Tiểu luận Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong những năm qua, h ệthống ngân hàng Vi ệt Nam đ ã đối mới một cách căn b ản về mô hình tổchức, cơ chếđiều hành và nghi ệp vụ Có thểnói hoạt động của hệthống ngân hàng đã có những đóng góp đáng k ểtrong s ựnghiệp đổi mới và phát tri ển kinh tếđất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng Vi ệt Nam b ộc lộ những yếu kém trong đi ều hành và ho ạt động nghiệp vụ, cụthểlà trong th ời gian qua đ ã xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt động tín dụng gây tổn thất không nh ỏcho các Ngân hàng Vi ệt Nam. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh ngân hàng là lo ại hình kinh doanh có r ất nhiều rủi ro, dễbị tổn thương khi có gian l ận và sai sót, vi ệc bảo đảm an toàn trong ho ạt động kinh doanh c ủa ngân hàng th ương mại không nh ững được các nhà kinh doanh ngân hàng qu an tâm mà còn là mối quan tâm c ủa các cơ quan qu ản lý Nhà nước, của toàn xã hội vìsựphá sản của một ngân hàng có th ể gây nên đ ổ vỡ dây chuy ền trong hệ thống tài chính – ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn b ộnền kinh tế. Đểngăn ngừa những tổn thất và các r ủi ro có th ể xảy ra trong quá trình ho ạt đông kinh doanh ngân hàng, ngoài các bi ện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan qu ản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi ngân hàng th ương mại phải có những biện pháp hữu hiệu. Chính vì vậy việc hình thành m ột hệthống kiểm toán nội bộlà m ột tất yếu đối với các ngân hàng Thương m ại. Đồng thời việc hoàn thiện công tác nàytrong ho ạt độngngân hàng nói chung và trong ho ạt động tín dụng nó riênglà m ột điều rất cần thiết không ch ỉcho bản thân các ng ân hàng Thương m ại mà còn cho c ảhệthống nền kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng đó nhóm đã quyết định chọn đềtài : “ Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộhoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Vi ệt Nam:

pdf40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -1- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 LÔØI MÔÛ ÑAÀU Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đối mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ … Có thể nói hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ, cụ thể là trong thời gian qua đã xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt động tín dụng gây tổn thất không nhỏ cho các Ngân hàng Việt Nam. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót, việc bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại không những được các nhà kinh doanh ngân hàng qu an tâm mà còn là mối quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước, của toàn xã hội vì sự phá sản của một ngân hàng có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính – ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt đông kinh doanh ngân hàng, ngoài các bi ện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có những biện pháp hữu hiệu. Chính vì vậy việc hình thành một hệ thống kiểm toán nội bộ là một tất yếu đối với các ngân hàng Thương mại. Đồng thời việc hoàn thiện công tác này trong hoạt độngngân hàng nói chung và trong ho ạt động tín dụng nó riêng là một điều rất cần thiết không chỉ cho bản thân các ngân hàng Thương mại mà còn cho cả hệ thống nền kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng đó nhóm đã quyết định chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam: Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -2- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Phần I : TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TM VIỆT NAM I. Tổng quan về kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng 1.1 Khái niệm kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng “Kiểm toán nội bộ” là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, thông qua đó đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. (Mục 1 Điều 2 Quy chế Kiểm toán nội bộ của TCTD, ban hành kèm theo Quy ết định số 37/2006/QĐ/-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc NHNN) Kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại (NHTM) là quá trình hoạt động một cách độc lập của những người có thẩm quyền thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm thu thập các bằng chứng để kiểm tra, đánh giá các thông tin kinh tế, tài chính và phi tài chính của NHTM, từ đó xác nhận và báo cáo Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo NHTM về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin đó, về chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ cũng như các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo NHTM, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về biện pháp, giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục và ngăn ngừa tái diễn những sai sót, vi phạm, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành của NHTM. 1.2 Mục tiêu của kiểm toán nội bộ: Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội (KTNB) bộ bao gồm: - Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng. - Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Nhằm thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiểm kiểm toán nội bộ được Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -3- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ với điều kiện không được vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan. 1.3 Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ: - Tính độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng; hoạt động kiểm toán nội bộ độc lập với các hoạt động điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng. - Tính khách quan: bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ. - Tính chuyên nghiệp: kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của tổ chức tín dụng. 1.4 Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ: - Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao. - Kiểm toán nội bộ phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của tổ chức tín dụng. Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của tổ chức tín dụng và khả năng xảy ra những rủi ro đó. Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một năm một lần. - Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng Kiểm toán nội bộ làm việc với Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấp hơn. - Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của tổ chức tín dụng và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -4- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 1.5 Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ: - Nội dung chính của hoạt động kiểm toán nội bộ là kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tùy theo quy mô, mức độ rủi ro cũng như yêu cầu cụ thể của từng tổ chức tín dụng, kiểm toán nội bộ có thể rà soát, đánh giá những nội dung sau: - Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Việc áp dụng, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy trình nhận dạng, phương pháp đo lường và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn. - Hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin tài chính, bao gồm cả hệ thống thông tin điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử. - Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và mức độ chính xác của hệ thống hạch toán kế toán và các báo cáo tài chính. - Cơ chế đảm bảo sự tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các quy định nội bộ, các quy trình, quy tắc tác nghiệp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. - Cơ chế, quy định, quy trình quản trị, điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng. - Các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản. - Đánh giá tính kinh tế và hiệu quả các các hoạt động, tính kinh tế và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được và mục tiêu hoạt động đề ra. - Thực hiện các nội dung khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, theo yêu cầu của Ban Kiểm toán, của Hội đồng quản trị. 1.6 Quy trình kiểm toán nội bộ: Quy trình kiểm toán nội bộ quy định các quy trình và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, lưu giữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ. Quy trình kiểm toán Các tổ chức tài chính - ngân hàng quy định những nội dung cụ thể theo bốn bước: - Chuẩn bị kiểm toán; - Thực hiện kiểm toán; - Lập và gửi báo cáo kiểm toán; - Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. 1.7 Sự khác nhau giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ ngân hàng: 1.7.1 Kiểm soát nội bộ: Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -5- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; b) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin qu ản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; c) Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ. 1.7.2 Kiểm toán nội bộ Tổ chức tín dụng phải thành lập kiểm toán nội bộ chuyên trách thuộc Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng. Kiểm toán nội bộ thực hiện rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng. Sự phát triển của hệ thống NHTM có vai trò quyết định tới sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân. Để các hoạt động kinh doanh của NHTM có hiệu quả, đòi hỏi phải có một hệ thống KSNB chặt chẽ với các chức năng hoạt động. Để thiết lập được một hệ thống KSNB chặt chẽ và hoạt động tốt trong thực tế, cần thiết phải có một bộ phận KTNB với mô hình tổ chức phù hợp với đặc thù từng NHTM, một đội ngũ kiểm toán viên nội bộ có trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, đòi hỏi phải có một hệ thống phần mềm trợ giúp hoạt động KTNB, một quy trình KTNB chi tiết với phương pháp KTNB cụ thể. NHTM phải tự xây dựng một bộ phận KTNB, tạo ra cho bộ phận KTNB có những công cụ và sức mạnh để kiểm tra hoạt động của hệ thống KSNB, phát hiện sai phạm, đưa ra khuyến nghị sửa chữa và giám sát sau kiểm toán chặt chẽ, để hoạt động KTNB trong NHTM thực sự hiệu quả, không chỉ là hình thức và bị hệ thống KSNB lấn át, bao trùm. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -6- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 II. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng 2.1 Lý luận cơ bản về tín dụng 2.1.1 Khái niệm về tín dụng  Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:  Sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.  Sự chuyển nhượng này có thời hạn  Sự chuyển nhượng này có kèm chi phí  Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, b ảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác 2.1.2 Các hình thức của tín dụng  Dựa vào mục đích tín dụng: phân chia làm 5 loại  Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghi ệp  Cho vay tiêu dùng cá nhân  Cho vay bất động sản  Cho vay nông nghiệp  Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu  Dựa vào thời hạn tín dụng: phân chia làm 3 loại  Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.  Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 – 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.  Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.  Dựa vào mực độ tín nhiệm của khách hàng: phân chia làm 2 loại:  Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.  Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác.  Dựa vào phương thức cho vay: phân chia làm 2 loại:  Cho vay theo món vay Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -7- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19  Cho vay theo hạn mức tín dụng  Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: phân chia làm 3 loại:  Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn  Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp  Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.2 Rủi ro tín dụng 2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng  Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của ngân hàng rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ cho khoản vay nào đó. 2.2.2 Biểu hiện của rủi ro tín dụng  Biểu hiện của rủi ro tín dụng là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ, không trả gây ra những tổn thất cho hoạt động tài chính của ngân hàng.  Có nhiều tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng như:  Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ  Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu  Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất  Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao  Nợ không có tài sản đảm bảo  Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên các NH cố gắng“thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau.  Nhiều NH cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi làcó rủi ro. Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro. Những thước đo rủi ro tín dụng này cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau.  Một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như sau:  Sự chậm chễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thoả thuận, hoặc chậm chễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -8- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19  Đối với tín dụng doanh nghiệp, là bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong phương thức hạch toán kế toán, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập  Việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm  Giá cổ phiếu của doanh nghiệp thay đổi bất lợi  Thu nhập ròng giảm trong 1 hoặc nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: ROA;ROE; EBIT  Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn ( chỉ tiêu vốn cổ phần/ nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành) hay mức độ hoạt động ( chỉ tiêu doanh thu/hàng tồn kho)  Độ chênh lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với kế hoạch khi mà tín dụng đã được cấp.  Thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại NH.  Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm 2 % hay 7% tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp. Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ NH các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không. 2.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và cả từ hai phía khách hàng và ngân hàng a. Về phía khách hàng:  Nguyên nhân chủ quan:  Trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ  Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ trong khi biện pháp xử lý thu hồi nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả  Nguyên nhân khách quan:  Môi trường kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng không thuận lợi (sự thay đổi về giá cả, nhu cầu thị trường, môi trường pháp lý hay chính sách chính phủ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục được) b. Về phía ngân hàng:  Nguyên nhân chủ quan: Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -9- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19  Quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay  Quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm sót sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng ngân hàng không phát hiện để ngăn chặn kịp thời 2.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng a. Ảnh hưởng đến ngân hàng bị rủi ro  Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản vốn huy động đến hạn, điều này sẽ làm ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến.  Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hang không còn đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. b. Ảnh hưởng đối với hệ thống n
Luận văn liên quan