Nhắc đến những vấn đề toàn cầu, có thể thấy một vấn nạn đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng, đó là tội phạm quốc tế, mà điển hình là chủ nghĩa khủng bố. Lịch sử phát triển
cho thấy sụ tồn tại từ rất lâu của khủng bố và một thực trạng đáng ngạc nhiên: càng ngày, thế
giới càng phải đau đầu và phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này. Kể từ sau chiến tranh
lạnh, cuộc chiến chống khủng bố mỗi ngày một gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Thế giới đã thực
hiện nhiều hành động và chương trình nh ằm tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố - mối đe doạ
tới nền hoà bình của nhân loại. Sau nhiều năm nhìn lại, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra cho
cuộc chiến không ngừng nghỉ này.
Trong phạm vi một bài tiểu luận, chúng tôi xin được nêu lên những khía cạnh về
nguồn gốc và quá trình phát triển của chủ nghĩa khủng bố, tại sao nó lại trở thành một vấn đề
toàn cầu.
Tiếp theo, chúng tôi xin đưa ra những nỗ lực chống khủng bố của thế giới, và đặc biệt
quan tâm đến Mỹ, lịch sử chống khủng bố của Mỹ, đánh giá các biện pháp mà Mỹ áp dụng để
đưa ra lí giải cho câu hỏi:
Liệu Mỹ có lợi dụng việc chống khủng bố để nhắm tới các mục đích khác, gây ảnh
hưởng đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước lớn không
Hiệu quả đạt được có lấn át những hệ quả phát sinh như bất ổn, xung đột ở nhiều khu
vực trên thế giới
Liệu việc chống khủng bố của Mỹ có thách thức luật pháp quốc tế hay không?
Cuối cùng, chúng tôi cũng xem xét đến sự chuyển giao giữa hai đời tổng thống để thấy
được tương lai của cuộc chiến chưa có hồi kết này.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9811 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khủng bố quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
Tiểu luận
Khủng bố quốc tế
- 2 -
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... - 1 -
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... - 2 -
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... - 3 -
A. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ....................................................................... - 4 -
I. Định nghĩa khủng bố ............................................................................................................... - 4 -
II. Nguồn gốc và quá trình phát triển .......................................................................................... - 4 -
B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ........................................................ - 5 -
I.Chủ nghĩa khủng bố sau Chiến tranh lạnh ................................................................................ - 5 -
II. Vì sao vấn đề khủng bố lại trở thành một vấn đề toàn cầu ...................................................... - 5 -
C. NỖ LỰC CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA CÁC NƯỚC .................................................................. - 7 -
I. Định nghĩa về chống khủng bố ................................................................................................ - 7 -
II. Nỗ lực chung của các nước .................................................................................................... - 7 -
III. Nỗ lực chống khủng bố của Mỹ ............................................................................................ - 9 -
1. Đĩnh nghĩa về khủng bố và chống khủng bố của Mỹ ........................................................... - 9 -
2. Lịch sử quá trình chống khủng bố của Mỹ .......................................................................... - 9 -
3. Các biện pháp mà Mỹ sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố ...................................... - 10 -
a. Ngoại giao ........................................................................................................ - 10 -
b. Ngăn chặn các nguồn viện trợ ........................................................................... - 11 -
c. Tình báo ........................................................................................................... - 11 -
d. Quân sự ............................................................................................................ - 12 -
4. Đánh giá cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ................................................................... - 13 -
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. - 17 -
- 3 -
MỞ ĐẦU
Nhắc đến những vấn đề toàn cầu, có thể thấy một vấn nạn đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng, đó là tội phạm quốc tế, mà điển hình là chủ nghĩa khủng bố. Lịch sử phát triển
cho thấy sụ tồn tại từ rất lâu của khủng bố và một thực trạng đáng ngạc nhiên: càng ngày, thế
giới càng phải đau đầu và phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này. Kể từ sau chiến tranh
lạnh, cuộc chiến chống khủng bố mỗi ngày một gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Thế giới đã thực
hiện nhiều hành động và chương trình nhằm tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố - mối đe doạ
tới nền hoà bình của nhân loại. Sau nhiều năm nhìn lại, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra cho
cuộc chiến không ngừng nghỉ này.
Trong phạm vi một bài tiểu luận, chúng tôi xin được nêu lên những khía cạnh về
nguồn gốc và quá trình phát triển của chủ nghĩa khủng bố, tại sao nó lại trở thành một vấn đề
toàn cầu.
Tiếp theo, chúng tôi xin đưa ra những nỗ lực chống khủng bố của thế giới, và đặc biệt
quan tâm đến Mỹ, lịch sử chống khủng bố của Mỹ, đánh giá các biện pháp mà Mỹ áp dụng để
đưa ra lí giải cho câu hỏi:
Liệu Mỹ có lợi dụng việc chống khủng bố để nhắm tới các mục đích khác, gây ảnh
hưởng đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước lớn không
Hiệu quả đạt được có lấn át những hệ quả phát sinh như bất ổn, xung đột ở nhiều khu
vực trên thế giới
Liệu việc chống khủng bố của Mỹ có thách thức luật pháp quốc tế hay không?
Cuối cùng, chúng tôi cũng xem xét đến sự chuyển giao giữa hai đời tổng thống để thấy
được tương lai của cuộc chiến chưa có hồi kết này.
- 4 -
A. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
I. Định nghĩa khủng bố
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và thống nhất về khủng
bố. Điều này bắt nguồn từ việc định nghĩa khủng bố còn tuỳ thuộc vào người đưa ra định
nghĩa đó và n ó theo phương diện nào. Qua nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã lựa chọn định
nghĩa của một tổ chức toàn cầu mang tính khách quan và phổ biến hơn cả, đó là định nghĩa
của Liên Hiệp Quốc đưa ra vào năm 1992:
“Khủng bố là các phương pháp gây ra bất an bằng các hành động bạo lực được lặp đi
lặp lại, thực hiện bởi các chủ thể nhà nước, tổ chức hay cá nhân bí mật (hoặc nửa bí mật) vì
các lý do chính trị hay tội ác, bằng cách đó thì đối tượng trực tiếp của hành vi bạo lực không
phải là đối tượng chính (trừ trường hợp ám sát).”
Một câu hỏi được đặt ra là : tại sao việc định nghĩa về khủng bố lại khó khăn và có sự
trái ngược trong nhiều phiên bản như vậy? Thứ nhất, khủng bố là một vấn đề phức tạp và có
tầm ảnh hưởng bao trùm đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống từ chính trị, kinh tế, quan hệ
quốc tế, xã hội... ảnh hưởng đến các quốc gia lớn, nhỏ...vì vậy nhận định khủng bố như thế
nào còn tuỳ thuộc vào con mắt chủ quan của người đưa ra định nghĩa, vào hệ tư tưởng và
chính sách của quốc gia định nghĩa, cũng như trên các phương diện khác nhau như quốc
phòng, luật pháp… Điều đáng nói ở đây là các chính phủ khi đưa ra định nghĩa về khủng bố
luôn nhằm mục tiêu phục vụ cho lợi ích lâu dài của quốc gia họ, là cơ sở để đảm bảo cho các
hoạt động “chống khủng bố” về sau mà tiêu biểu là nước Mỹ. Trong phần sau của bài, chúng
tôi sẽ đề cập sâu hơn tới việc chống khủng bố của Mỹ và việc Mỹ đưa ra những định nghĩa
của riêng họ về khủng bố và chống khủng bố.
II. Nguồn gốc và quá trình phát triển
Sau khi tìm hiểu định nghĩa về khủng bố, một câu hỏi được đặt ra là khủng bố bắt
nguồn từ khi nào. Khái niệm khủng bố xuất hiện sớm nhất trong lịch sử từ thời kỳ đại cách
mạng Pháp cuối thể kỉ XVIII – khi giai cấp bị bóc lột có những hành động cực đoan để chống
lại giai cấp thống trị. Cho đến cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa khủng bố diễn ra ngày càng mạnh ở
các nước phát triển thuộc thế giới thứ ba – một hệ quả của chính sách thực dân mà các nước
tư bản thực hiện trên toàn cầu. Tuy nhiên phải đến thập kỉ 60 của thế kỉ XX mới xuất hiện
“chủ nghĩa khủng bố quốc tế” có tổ chức trên phạm vi thế giới. Đây là giai đoạn bùng nổ các
tổ chức khủng bố quốc tế – hệ quả của quá trình giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
Các tổ chức vũ trang nảy sinh đặc biệt từ các quốc gia và khu vực có mâu thuẫn đan xen và
phức tạp, tập kích vào quan chức và dân thường hòng đạt được các mục tiêu dân tộc.
- 5 -
Có thể dẫn ra ví dụ về Quân đội cộng hoà Bắc Ailen IRA với mục tiêu tách Bắc Ailen
ra khỏi nước Anh đã tiến hành các hoạt động khủng bố trong suốt 30 năm, làm cho 3000
người chết và hơn 3 vạn người bị thương trong các cuộc tập kích, ám sát, gây nổ.
Thập kỷ 70 chứng kiến sự phát triển ngày càng nhanh và đa dạng của các loại hình
khủng bố: cướp máy bay, cưỡng đoạt, bắt cóc con tin, ám sát...1
Tuy nhiên, phải cho đến thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, tính chất của chủ nghĩa
khủng bố cả trong nước hay trên phạm vi quốc tế mới bắt đầu có những biến đổi rõ rệt.
B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
I.Chủ nghĩa khủng bố sau Chiến tranh lạnh
Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của chủ nghĩa khủng bố sau Chiến tranh lạnh
Sự kiện chiến tranh lạnh kết thúc chính là một trong những nguyên nhân cốt cán dẫn
tới sự bùng nổ của chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới. Chúng ta có thể đưa ra nhận định đó
theo những nguyên nhân sau :
Năng lực kiềm chế và kiểm soát quốc tế giảm đi
Mâu thuẫn dân tộc ngày càng nổi lên
Sự phát triển của chủ nghĩa Hồi giáo chính thống và các thế lực tôn giáo truyền
thống khác
Sự phát triển nhanh chóng của các giáo phái kiểu mới
Sự phổ cập không ngừng của công nghệ cao
Sự mở rộng của vũ khí giết người hàng loạt và nhân viên kỹ thuật chuyên
nghiệp
Sự ủng hộ của một số nước phương Tây đối với hoạt động chống chính phủ
trong nội bộ nước khác
Một số nước lớn trong xử lý công việc quốc tế kiên trì “tiêu chuẩn song trùng”.
Có thể nói sự bùng nổ của chủ nghĩa khủng bố sau chiến tranh lạnh đã gây ra sự đe
doạ nghiêm trọng cho đời sống quốc tế, có thể kể ra đây một số những ảnh hưởng như sau:
Phá hoại an ninh và ổn định của xã hội quốc tế
Đe doạ đến an ninh tính mạng và tài sản đại đa số người trong xã hội quốc tế
Là một nhân tố quan trọng gây ra chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang
Dẫn đến sự tranh chấp ngoại giao nghiêm trọng giữa một số quốc gia.
II. Vì sao vấn đề khủng bố lại trở thành một vấn đề toàn cầu
1 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
- 6 -
Khi xét một vấn đề trong xã hội có phải là một vấn đề toàn cầu hay không chúng ta
cần dựa vào những đặc trưng của một vấn đề toàn cầu.
Thứ nhất, một vấn đề được coi là vấn đề toàn cầu khi nó có quan hệ trực tiếp đến hoạt
động sống của mọi người trên trái đất, không phân biệt địa vị giai cấp – chính trị, xã hội, đến
sự phát triển của toàn thể nhân loại, đến vận mệnh của các quốc gia dân tộc. Khủng bố có
sức đe doạ lớn vì nó là một hành vi bạo lực có tính toán và mang tính cực đoan rất cao. Nó
không chỉ đe doạ đến sự phát triển của con người mà còn đe doạ đến sự sống còn của con
người. Tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng mở rộng. Hoạt động của chủ
nghĩa khủng bố đang lan tràn trên phạm vi toàn cầu chứ không bó hẹp trong các địa điểm
truyền thống như trước. Trên khắp các châu lục đều có sự xuất hiện của các nhóm khủng bố
vũ trang, các hoạt động khủng bố diễn ra với quy mô lớn và dày đặc: châu Âu (Anh, Pháp,
Italia, Tây Ban Nha...), châu Mỹ (Mỹ, Mexico, Venezuela, Colombia, Brazil...), châu Phi
(Angeri, Kenya, Tarzania...) và đặc biệt là châu Á – điểm nóng của thế giới với Israel,
Palestine, Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc...
Không chỉ có phạm vi ảnh hưởng rải khắp các châu lục, nạn nhân của chủ nghĩa khủng
bố quốc tế cũng rất rộng rãi. Thực tế cho thấy nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố không phân
biệt màu da, chủng tộc, độ tuổi hay giới tính... Họ có thể là những quan chức chính khách,
những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn về chính trị nhưng phần lớn họ là những người dân
thường vô tội. Thậm chí các tổ chức quốc tế bảo vệ nền hoà bình, an ninh và phát triển toàn
cầu như Liên Hiệp Quốc cũng trở thành mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố.
Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, khi mà các quốc gia ngày càng gắn bó với nhau
trong nhiều lợi ích chung thì phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố càng có cơ hội lan
rộng. Nhất là khi hành vi khủng bố phương hại trực tiếp đến an ninh – lợi ích tối thượng của
quốc gia – dân tộc. Một quốc gia chịu hậu quả của chủ nghĩa khủng bố có thể kéo theo sự
thay đổi trong chính sách đối ngoại, nhất là các nước lớn và do đó, chủ nghĩa khủng bố đã
gián tiếp thể hiện tầm ảnh hưởng bao trùm trên phạm vi toàn cầu.
Thứ hai, một vấn đề toàn cầu kêu gọi phải được giải quyết, vì nếu không được giải
quyết thì chúng sẽ đe doạ, phá huỷ cơ sở tồn tại của chính con người. Vấn đề khủng bố là một
trong những vấn đề đang làm đau đầu tất cả các quốc gia trong việc tìm cách giải quyết.
Khủng bố chính là mức đe doạ cao nhất về mặt an ninh bởi nó gắn liền với bạo lực – một thứ
bạo lực đáng sợ ở chỗ nó rất cực đoan và lại không thể lường trước. Nếu như nạn khủng bố
không được giải quyết thì nó sẽ đe doạ đến môi trường hoà bình quốc tế – là cơ sở cho sự tồn
tại của con người. Trên thực tế, hầu hết các nước đều đã thông qua luật pháp coi khủng bố là
tội phạm hình sự. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp an ninh như tăng cường sức mạnh của
- 7 -
lực lượng cảnh sát, quân đội hay thành lập các lực lượng đặc biệt chống khủng bố, và hơn cả
là hợp tác với các quốc gia khác.
Thứ ba, việc giải quyết một vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự đầu tư về phương tiện
vật chất, sự hợp tác quốc tế về mọi mặt không phân biệt chế độ xã hội, tôn giáo, chính kiến,
đòi hỏi sự nâng cao cả về nhận thức và thực tiễn. Cùng với tầm ảnh hưởng to lớn của chủ
nghĩa khủng bố, các quốc gia đều nhận thức rõ rằng, những biện pháp đơn phương là không
đủ để ngăn chặn và tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Thực tế đã cho thấy càng ngày càng xuất
hiện nhiều sự hợp tác trong quá trình chống khủng bố. Liên Hiệp Quốc cùng các cơ quan liên
quan đã soạn thảo một khung pháp lý chung cho hoạt động chống khủng bố: bảo trợ và soạn
thảo ra 16 văn bản pháp luật gồm 11 hiệp định, 4 nghị định thư và một hiệp định bổ sung. Từ
ngày 10 – 13/12/2006, trong khuôn khổ hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Philippines, lãnh
đạo các nước ASEAN đã ký hiệp ước chung về chống khủng bố. Các quốc gia cũng thiết lập
những mạng lưới chung chia sẻ thông tin tình báo về khủng bố, tập trận chung, thực hiện
đồng nhất các biện pháp cấm vận về ngoại giao và kinh tế áp dụng với các nước tài trợ khủng
bố và các tổ chức khủng bố.2
Tóm lại, ta có thể khẳng định rằng khủng bố là một vấn đề toàn cầu vì nó mang đầy đủ
những đặc trưng cơ bản của một vấn đề toàn cầu. Hơn thế nữa, nó còn là một vấn đề toàn cầu
đang đe doạ rất lớn tới nền hoà bình, ổn định và phát triển của thế giới.
C. NỖ LỰC CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA CÁC NƯỚC
I. Định nghĩa về chống khủng bố
II. Nỗ lực chung của các nước
Chủ nghĩa khủng bố đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng vấn đề này đang ngày càng gây
nên những hậu quả trầm trọng trên thế giới. Đặc biệt là sau chiến tranh lạnh, sự phát triển của
chủ nghĩa khủng bố khiến cho xã hội quốc tế không thể không quan tâm. Sự kiện 11/09/2001
mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời cũng là kỷ
nguyên cho sự hợp tác quốc tế chống khủng bố. Chưa từng bao giờ các quốc gia trên thế giới
lại hô hào chống khủng bố quyết liệt như ngày nay. Nhiều nước trước đây vốn có những bất
đồng về quan điểm trong việc chống khủng bố thì nay có thể ủng hộ và hợp tác với nhau trên
mặt trận này.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đưa ra tuyên bố chỉ bốn ngày sau vụ đánh bom ở
Oklahoma: “Nếu không tử hình những kẻ phạm tội tày trời như vậy thì không biết phải phạm
tội gì mới nên xử cực hình”. Tiếp sau đó là hàng loạt các biện pháp được nhiều quốc gia áp
dụng, chung sức trên mặt trận chống khủng bố, như ngày 05/01/1996, hội nghị lần thứ XIV
của Hội đồng Bộ trưởng Nội vụ các Quốc gia Arập đã thông qua dự án chiến lược cộng đồng
2 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
- 8 -
Arập chống lại hoạt động khủng bố. Pêru và Bôlivia áp dụng hành động liện hợp quốc chống
hoạt động khủng bố và thoả thuận điều chỉnh pháp luật đối phó với loại tội phạm này trong
ngày 23/01/1996. Liên tiếp trong nhiều năm sau đó đã có rất nhiều các cuộc diễn tập chống
khủng bố, giải cứu con tin ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hàng loạt các cơ quan tình báo
được thành lập như: Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), cục điều tra liên bang (FBI), Cơ
quan tình báo CHLB Đức (BND), Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), Tình báo Israel
(Mossad)… và luôn đặt mục tiêu an ninh quốc gia lên hàng đầu, cũng như coi chủ nghĩa
khủng bố là kẻ thù cần quan tâm nhất.
Ngay sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, các thành viên trong nội các
chiến tranh của Tổng thống Bush đã tuyên bố không thể ngăn chặn các phần tử cực đoan hung
hăng nhất tiến hành các cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm hơn bằng vũ khí sinh học, hóa học
hoặc hạt nhân. Mỹ nhanh chóng tạo được một mạng lưới ủng hộ khổng lồ cho cuộc chiến
chống khủng bố của mình, từ cả khối NATO cho đến Nga, Trung Quốc -những quốc gia kiêu
hãnh xưa nay có xu hướng phản đối chính sách của Mỹ; từ những nước lớn như Anh, Pháp,
Đức, Canada, Italy cho đến các quốc gia nhỏ bé thuộc Liên Xô (cũ) như Kazakhstan,
Turkmenistan; từ những đồng minh quen thuộc như Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Ấn Độ
cho đến những người bạn bất đắc dĩ như Pakistan. Không phải ngẫu nhiên mà sau sự kiện gây
chấn động toàn cầu này, các nước trên thế giới sát lại với nhau, tình hình chính trị của từng
khu vực cũng có những thay đổi đáng kể. Lí do đơn giản vì thế giới ngày càng nhận thức
được sự lộng hành của chủ nghĩa khủng bố, hầu như có thể nói bất kỳ một quốc gia nào cũng
có khả năng trở thành mục tiêu. Một khi hiểu được chống khủng bố là chống trên mọi phương
diện, hầu hết các quốc gia đều lựa chọn biện pháp hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Trong dẫn độ, thực thi pháp luật, luật pháp quốc tế, sự hợp tác thực thi tăng đáng kể
giữa các quốc gia tiếp tục được mở rộng trong năm 2003. Năm 2004, cộng đồng thế giới tiến
hành một chiến dịch chưa từng có nhằm phá vỡ lưu chuyển tài chính cho mạng lưới khủng bố
và làm tê liệt khả năng vận hành của chúng trên phạm vi toàn cầu. Lực lượng đặc nhiệm
chống khủng bố được Đại hội đồng thành lập năm 2005 cùng với nhiều chương trình hành
động được phát triển như: giúp đỡ các nước thành viên trong hoạt động chống khủng bố, ngăn
ngừa hành động tấn công bằng khủng bố, hỗ trợ kỹ thuật… Ngày 31/10/2006, các cường quốc
hạt nhân - Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp – cùng nhiều nước khác chính thức áp dụng
Sáng kiến toàn cầu về chống khủng bố hạt nhân. Chương trình này được Nga và Mỹ đưa ra
cách đây gần 3 năm (15/6/2006) và tới nay, tất cả các quốc gia của Liên minh Châu Âu đều là
thành viên của sáng kiến này.
Có thể thấy không ít những hành động được các quốc gia áp dụng để tạo nên một biến
chuyển tốt đẹp hơn cho tình hình thế giới. Quan trọng hơn cả, đây là nỗ lực của không chỉ một
- 9 -
nước riêng lẻ, mà là sự đoàn kết, chung tay của toàn nhân loại trong mặt trận chống khủng bố
đang ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn.
III. Nỗ lực chống khủng bố của Mỹ
Chủ nghĩa khủng bố đã có những tác động rất sâu sắc đến thế giới, và nó không chỉ
ảnh hưởng đến an ninh của riêng một quốc gia mà đến toàn nhân loại. Vì vậy, việc chống lại
chủ nghĩa khủng bố là một việc làm tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều tranh cãi về Chủ
nghĩa khủng bố cũng như Chống khủng bố do sự khác nhau trong lợi ích cũng như cách nhìn.
Phần dưới đây, nhóm chúng tôi chỉ tập trung vào cách nhìn của một chủ thế duy nhất – nước
Mỹ.
1. Đĩnh nghĩa về khủng bố và chống khủng bố của Mỹ
a. Định nghĩa khủng bố
Mỹ định nghĩa khủng bố là: "… những hành vi có liên quan đến bạo lực… hoặc những
hành động ảnh hưởng đến tính mạng…mà vi phạm vào luật hình sự của Hoa Kỳ hoặc bất kỳ
bang nào và…có ý đồ (i) hăm dọa hoặc ép buộc công dân; (ii) gây ảnh hưởng đến chính sách
của chính phủ bằng việc hăm dọa hay ép buộc; hoặc (iii) gây ảnh hưởng đến cách chỉ đạo của
chính phủ bằng việc thảm sát hàng loạt, ám sát, hay bắt cóc và xảy ra trong lãnh thổ thuộc
thẩm quyền quản lý của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc xảy ra ngoài lãnh thổ thuộc thẩm
quyền của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ…"3
b. Định nghĩa về chống khủng bố
Thuật ngữ chống khủng bố để chỉ các hoạt động mang tính thực tiễn, chiến thuật, kỹ thuật và
chiến lược mà các chính phủ, quân đội, lực lượng cảnh sát hay những cơ quan khác sử dụng để đối
phó với những mối hiểm họa hay hành động khủng bố, thực sự làm hay bị gán cho.4
2. Lịch sử quá trình chống khủng bố của Mỹ
Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ (thường được gọi The War on Terrorism hay War
on Terror) là cụm từ chung chỉ các xung đột về quân sự, chín