Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam) đã thực hiện cuộc điều tra “Thực trạng ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp Việt Nam”, được công bố ngày 23/3/2006, nhằm đánh giá tổng quan thực trạng ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp năm 2004-2005. Đã có 2.233 doanh nghiệp tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ tham gia cuộc điều tra. Theo cuộc điều tra này, tỷ trọng đầu tư cho CNTT trong doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp chi tiêu cho phần cứng chiếm 59,9%, trong khi chi tiêu cho phần mềm chiếm 10,9%; đầu tư cho Internet và website chiếm 12,7%; dịch vụ 9,8%; đào tạo 4,8% và phụ kiện 1,8%. Theo ông Nguyễn Trí Thanh, Trưởng phòng tin học của Viện Tin học Doanh nghiệp thì “tỷ lệ đầu tư này cho thấy sự bất hợp lý giữa chi tiêu cho phần cứng và phần mềm so với tỷ lệ chung của thế giới. Hơn nữa, chi tiêu cho đào tạo (4,8%) là quá thấp để nâng cao kỹ năng CNTT cho đội ngũ nhân viên doanh nghiệp”.
Về ứng dụng phần mềm, số lượng phần mềm chuyên dùng chiếm tới 79,2%, trong đó đa số là các phần mềm kế toán, có khoảng 60% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán. Thị trường phần mềm kế toán dường như rất đa dạng khi Top 10 phần mềm kế toán thông dụng nhất cũng chỉ chiếm 35% thị phần. Một công trình khảo sát trên 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế TP.HCM – PGS. TS. Nguyễn Việt chủ nhiệm) về việc sử dụng các phần mềm kế toán cho ta thấy tỷ lệ như sau:
• Mua phần mềm có sẵn chiếm tỷ lệ 48%;
• Thuê các công ty phần mềm viết chiếm tỷ lệ 24%;
• Tự doanh nghiệp viết phần mềm chiếm tỷ lệ 21%;
• Còn lại là 7% các doanh nghiệp không sử dụng phần mềm kế toán.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6697 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam) đã thực hiện cuộc điều tra “Thực trạng ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp Việt Nam”, được công bố ngày 23/3/2006, nhằm đánh giá tổng quan thực trạng ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp năm 2004-2005. Đã có 2.233 doanh nghiệp tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ tham gia cuộc điều tra. Theo cuộc điều tra này, tỷ trọng đầu tư cho CNTT trong doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp chi tiêu cho phần cứng chiếm 59,9%, trong khi chi tiêu cho phần mềm chiếm 10,9%; đầu tư cho Internet và website chiếm 12,7%; dịch vụ 9,8%; đào tạo 4,8% và phụ kiện 1,8%. Theo ông Nguyễn Trí Thanh, Trưởng phòng tin học của Viện Tin học Doanh nghiệp thì “tỷ lệ đầu tư này cho thấy sự bất hợp lý giữa chi tiêu cho phần cứng và phần mềm so với tỷ lệ chung của thế giới. Hơn nữa, chi tiêu cho đào tạo (4,8%) là quá thấp để nâng cao kỹ năng CNTT cho đội ngũ nhân viên doanh nghiệp”.
Về ứng dụng phần mềm, số lượng phần mềm chuyên dùng chiếm tới 79,2%, trong đó đa số là các phần mềm kế toán, có khoảng 60% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán. Thị trường phần mềm kế toán dường như rất đa dạng khi Top 10 phần mềm kế toán thông dụng nhất cũng chỉ chiếm 35% thị phần. Một công trình khảo sát trên 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế TP.HCM – PGS. TS. Nguyễn Việt chủ nhiệm) về việc sử dụng các phần mềm kế toán cho ta thấy tỷ lệ như sau:
Mua phần mềm có sẵn chiếm tỷ lệ 48%;
Thuê các công ty phần mềm viết chiếm tỷ lệ 24%;
Tự doanh nghiệp viết phần mềm chiếm tỷ lệ 21%;
Còn lại là 7% các doanh nghiệp không sử dụng phần mềm kế toán.
Thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng sử dụng phần mềm ở các doanh nghiệp còn rất sơ khai, ngoài phần mềm kế toán, các phần mềm sử dụng phổ biến nhất là các phần mềm văn phòng của Microsoft, chiếm tỷ lệ 19,7%, sau đó là ứng dụng Internet cơ bản như lướt Web hay thư điện tử. Đa số các doanh nghiệp vẫn tỏ ra lưỡng lự khi đầu tư vào các phần mềm quản lý. Phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) chỉ chiếm 1,1%, trong đó ngành sản xuất đứng đầu trong ứng dụng ERP. Các doanh nghiệp nhỏ cảm thấy hài lòng với kiểu quản lý thủ công hiện nay và chưa tính toán thấu đáo về khả năng đầu tư vào gói phần mềm quản lý.
Bên cạnh việc thiếu thông tin về lợi ích của ứng dụng tin học và nhận thức chưa cao đã dẫn đến việc các doanh nghiệp chưa hoặc không đầu tư phù hợp cho lĩnh vực này. Điều này khiến doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thiệt thòi.
Hiện tại việc áp dụng tin học trong quản lý tài chính kế toán đã bao quát hầu hết các hoạt động nghiệp vụ chính, giúp giảm nhẹ công việc của cán bộ nghiệp vụ, tăng khối lượng công việc hoàn thành, tạo thuận lợi cho hoạt động tác nghiệp đã phát huy hiệu quả tốt. Tuy nhiên đa phần các ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay đều triển khai theo mô hình cục bộ, xử lý dữ liệu phân tán.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc áp dụng tin học trong doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một số bất cập sau:
8 Áp dụng tin học mới chỉ dừng ở mức thấp hỗ trợ tác nghiệp thay thế một phần các lao động thủ công.
8 Xét trên khả năng đáp ứng của việc ứng dụng CNTT với quy trình kinh doanh hiện tại, trên một số lĩnh vực chính vẫn còn nhiều yếu kém như:
- Chưa cung cấp được các thông tin mang tính hỗ trợ ra quyết định cho Lãnh đạo.
- Các hệ thống vẫn mang tính độc lập trong từng hệ thống, mức độ liên kết chia sẻ, trao đổi dữ liệu chưa cao.
Những vấn đề nêu trên có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
- Việc triển khai các hệ thống quản lý tài chính kế toán phụ thuộc nhiều vào việc cải tiến các quy trình nghiệp vụ, trong khi đó các quy trình nghiệp vụ chưa được chuẩn hóa và thiếu sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau với nhau, do vậy việc áp dụng tin học phải phân nhỏ theo lĩnh vực, do vậy mức độ đáp ứng đối với yêu cầu quản lý của ứng dụng chưa cao.
- Giữa việc hoạch định chính sách và xây dựng các mô hình áp dụng tin học chưa đồng bộ được với nhau, đặc biệt thiếu những quy hoạch, định hướng cụ thể cho từng lĩnh vực quản lý.
- Hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và chưa được quan tâm đầu tư đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ phục vụ trực tiếp cho công tác CNTT còn rất thiếu, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm. Hơn nữa tổ chức đội ngũ này chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả triển khai chưa cao.
Khi doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, bộ máy cồng kềnh hơn, hiệu quả kinh doanh đòi hỏi cao hơn hay khi doanh nghiệp sắp lên sàn chứng khoán thì đó cũng là lúc việc áp dụng tin học trong quản lý tài chính, kế toán cần phải được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó nhiều thách thức mới cũng sẽ nảy sinh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách khắc phục.
2.3 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC III HIỆN NAY.
Được thành lập để hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, một ngành công nghệ hiện đại và có tốc độ tăng trưởng nóng hiện nay ở Việt Nam, nên ngay từ khi mới thành lập, VNP3 đã được GPC và Tập đoàn BCVT Việt Nam đầu tư khá chu đáo cho việc ứng dụng CNTT tại đơn vị. Nhờ có hệ thống máy móc, thiết bị phần cứng hiện đại, được trang bị để phục vụ cho việc xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, và khai thác mạng lưới các dịch vụ viễn thông, nên việc ứng dụng CNTT ở VNP3 được tiến hành khá thuận lợi. Phòng kế toán của VNP3 đã được sử dụng các phần mềm trong công tác kế toán ngay từ buổi đầu đi vào hoạt động (năm 1997), trong khi vào thời điểm đó đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang làm kế toán thủ công là chính, và CNTT thời bấy giờ vẫn chưa phát triển mạnh ở Việt Nam. Điều này cho thấy VNP3 đã có một nền tảng vững chắc cho việc tiếp cận với công nghệ hiện đại và nâng cấp các ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động của mình. Những phần mềm được sử dụng tại phòng kế toán của Trung tâm lúc bấy giờ gồm có Microsoft Word và Microsoft Excel phiên bản 1997, và chương trình kế toán trên máy vi tính với Foxpro for Dos. Qua 10 năm hoạt động, Trung tâm đã có nhiều lần nâng cấp các hệ điều hành, phần mềm cũng như thay đổi các chương trình kế toán sử dụng. Hiện nay, Trung tâm đang sử dụng phần mềm kế toán Tài chính doanh nghiệp do Trung tâm điện toán và truyền số liệu (VDC), đơn vị trực thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam thiết kế, và bộ Microsoft Office 2003, mỗi nhân viên kế toán đều được trang bị một máy tính hiện đại có tốc độ xử lý cao, tất cả các máy tính của phòng kế toán đều chạy trên hệ điều hành Window XP.
2.3.1 Một số nét tổng quát về chương trình Tài chính doanh nghiệp (Verison 5.10VB).
2.3.1.1 Cơ sở dữ liệu, giao diện với người sử dụng.
Phần mềm Tài chính doanh nghiệp được sử dụng thống nhất trên toàn Tập đoàn BCVT Việt Nam và được áp dụng tại VNP3 từ đầu năm 2006. Phần mềm sử dụng hệ quản trị CSDL Oracle 8i; Hệ quản trị mạng Windows NT 4.0, NT 2000, Win XP, Unix; Sử dụng cho các máy trạm chạy trên nền các hệ điều hành Windows 95, 98, NT workstasion, NT 2000, XP; Giao diện sử dụng Visual Basic 6.0 (sp4 trở lên).
Việc sử dụng Hệ quản trị CSDL Oracle 8i cho phần mềm Tài chính doanh nghiệp là một quyết định đúng đắn và có tầm nhìn chiến lược của Tập đoàn BCVT Việt Nam. Hệ quản trị CSDL Oracle rất phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh của ngành BCVT cũng như xu hướng sử dụng Hệ quản trị CSDL của các Tập đoàn lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Có thể nói, Hệ quản trị CSDL Oracle là một hệ quản trị CSDL hàng đầu trên thế giới. Hơn hai phần ba trong số 500 Tập đoàn công ty lớn nhất thế giới (Fortune 500) sử dụng Oracle. Ở Việt Nam hầu hết các đơn vị lớn thuộc các ngành ngân hàng, kho bạc, thuế, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, dầu khí,… đều sử dụng hệ quản trị CSDL Oracle. Có được như thế là vì Oracle hiện đang dẫn đầu về các tính năng như:
Độ ổn định và tin cậy cao
Khả năng xử lý dữ liệu rất lớn, có thể lên đến hàng trăm TeraByte (1 TeraByte ~ 1,000 GigaByte ~ 1,000,000,000 KiloByte) mà vẫn đảm bảo tốc độ xử lý dữ liệu rất cao.
Khả năng bảo mật rất cao, Oracle đạt độ bảo mật cấp C2 theo tiêu chuẩn bảo mật của Bộ Quốc Phòng Mỹ và công nghệ CSDL Oracle vốn được hình thành từ yêu cầu đặt hàng của các cơ quan an ninh FBI và CIA.
Mặc dù đã có mặt tại Việt nam từ những năm 90 nhưng mãi cho đến cách đây vài năm, Oracle vẫn chỉ mới được các cơ quan nhà nước và các tổng công ty rất lớn sử dụng, vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm vì Oracle vốn được các doanh nghiệp liệt vào hạng “cao cấp và đắt tiền”. Cũng chính vì lẽ đó mà không có nhiều công ty phần mềm dám đầu tư xây dựng sản phẩm phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp theo công nghệ này. Vì vậy, Tập đoàn BC-VT Việt Nam đã tự đầu tư xây dựng phần mềm Tài chính doanh nghiệp cho riêng mình chứ không tìm mua phần mềm đã được các công ty phần mềm thiết kế sẵn ngoài thị trường.
Việc tự thiết kế phần mềm kế toán Tài chính doanh nghiệp có những thuận lợi và những khó khăn nhất định. Về thuận lợi là người viết am hiểu công việc của Tập đoàn, nên phần mềm viết ra sẽ nhanh chóng hỗ trợ được cho công việc, tiến độ có thể kiểm soát được và khi cần mở rộng phần mềm thì có thể được thực hiện dễ dàng. Những khó khăn sẽ gặp phải trong khi tự thiết kế phần mềm là người viết đôi khi không thành thạo hết các lĩnh vực nên đòi hỏi phải có người mô tả công việc, phải khảo sát công việc lâu dài, đối với doanh nghiệp lớn như Tập đoàn BCVT Việt Nam thì phải huy động nhiều người tham gia, kể cả những người nằm ngoài doanh nghiệp và điều quan trọng là chi phí thiết kế phần mềm khá cao.
2.3.1.2 Nguyên tắc phân quyền và lưu chuyển số liệu.
a. Phân quyền sử dụng chương trình.
- Kế toán trưởng của đơn vị được quy định là người có quyền cao nhất trong việc sử dụng chương trình.
- Mỗi kế toán viên khi sử dụng chương trình đều có một mã duy nhất gắn với các quyền sử dụng với mức độ khác nhau đối với hệ thống và từng phần hành nghiệp vụ.
- NSD chịu trách nhiệm về số liệu do mình cập nhật.
- NSD khác chỉ có quyền xem hoặc tách thống kê tài khoản, không thể sửa hạch toán tài khoản và tổng tiền Nợ, Có.
b. Lưu chuyển số liệu.
- Trong một đơn vị độc lập CSDL được quản lý tập trung và duy nhất.
- Số liệu giữa các cấp được truyền tự động theo yêu cầu quản lý và đảm bảo an toàn số liệu. Trong trường hợp đường truyền xấu có thể truyền theo phương pháp thủ công.
- Việc khai báo chế độ lưu chuyển thông tin do quản trị hệ thống mạng đơn vị đảm nhiệm.
2.3.1.3 Các Modules.
Chương trình Tài chính doanh nghiệp được chia thành các Modules sau:
Thuế VAT
Séc CK
Bảo hiểm
Vật tư,CC
Ngoại bảng
KẾ TOÁN
Công nợ
D.thu
Tài sản
XDCB
Tiền tệ
Module Kế toán: phản ánh nghiệp vụ kế toán tổng hợp
Module Vật tư, công cụ: phản ánh nghiệp vụ kế toán vật tư, công cụ
Module Công nợ: phản ánh nghiệp vụ kế toán công nợ
Module Tiền tệ: phản ánh nghiệp vụ kế toán tiền tệ các loại
Module XDCB: phản ánh nghiệp vụ kế toán xây dựng cơ bản
Module Thuế VAT: phản ánh nghiệp vụ kế toán thuế GTGT
Module Tài sản: phản ánh nghiệp vụ kế toán tài sản
Module Doanh thu: phản ánh nghiệp vụ kế toán kinh doanh hàng hoá
Module Ngoại bảng: phản ánh nghiệp vụ kế toán tài khoản ngoại bảng
Module Bảo hiểm: phản ánh nghiệp vụ bảo hiểm
Module Séc CK: theo dõi nghiệp vụ Séc chuyển khoản
2.3.1.4 Vào chương trình.
Khi mở chương trình, hệ thống sẽ yêu cầu NSD nhập các thông số cần thiết (Mã đơn vị, Mã NSD, mật khẩu), sau khi NSD nhập đúng, đủ các thông số yêu cầu rồi bấm phím [Nhập], màn hình sử dụng chương trình sẽ hiện ra. Nếu nhập sai, chương trình hiện thông báo “Cấm xâm nhập”. Đây là biện pháp bảo mật dữ liệu của chương trình.
Về cơ bản, phần mềm Tài chính doanh nghiệp có nội dung tương tự như phần mềm Fast Accounting đã được tiếp cận ở trường và các phần mềm kế toán khác có sẵn trên thị trường. Màn hình giao diện chính của Tài chính doanh nghiệp được thiết kế theo kiểu thực đơn và theo các phân hệ nghiệp vụ phù hợp với hoạt động kế toán của Tập đoàn. Menu chính của chương trình (Hình 2.3.1) gồm các mục sau:
Hình 2.3.1: Menu chính của chương trình
7 Hệ thống: Khai báo các thông số hệ thống của chương trình và các mã nghiệp vụ. Menu hệ thống bao gồm các menu con sau:
Hệ thống nội bộ, gồm các phần khai báo về đặc trưng của đơn vị mình là: Hệ thống mã đơn vị; mã phòng; Mã cán bộ; Mã người sử dụng chương trình.
Hệ thống chung, khai báo các phần dùng chung trong chương trình, gồm: Mã sản phẩm, dịch vụ; Hệ thống mã khu vực; Hệ thống mã ngân hàng; Hệ thống mã loại doanh nghiệp; Hệ thống mã tài khoản ngân hàng.
Số liệu, gồm các phần khai báo: Ưu tiên nghiệp vụ (khai báo các loại nghiệp vụ và sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng loại nghiệp vụ trong quá trình tạo chứng từ ghi sổ); Hạn thay đổi số liệu (chỉ ra hạn thay đổi số liệu theo từng nghiệp vụ); Truyền số liệu lên cấp trên;
Thay đổi người sử dụng.
7 Kế toán: Nhập hạch toán kế toán tổng hợp, chứa các nghiệp vụ và thông số liên quan đến phần kế toán, gồm các phần như: Hệ thống mã Tài khoản chi tiết; Hệ thống mã thống kê; Hệ thống mã tài khoản - thống kê; Mã loại chứng từ hạch toán; Nhập số dư đầu; Tổng hợp lại số liệu; Nhập chứng từ hạch toán…
7 Vật tư, Công nợ, Tiền tệ, XDCB, Thuế VAT, Tài sản, Ngoại bảng, Bảo hiểm…: là các menu quản lý nghiệp vụ chi tiết.
Bên cạnh đó, phần mềm Tài chính doanh nghiệp cũng có những điểm khác biệt so với Fast Accounting và các phần mềm kế toán khác có sẵn trên thị trường.
Chương trình Tài chính doanh nghiệp được chia làm hai chương trình con là chương trình Nhập chứng từ và chương trình Lập báo cáo, giao diện của hai chương trình này đều giống nhau. Sau khi nhập chứng từ xong, nếu muốn lập báo cáo thì phải chuyển qua đăng nhập vào chương trình Lập báo cáo, hệ thống không cho phép vừa nhập chứng từ vừa lập báo cáo trên cùng một chương trình con. Đây là điểm khác biệt so với chương trình kế toán máy Fast Accounting 2005 đã được học ở trường. Trong Fast Accounting 2005, NSD vừa nhập chứng từ vừa lập báo cáo trên cùng một giao diện của chương trình.
Một điểm khác biệt nữa là chương trình Tài chính doanh nghiệp được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, do đó chương trình chỉ cho phép ghi chép sổ sách kế toán theo hình thức này mà thôi. Còn trong Fast Accounting, NSD có thể lựa chọn một trong ba hình thức ghi sổ kế toán là: Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chung; Nhật ký chứng từ để ghi sổ kế toán. Sở dĩ có sự khác biệt này là do yêu cầu sử dụng của mỗi phần mềm khác nhau.
Fast Accounting là phần mềm được công ty Cổ phần Phần mềm Tài chính kế toán thiết kế sẵn để cung cấp cho khách hàng, là các công ty có nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán máy. Vì mỗi công ty khác nhau thì áp dụng một hình thức ghi sổ kế toán khác nhau tại đơn vị mình, nhằm đáp ứng được nhu cầu của tất cả các công ty, phần mềm Fast Accounting phải được thiết kế để sử dụng được nhiều hình thức ghi sổ kế toán khác nhau. Còn phần mềm kế toán Tài chính doanh nghiệp được Tập đoàn BCVT Việt Nam tự đầu tư thiết kế nên nó phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động kế toán của Tập đoàn, đồng thời thiết kế phần mềm kế toán Tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng một hình thức ghi sổ kế toán là hình thức Chứng Từ ghi sổ sẽ giúp Tập đoàn tiết kiệm chi phí hơn. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa phần mềm kế toán máy do doanh nghiệp tự đầu tư thiết kế với phần mềm kế toán máy được các công ty phần mềm thiết kế sẵn trên thị trường.
Cửa sổ khai báo các thông số hệ thống của chương trình Tài chính doanh nghiệp và thông số liên quan đến phần kế toán được thiết kế bao gồm hai phần:
: Phần bên trái hiển thị toàn bộ các thông số đã nhập
: Phần bên phải là phần nhập chi tiết cho từng thông số, chứa hai nút [Nhập] và [Xoá] ở phía dưới phần nhập dữ liệu để NSD nhận hay xoá bỏ phần dữ liệu đã nhập.
Cả hai phần này đều nằm trên cùng một cửa sổ, khi NSD chọn một thông số ở phần bên trái cửa sổ nhập liệu thì phần bên phải sẽ hiển thị thông tin chi tiết của thông số đó để NSD có thể nhập, sửa hoặc xoá các thông số này (Hình 2.3.2 và 2.3.3). Kiểu thiết kế cửa sổ khai báo như vậy tạo điều kiện cho NSD vừa xem được toàn bộ các thông số đã nhập, vừa có thể thực hiện thao tác chỉnh sửa hay nhập liệu cùng một lúc. Điều này giúp cho NSD đối chiếu và kiểm tra các thông số đã nhập một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Hình 2.3.2: Hệ thống mã tài khoản chi tiết
Hình 2.3.3: Hệ thống mã sản phẩm, dịch vụ
So với kiểu thiết kế cửa sổ nhập liệu của phần mềm kế toán Fast Accounting, cửa sổ nhập liệu của chương trình Tài chính doanh nghiệp tỏ ra hiệu quả hơn. Trong phần mềm kế toán Fast Accounting 2005, cửa sổ nhập các thông số hệ thống và các thông số liên quan đến phần kế toán được thiết kế gồm hai cửa sổ riêng biệt. Sau khi NSD chọn trên thực đơn phần thông số cần nhập, cửa sổ hiển thị toàn bộ các thông số hiện có thuộc phần thông số đã chọn sẽ hiện ra trước tiên. Khi NSD muốn nhập, sửa hay xoá một thông số nào đó trên cửa sổ này thì dịch con trỏ đến vị trí của thông số đó và dùng các phím chức năng do chương trình quy định để thực hiện thao tác, khi đó, một cửa sổ khác sẽ hiện ra để NSD tiến hành cập nhật dữ liệu (Hình 2.3.5 và 2.3.6). Nếu NSD muốn xem lại toàn bộ các thông số đã nhập thì phải sử dụng phím chức năng để thoát ra khỏi cửa sổ nhập liệu để trở về cửa sổ ban đầu. Như vậy, kiểu thiết kế cửa sổ nhập liệu của Fast Accounting làm cho NSD mất nhiều thời gian hơn cho việc kiểm tra, đối chiếu và cập nhật các thông số vì phải lặp lại nhiều lần các thao tác, đồng thời dễ gây ra nhầm lẫn hoặc bỏ sót các dữ liệu.
Hình 2.3.5: Màn hình hiển thị chi tiết các tài khoản
Hình 2.3.6: Màn hình cập nhật một tài khoản
- Trong phần nhập chứng từ, chương trình Tài chính doanh nghiệp cho phép NSD nhập chứng từ tổng hợp trước tiên, sau khi đã kiểm tra tính chính xác của các thông tin ban đầu trên chứng từ tổng hợp, hệ thống sẽ nhận chứng từ này và cho phép NSD liên kết tới phần nhập chứng từ chi tiết thuộc loại nghiệp vụ phát sinh gốc của chứng từ đã nhập. Chương trình có các loại nghiệp vụ phát sinh gốc sau: VT: vật tư; BH: bảo hiểm; CN: công nợ; TT: tiền tệ; NX: nguồn XDCB; CX: chi XDCB; NB: ngoại bảng; TV: thuế GTGT; TS: tài sản; TK: thống kê (Hình 2.3.7). Đây cũng là một điểm khác nữa của chương trình Tài chính doanh nghiệp so với Fast Accounting 2005. Trong Fast Accounting 2005, khi muốn nhập chứng từ, NSD phải xác định chứng từ chuẩn bị nhập thuộc loại nghiệp vụ phát sinh gốc nào, sau đó tìm trên chương trình thanh thực đơn của loại nghiệp vụ gốc đó, vào phần nhập chứng từ nằm trong nghiệp vụ đó và hạch toán. So với Fast Accounting 2005, phần nhập chứng từ trong chương trình Tài chính doanh nghiệp đảm bảo quy trình kiểm soát chứng từ trên máy chặt chẽ hơn. Chương trình Tài chính doanh nghiệp cho phép NSD có thể kiểm soát những thông tin cơ bản trên chứng từ (ngày chứng từ, loại chứng từ, số chứng từ, định khoản, số tiền) được hạch toán chính xác trước khi nhập tiếp các thông tin chi tiết. Điều này cũng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian chỉnh sửa trong trường hợp nhập sai thông tin trên chứng từ.
Hình 2.3.7:Màn hình nhập chứng từ hạch toán
2.3.2 Các phần mềm khác được sử dụng tại VNP3.
Bên cạnh việc sử dụng phần mềm kế toán máy hỗ trợ cho công việc kế toán, tại phòng kế toán của Trung tâm còn sử dụng bộ phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office 2003. Hai chương trình được sử dụng nhiều nhất là Mirosoft Word và Microsoft Excel. Microsoft Word được sử dụng cho việc soạn thảo các văn bản, các hợp đồng, các báo cáo kiểm kê, thiết kế mẫu chứng từ… của Trung tâm. Còn Microsoft Excel thường được sử dụng cho việc lập bảng tính thuế, bảng tổng hợp ngày công, tiền lương, bảng kê chi tiết đầu tư XDCB,…Kế toán đầu tư XDCB, kế toán thuế là những người thường xuyên sử dụng Microsoft Excel.
Ngoài ra, các chương trình ứng dụng Internet cơ bản như lướt Web (Internet Explorer) hay thư điện tử cũng được sử dụng tại phòng kế toán của Trung tâm nhằm trao đổi thông tin với Tập đoàn và truyền số liệu lên cấp trên trong trường hợp đường truyền trên phần mềm Tài chính doanh nghiệp bị lỗi.
2.3.3 Tình hình sử dụng các phần mềm tin học trong công tác kế toán tại VNP3.
Tuy phần m