Tiểu luận Một số biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học, nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Phù Lưu, tỉnh Tuyên Quang

Trong báo cáo của BCHTW Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi, bài tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện, ký túc xá ” và "Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII khẳng định: " Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học” và “sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của người nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo”. Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục - đào tạo, Nhà nước đã và đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra là: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục ”. Đổi mới quản lý trường trung học phổ thông nhằm triển khai thực hiện phân ban THPT, trong đó có nội dung đổi mới cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. "Đổi mới chương trình gắn liền với những yêu cầu về trang bị và sử dụng thiết bị dạy bộ môn theo quan niệm tiên tiến về phương pháp dạy học, coi thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện minh hoạ “trực quan hoá” điều trình bày, giảng giải của giáo viên mà chính là nguồn tri thức, phương tiện truyền tải thông tin phương tiện tư duy, nghiên cứu học tập, tiếp cận tự nhiên và xã hội giúp học sinh tự tìm kiến thức. Cần quan tâm khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, giảm dần và tiến tới khắc phục tình trạng dạy chay”. Chấm dứt tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những thiết bị dạy học tối thiểu, bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trường học thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố quan trọng nhằm đổi mới phương pháp, đưa việc dạy học đến tầm chất lượng mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc chuẩn hoá, hiện đại hoá trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là việc làm khó khăn. Để thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, trước mắt các nhà trường phải sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có và huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Trường THPT Phù Lưu, tỉnh Tuyên Quang mới được thành lập 08/1995, nhưng được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sau 14 năm xây dựng và phát triển nhìn chung cơ sở vật chất của nhà trường đã đáp ứng được cho việc dạy học hai ca, nhưng trang thiết bị dạy học nghèo nàn, quản lý, sử dụng kém hiệu quả. Từ năm học 2006-2007 cả nước thực hiện chương trình phân ban THPT, thay sách giáo khoa lớp 10, đến năm học 2007-2008 thực hiện thay sách giáo khoa lớp 11 và năm học 2008-2009 thay sách giáo khoa lớp 12. Trường Phù Lưu cũng được đầu tư trang thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ quy định. Nhưng thiết bị dạy học thiếu đồng bộ, khó lắp ráp, chưa có hệ thống phòng chức năng, nên việc bảo quản và sử dụng chưa hiệu quả.

doc36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học, nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Phù Lưu, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan