được
- Mẫu đạt được từ mỗi tầng có tính đại diện và khái quát hóa cao cho tầng đó
- Nếu tính đồng nhất về yếu tố được chọn để phân tầng là cao trong mỗi tầng,
trong khi lại thấp giữa các tầng thì kết quả NC sẽ có độ chính sác cao hơn là mẫu
chọn theo cách ngẫu nhiên đơn
+ Nhược điểm:
Cũng như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, danh sách tất cả các cá thể trong mỗi tầng
phải được liệt kê và được gắn số ngẫu nhiên. Điều đó thường là khó thực hiện trong
thực tế
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 9
Câu 14: KN, cách tiến hành và ưu nhược điểm của kỹ thuật chọn mẫu
chùm
+ Khái niệm:
Mẫu chùm là mẫu đạt được bởi việc lựa chọn ngẫu nhiên các nhóm cá thể được
gọi là chùm từ nhiều chùm trong một quần thể NC. Trong trường hợp này đơn vị mâu là
các chùm chứ không phải là các cá thể
+ Cách tiến hành:
- Xác định các chùm thích hợp: chùm thường hình thành bởi tập hợp các cá thể
gần nhau do đó thường do chung một số đặc điểm. Các chùm thường không có
cùng kích cỡ
- Lên danh sách tất cả các chùm và chọn một cách xác suất một số chùm vào mẫu.
+ Ưu điểm:
- Nó thường được áp dụng trong các NC điều tra trong một phạm vi rộng lớn, đọ
phân tán cao, danh sách của tất cả các cá thể trong quần thể có được, trong khi
chỉ có danh sách hoặc bản đồ các chùm
- Sự lựa chọn thường dễ hơn, chi phí cho NC với mẫu chùm thường rẻ hơn nhiều
do các cá thể trong một chùm thường gần nhau
+ Nhược điểm:
- Tính đại diện cho quần thể hoặc tính chính xác của mẫu được chọn theo pp mẫu
chùm thường thấp hơn so với mẫu được chọn bằng pp khác. Để tăng tính chính
xác này người ta thường tăng cỡ mẫu bằng cách nhân cỡ mẫu với số ảnh hưởng
của thiết kế
- Có một sự tương quan nghịch giữa cỡ chùm và tính đại diện của mẫu, do vậy cỡ
chùm càng nhỏ càng tốt, tuy nhiên chi phí cho điều tra sẽ cao hơn
- Phân tích số liệu từ mẫu chùm thường phức tạp hơn với các mẫu khác
- Việc lựa chọn số chùm vào mẫu là cũng khó khăn, nhất là khi cỡ chùm không đều
nhau
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 10
Câu 15: Cách tiến hành chọn mẫu chùm theo phương pháp PPS
- Chuẩn bị danh sách đơn vị mẫu đầu tiên với dân số tương ứng cho mỗi đơn vị mẫu.
- Bắt đầu từ phần đầu danh sách, tính dân số lũy tích và ghi lại vào cột bên cạnh cột về
dân số tương ứng cho mỗi đơn vị mẫu.
- Tính khoảng cách mẫu (SI) bằng cách chia tổng số dân số lũy tích (M) cho tổng số đơn
vị mẫu cần chọn (a). Do đó SI=M/a.
- Chọn một số ngẫu nhiên (RS) giữa 1 và khoảng cách mẫu (SI). So sánh số ngẫu nhiên
này và với số dân lũy tích. Số nào gần nhất với RS sẽ được chọn làm đơn vị mẫu đầu tiên.
- Các đơn vị mẫu tiếp theo sẽ được chọn theo công thức: RS + SI, RS + 2SI, RS + 3SI,…RS +
(a-1) SI.
Câu 16: Các kỹ thuật chọn mẫu không xác suất:
+ Chọn mẫu thuận tiện:
- Cá thể được lựa chọn vào mẫu một cách “thuận tiện”, sẵn có và dễ tiếp cận.
- Tại sao dùng: nhanh và chi phí thấp
- Phải giải trình và đánh giá giá trị nếu chọn mẫu thuận tiện
+ Chọn mẫu có chủ đích:
- Chọn cá thể có một số ñặc tính mong muốn vào mẫu với chủ đích của nghiên
cứu viên.
+ Chọn mẫu theo chỉ tiêu:
- Mẫu đảm bảo đặc tính của quần thể, đại diện ở một mức ñộ mà nghiên cứu viên
mong muốn
+ Chọn mẫu “Ném bóng tuyết“:
- Chọn mẫu bắt đầu từ một cá thể, được chọn một cách ngẫu nhiên hay không
ngẫu nhiên. Các cá thể tiếp theo được chọn từ cá thể ban đầu hay trước đó,
giống như trò chơi ném bóng tuyết, ai trúng thì được lựa chọn
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 11
Câu 17: Nguyên tắc khi sử dụng công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia
của cộng đồng (PRA):
1. Để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tự đánh giá,
tự phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sở hữu
của các kết quả đó. Vai trò của cán bộ PRA chỉ là hướng dẫn người dân cách làm,
thúc đẩy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích...
2. Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện
sống và lao động của họ
3. Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm dò
thay cho sự bất cần, quan tâm người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ
4. Sử dụng mềm dẻo, tối ưu các kỹ thuật và công cụ, tức là phải cân nhắc giữa số
lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian
5. Sử dụng phép kiểm tra chéo thông tin
Câu 18: Ưu điểm đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA)
- Ưu điểm chính của PRA so với NC bằng các điều tra thông thường là có sự tham
gia ở mức độ cao của cộng đồng, thời gian ngắn và chi phí thấp
- Số liệu được thu thập trong các NC có sự tham gia của cộng đồng thường đảm
bảo chính xác và hữu ích. Phân tích tại chỗ cho thấy rõ ngay các thông tin cần bổ
xung trước khi rời khỏi hiện trường
- Chia sẻ quan điểm nhận thức với cộng đồng. Cộng đồng vẽ bản đồ và sơ đồ hay
định hướng theo hiểu biết của họ vì họ đã tạo ra nó, và những thông tin này
kiểm tra và bổ xung lẫn nhau
- PP cho điểm và phân loại được sử dụng nhiều hơn là pp đo lường, đặc biệt với
những thông tin nhạy cảm như sự thu nhập, sự giàu nghèo. Cộng đồng thường
đưa ra những giá trị tương đối và giấu đi những giá trị tuyệt đối. Cộng đồng
thường cho điểm và phân loại theo tiêu chuẩn của họ
- Sự kết hợp và trình tự hợp lý của các PPNC cho thấy nó rất có giá trị và sát thực
tế. Việc tham gia của cộng đồng vào vẽ bản đồ, sơ đồ, sẽ dễ dàng đến các hoạt
động khác như thảo luận đường đi xuyên qua làng, lập danh sách hộ gia đình
phân loại giàu nghèo, xác định số người và thành phần trong cộng đồng
Câu 19: KN và phân loại tổng quan tài liệu (TQTL) về vấn đề NC:
Nghiên cứu khoa học 2013
Tham Vọng Page 12
Khái niêm:
- TQTL là phần viết tổng hợp một cách đầy đủ nhất có thể được những hiểu biết
về một chủ đề xuất phát từ việc phân tích toàn bộ mọi mặt các tài liệu và công
trình nghiên cứu liên quan
- Viết TQTL là một công việc hế sức quan trọng và cần thiết đối với bất kz một
công trình NC nào. Các NC quy mô như khóa luận, luận văn, luận án bắt buộc có
chương TQTL. Chương này đưa ra bức tranh khái quát các cơ sở lý luận, các kết
quả NC đã được công bố liên quan đến đề tài đang thực hiện. NC TQTL giai đoạn
đầu có thể giúp nhà NC dựa vào đó để lựa chọn chủ đề, kiểm tra các nguồn lực
sẵn có, xác định mục tiêu NC và xây dựng những giả thuyết cho đề tài NC của
mình. Viết TQTL có thể nhiều mục đích khác nhau.
Phân loại tổng quan tài liệu:
- Tổng quan truyền thống hay tổng quan mô tả: là tổng hợp và thảo luận về một
hay nhiều luận điểm,quan điểm, thông tin, kết quả có liên quan đến chủ đề NC
quan tâm. TQTL thường được tiến hành về một chủ đề rộng nhằm đạt được sự
hiểu biết chung và toàn diện về chủ đề đó, từ đó đinh hướng cho nhà NC
- Tổng quan có hệ thống: là tổng hợp số liệu hay bằng chứng về các NC trước đây
dựa trên câu hỏi thiết kế rõ ràng, sử dụng các pp hệ thống để xác định, lựa chọn
và đánh giá các NC liên quan, trích dẫn và phân tích số liệu từ các NC đưa vào
tổng hợp. Vấn đề NC thường hẹp hơn so với tổng quan tài liệu. Mặc dù vậy, bằng
chứng thu được từ tổng quan có hệ thống có giá trị cao trong bậc thang các loại
NC
- Phân tích gộp: là một kỹ thuật thống kê được sử dụng để tổng hợp dữ liệu từ
một số NC nhằm nỗ lực xác định chính xác hơn, đánh giá sự tác động của một
can thiệp, 1 hoạt động hay 1 điều trị, phân tích gộp chủ yếu tiến hành phân tích
và tổng hợp với số liệu định lượng. Phân tích gộp có thể là 1 phần hoặc tách rời