Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Như một tất yếu khách quan, khi các hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá thương mại, thì các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước.
Việc Việt Nam gia nhập WTO nói chung và việc thực thi Hiệp định TBT nói riêng chứa đựng những thách thức và cả những thuận lợi. Nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng được các vấn đề về hàng rào kỹ thuật thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại được dựng lên là cách làm duy nhất và tất yếu để các nước có thể bảo vệ người tiêu dùng, lợi ích quốc gia, sản xuất trong nước,… nhưng nó cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp. Câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là làm thế nào để hàng hóa của các doanh nghiệp không bị tiêu hủy hay bị trả về khi xuất khẩu, lưu thông trên thị trường thế giới vì hàng hóa của một số doanh nghiệp đã bị trả về do không đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy chuẩn kỹ thuật chặt chẽ của nước nhập khẩu,…
Do đó, việc tìm hiểu rõ về TBT của các nước nhập khẩu và luôn cập nhật thông tin văn bản, quy định mới của nước ấy là điều tất yếu mà các Doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện ngay.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5708 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rào cản kỹ thuật trong hoạt động ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TẾ TP. HOÀ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
TIỂU LUẬN
RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
NGAØNH : NGOAÏI THÖÔNG
MOÂN : QUAN HEÄ KINH TEÁ QUOÁC TEÁ
KHOÙA : 10 –VB2
LÔÙP : NT 03
Tp.Hoà Chí Minh, thaùng 03 naêm 2008
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH
KHOA THÖÔNG MAÏI – DU LÒCH
(((
TIỂU LUẬN
RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 2
Phần 2: TỔNG QUAN VỀ TBT 3
2.1. Khái niệm về TBT 3
2.2. Phân loại các rào cản kỹ thuật 3
2.3. Hệ thống TBT 3
2.4. Hiệp định về TBT 5
2.5. Các hình thức rào cản 7
2.6. Những rào cản kỹ thuật ở các nước nhập khẩu 8
2.7. Một số quy định về nhập khẩu ở Hoa Kỳ 12
2.8. Một số quy định về nhập khẩu ở EU 15
2.9. Một số quy định về nhập khẩu ở Nhật 20
Phần 3: VIỆT NAM VÀ TBT 23
3.1. Tình hình xuất nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật của các DNVN 23
3.2. Thách thức của các DNVN 24
3.3. Ví dụ về rào cản kỹ thuật VN gặp phải khi xuất khẩu 25
3.4. TBT tại Việt Nam 28
3.5. Giải pháp trước những rào cản kỹ thuật 29
Phần 4: KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Phần 1
MỞ ĐẦU
Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Như một tất yếu khách quan, khi các hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá thương mại, thì các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước.
Việc Việt Nam gia nhập WTO nói chung và việc thực thi Hiệp định TBT nói riêng chứa đựng những thách thức và cả những thuận lợi. Nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng được các vấn đề về hàng rào kỹ thuật thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại được dựng lên là cách làm duy nhất và tất yếu để các nước có thể bảo vệ người tiêu dùng, lợi ích quốc gia, sản xuất trong nước,… nhưng nó cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp. Câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là làm thế nào để hàng hóa của các doanh nghiệp không bị tiêu hủy hay bị trả về khi xuất khẩu, lưu thông trên thị trường thế giới vì hàng hóa của một số doanh nghiệp đã bị trả về do không đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy chuẩn kỹ thuật chặt chẽ của nước nhập khẩu,…
Do đó, việc tìm hiểu rõ về TBT của các nước nhập khẩu và luôn cập nhật thông tin văn bản, quy định mới của nước ấy là điều tất yếu mà các Doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện ngay.
Phần 2:
TỔNG QUAN VỀ TBT
2.1. KHÁI NIỆM VỀ TBT
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT) là một loại hàng rào phi thuế quan, được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa... Chúng là các rào cản hợp lý và hợp pháp, cần được duy trì. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, còn có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế thương mại của nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa hàng hóa trong nước hoặc nhập khẩu.
Hàng rào kỹ thuật (hay rào cản kỹ thuật) là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước song có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế do việc đưa ra những quy định quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với các định chế của Hiệp định TBT.
2.2. PHÂN LOẠI CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT
2.2.1. Rào cản phi thuế quan
Là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lạ7i sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước. Các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan để giảm thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu.
Nhật Bản quy định cấm nhập khẩu đậu lạc có chứa Apflatoxin, Pháp không cho nhập khẩu thịt bò mà trong quá trình chăn nuôi có sử dụng chất tăng trọng. Tháng 2/2002 EU loại Trung Quốc ra khỏi danh sách các nước được phép xuất khẩu thuỷ sản vào khu vực do nước này không đáp ứng được yêu cầu kiểm soát dư lượng kháng sinh Cloramphenicol.
2.2.2. Rào cản kỹ thuật TBT (Technological Barrier to Trade)
Đây là hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất lượng, môi trường, đạo đức kinh doanh, điểm kiểm soát tới hạn..., đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường.
2.3. HỆ THỐNG TBT
2.3.1 Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000
Hệ thống này đã được trên 140 quốc gia áp dụng. ISO 9001:2000 đề cập chủ yếu đến các lĩnh vực về chất lượng, theo Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) các doanh nghiệp áp dụng hệ thống này sẽ:
- Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
- Nâng cao tinh thần làm việc và đoàn kết của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Vượt qua rào cản trong thương mại quốc tế.
- Gia tăng thị phần, diện tích, lợi nhuận và phát triển bền vững.
Trong thực tế, sản phẩm của doanh nghiệp nào được cấp giấy chứng nhận phù hợp với ISO 9001:2000 sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường các nước phát triển.
2.3.2. Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000
Hệ thống này xem xét khía cạnh bảo vệ môi trường của tổ chức và của sản phẩm. thị trường thế giới hiện nay rất chú trọng đến vấn đề môi trường, tổ chức Môi trường thế giới đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “xanh và sạch”. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của 1 sản phẩm có vai trò lớn tới sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường.
2.3.3. Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practices)
Đây là 1 hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là dược phẩm. Các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia... đều yêu cầu các sản phẩm là thực phẩm và dược phẩm khi nhập vào thị trường nước họ phải được công nhận đã áp dụng GMP. Bộ Y tế Việt Nam quy định đến năm 2005 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nào không đạt GMP sẽ không được cấp số đăng ký sản xuất thuốc.
2.3.4. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point)
Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản nếu muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, NB, Australia, Canada..., Bộ Thuỷ sản Việt Nam quy định các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản phải áp dụng HACCP kể từ năm 2000.
2.3.5. Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000
Đây là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên công ước quốc tế về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhân quyền. Các nước Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada... quy định cấm nhập khẩu hàng hoá mà trong quá trình sản xuất có sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, bắt người lao động làm việ quá thời hạn cho phép của Luật lao động.
Ngoài ra còn 1 số hệ thống khác như QS 9000: áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô; Q-Base: áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như một tất yếu khách quan, khi các hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá thương mại, các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước.
2.4. HIỆP ĐỊNH TBT
Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là Hiệp định TBT) là một trong 18 hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được xây dựng và thực thi. Theo Hiệp định TBT, hàng rào kỹ thuật được thể hiện dưới các hình thức như Tiêu chuẩn và Văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật; quy trình đánh giá sự phù hợp. Đây là hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất lượng, môi trường, đạo đức kinh doanh, điểm kiểm soát tới hạn..., đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường.
2.4.1. Mục tiêu của Hiệp định
- Thúc đẩy các mục tiêu của hiệp định chung về hàng rào thuế quan
- Khẳng định vai trò quan trọng trong các tiêu chuẩn và các hệ thống quốc tế về đánh giá sự phù hợp trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh thương mại
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp, không gây trở ngại cho thương mại quốc tế.
- Không ngăn cản các nước áp dụng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm chất lượng hàng xuất khẩu, bảo vệ sức khỏe, an toàn cuộc sống con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại và đảm bảo an ninh quốc gia.
2.4.2. Các nguyên tắc chính của Hiệp định TBT
(1) Không phân biệt đối xử
(2) Tính vừa đủ: Các biện pháp sẽ không được hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đạt được các mục tiêu theo đuổi
(3) Tính hài hòa: Các thành viên WTO có nghĩa vụ dùng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan làm cơ sở cho các quy định về kỹ thuật
(4) Tính minh bạch, nghĩa là bình luận của nước thứ ba về dự thảo các quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá hợp chuẩn gửi tới Uỷ ban TBT phải được xem xét
2.4.3. Nội dung của Hiệp định TBT
Gồm có 15 điều khoản và 3 phụ lục
Điều 1 : Các điều khoản chung
Điều 2 : Soạn thảo, thông qua và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật do các cơ quan chính phủ trung ương ban hành
Điều 3 : Xây dựng, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật do các cơ quan nhà nước địa phương và tổ chức phi Chính phủ ban hành
Điều 4 : Xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn
Điều 5 : Các quy trình đánh giá sự phù hợp do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện
Điều 6 : Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp bởi các cơ quan nhà nước trung ương
Điều 7 : Quy trình đánh giá sự phù hợp do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện
Điều 8 : Các quy trình đánh giá sự phù hợp do các tổ chức phi chính phủ thực hiện
Điều 9 : Các hệ thống quốc tế và khu vực
Điều 10 : Các thông tin về các văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp
Điều 11 : Trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên khác
Điều 12 : Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước thành viên đang phát triển
Điều 13 : Uỷ ban về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
Điều 14 : Tham vấn và giải quyết tranh chấp
Điều 15 : Điều khoản cuối cùng
- Bảo lưu
- Soát xét
Phụ lục 1 (của Hiệp định TBT) : Thuật ngữ và định nghĩa của Hiệp định này
1. Pháp quy kỹ thuật
2. Tiêu chuẩn
3. Các quy trình đánh giá sự phù hợp
4. Tổ chức hoặc hệ thống quốc tế
5. Tổ chức hoặc hệ thống khu vực
6. Cơ quan Chính phủ trung ương
7. Cơ quan Chính phủ ở địa phương
8. Tổ chức phi chính phủ
Phụ lục 2 (của Hiệp định TBT) : Các nhóm chuyên gia kỹ thuật
Phụ lục 3 (của Hiệp định TBT) : Quy chế thủ tục đối với việc soạn thảo chấp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn
- Các quy định chung
- Các quy định bổ sung
2.5. CÁC HÌNH THỨC RÀO CẢN
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau ở các nước tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản này có thể được chia làm các loại hình sau:
2.5.1. Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ
Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường, …
Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thuỷ sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học, …
2.5.2. Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không. Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo.
2.5.3. Các yêu cầu về nhãn mác
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản … Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém, nhất là ở Mỹ. Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.
2.5.4. Các yêu cầu về đóng gói bao bì
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, … Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng.
Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ởmỗi nước là khác nhau.
2.5.5. Phí môi trường
Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:
- Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.
- Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước và đất, hoặc gây tiếng ồn.
- Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường.
- Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
2.5.6. Nhãn sinh thái
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó.
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh”, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhưng không dán nhãn sinh thái do người tiêu dùng thường thích và an tâm khi sử dụng các “sản phẩm xanh” hơn. Ví dụ, trên thị trường Mỹ, các loại thuỷ sản có dán nhãn sinh thái thường có giá bán cao hơn, ít nhất 20%, có khi gấp 2-3 lần thuỷ sản thông thường cùng loại.
2.6. NHỮNG RÀO CẢN KỸ THUẬT Ở CÁC NƯỚC NHẬP KHẨU
2.6.1. Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và an toàn vệ sinh
Đây sẽ là một trong những rào cản được phát huy tác dụng nhiều nhất trong giai đoạn sắp tới, đặc biệt là đối với hàng thuỷ sản từ các nước đang phát triển. Đáp ứng những đòi hỏi khắt khe, đôi khi quá đáng của các nước phát triển mà trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ đã đi trước hàng thập kỷ đối với các nước đang phát triển là cả một vấn đề hết sức nan giải, đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài. 90% thương vụ gặp khó khăn khi đưa thuỷ sản vào các nước nhập khẩu có liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật (theo PGS. TS. Võ Thanh Thu)
a. Quy định của Mỹ
Theo Bộ Luật Liên bang Mỹ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích những mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. HACCP nhấn mạnh tính nhất thiết phải kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng.
Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA xem xét kế hoạch, chương trình HACCP, khi cần thì kiểm tra. Nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó.
FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu, đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” (Detention). 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bảo an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh”.
Nếu nước xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đã ký được Bản ghi nhớ (MOU) với FDA, cơ quan có thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thuỷ sản vào Mỹ mà không cần trình kế hoạch, chương trình HACCP. Tuy nhiên, FDA chỉ mới ký MOU cho mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh với Canada, Hàn Quốc và vài nước Nam Mỹ.
b. Quy định của Nhật Bản
Hiện nay ở Nhật việc kiểm tra hàng thuỷ sản nhập khẩu được thực hiện theo Luật Vệ sinh thực phẩm. Ngoại trừ cá hồi có xuất xứ từ Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Đài Loan, hàng xuất khẩu không cần có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, nhưng họ phải và chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Luật Vệ sinh thực phẩm.
Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản phải thông báo cho Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội. Khi nhận được thông báo, các thanh tra viên của Bộ sẽ có mặt tại cảng để kiểm tra sản phẩm. Việc quyết định xem có cần thiết kiểm tra chuyến hàng nhập khẩu hay không phụ thuộc vào sự đánh giá các yếu tố sau: đã từng vi phạm trước đó hay chưa, lịch sử nhập khẩu của một mặt hàng cụ thể, liệu đã có sự vi phạm được cơ quan hải quan báo cáo, thông tin về lĩnh vực vệ sinh của hàng hoá hay thông tin do nước xuất khẩu cấp có đầy đủ không. Các nội dung sẽ được kiểm tra gồm có:
- Nhãn hàng
- Kiểm tra cảm quan: màu sắc, độ tươi sáng, mùi, vị, …
- Kiểm tra tạp chất
- Kiểm tra nấm mốc
- Kiểm tra container, bao bì, …
Nếu như trong quá trình kiểm tra, lô hàng được xem là đạt yêu cầu, giấy chứng nhận sẽ được chuyển đến cơ quan quản lý nhập khẩu và sau đó được thông quan. Nếu như lô hàng bị kết luận là không đạt yêu cầu thì sẽ bị giữ lại để gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ.
c. Quy định của EU
Theo các chuyên gia thuỷ sản, EU có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Hàng thuỷ sản của các nước đang phát triển đưa vào EU phải tuân thủ theo các quy định sau đây:
- Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thuỷ sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp.
- Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gâ