Kinh doanh bán lẻ là hoạt động kinh doanh thương mại nhằm tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ tới những cá nhân người tiêu dùng hoặc những tập thể hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận.
Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mô hinh kinh doanh bán lẻ khác
nhau. Sự đa dạng của các mô hình cũng như đặc trưng của một mô hình cũng thể
hiện sự khác nhau ở từng quốc gia. Điều này được quyết định bởi đặc trưng của
mỗi nền kinh tế. Tuy thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhỏ lẻ, manh mún, xong
cũng được nhận xét là “ thế giới có cái gì thì Việt Nam có cái đó”. Các loại hình
bán lẻ của Việt Nam cũng bao gồm loại hình hiện đại và loại hình kinh doanh
truyền thống.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của G7 - Mart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM
Nhóm 1 MTKD-Lớp: t03 1
Tiểu luận
Tìm hiểu về môi trường kinh
doanh của G7-Mart
Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM
Nhóm 1 MTKD-Lớp: t03 2
Mục Lục
Mục Lục..................................................................................................................................... 1
Đề tài : ....................................................................................................................................... 2
Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của G7-Mart ....................................................................... 2
Phần trình bày : .......................................................................................................................... 2
PHẦN I : KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH BÁN LẺ .......................................................... 2
1. Khái niệm . ......................................................................................................................... 3
2.Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại. ........................................................................ 3
II. Mô hình cửa hàng tiện ích : ................................................................................................ 6
1. Khái niệm : ....................................................................................................................... 6
2. Đặc trưng .......................................................................................................................... 6
3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ khác ............. 7
3.1. Những ưu điểm .......................................................................................................... 7
3.2. Nhược điểm. ............................................................................................................... 8
4. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích ............................................................... 9
PHẦN II : KINH DOANH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM ..................................... 9
1. Khái quát về kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam. ................................................ 9
2. Một số hệ thống cửa hàng tiện ích tiêu biểu ...................................................................11
2.1 Cửa hàng tiện lợi Family Mart .............................................................................11
2.2. Cửa hàng tiện lợi Circle K : ..................................................................................12
2.3. Chuỗi cửa hàng Co.op Food ..................................................................................12
2.4. Cửa hàng tiện lợi Shop & Go ..................................................................................13
PHẦN III : CỬA HÀNG TIỀN LỢI G7 MART ...................................................................14
Chương I : SƠ LƯỢC VỀ CTCP TM & DV G7 ( G7 MART) ...............................................14
I.Bối cảnh hình thành CTCP TM & DV G7: ......................................................................14
II. G7 Mart – nhà bán lẻ số 1 Việt Nam .............................................................................15
1.Mục tiêu của G7 Mart : ...................................................................................................15
2. Mô hình kinh doanh của G7: ..........................................................................................16
III. G7 Mart – Chặng đường đã qua : .................................................................................17
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG & HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC .....................18
I.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI :..................................................................18
II.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: ................................................................22
III.HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC SƠ BỘ : .....................................................................25
1.CÁC CHIẾN LƯỢC G7 MART ĐÃ & ĐANG THỰC HIỆN: .......................................25
2.HOẠCH ĐỊNH & ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC SƠ BỘ CHO G7 MART CỦA NHÓM ....28
PHẦN IV: KẾT LUẬN .............................................................................................................30
Tài liệu tham khảo:....................................................................................................................31
Thông tin nhóm .........................................................................................................................31
Đề tài :
Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của G7-Mart
Phần trình bày :
PHẦN I : KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH BÁN LẺ
Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM
Nhóm 1 MTKD-Lớp: t03 3
1. Khái niệm .
Kinh doanh bán lẻ là hoạt động kinh doanh thương mại nhằm tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ tới những cá nhân người tiêu dùng hoặc những tập thể hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận.
Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mô hinh kinh doanh bán lẻ khác
nhau. Sự đa dạng của các mô hình cũng như đặc trưng của một mô hình cũng thể
hiện sự khác nhau ở từng quốc gia. Điều này được quyết định bởi đặc trưng của
mỗi nền kinh tế. Tuy thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhỏ lẻ, manh mún, xong
cũng được nhận xét là “ thế giới có cái gì thì Việt Nam có cái đó”. Các loại hình
bán lẻ của Việt Nam cũng bao gồm loại hình hiện đại và loại hình kinh doanh
truyền thống.
Loại hình bán lẻ truyền thống bao gồm :
- Chợ.
- Quán tạp hóa.
Loại hình bán lẻ hiện đại bao gồm:
-Đại siêu thị (hyper market).
-Các siêu thị ( super market).
-Các trung tâm thuơng mại (department store).
-Các trung tâm mua sắm (shopping mall).
-Loại hình cửa hàng tiện ích.
-Loại hình cửa hàng chuyên doanh.
2.Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại.
Nhìn chung có thể phân kinh doanh bán lẻ ra thành các loại hình như sau:
-Thứ nhất là đại siêu thị (hyper market): Là loại hình kinh doanh với diện tích
bán hàng khoảng trên 2500m2, với ít nhất 35xa % diện tích dành cho những sản
phẩm không thiết yếu. Đại siêu thị thường ở vị trí trung tâm hoặc đóng vai trò
trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm.
Ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất Big C Đồng Nai là mang dáng dấp của đại
siêu thị, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ hơn rất nhiều so với các đại siêu thị ở nước
ngoài. Hiện nay, loại hình kinh doanh đại siêu thị cũng rất có tiềm năng phát triển
ở nước ta, song có một vấn đề hết sức khó khăn là về mặt bằng và tiền vốn.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hệ thống các trung tâm của tập đoàn Metro Cash
and Carry mang dáng dấp như một đại siêu thị, tuy nhiên lại không phải là đại siêu
thị vì đối tượng khách hàng chính mà Mêtro nhắm tới là các tổ chức, các doanh
Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM
Nhóm 1 MTKD-Lớp: t03 4
nghiệp sản suất hay những người kinh doanh mua hàng hóa là để bán chứ không
phải là người tiêu dùng cuối cùng, hay nói cách khác đó là các trung tâm bán buôn
chứ không phải bán lẻ như các đại siêu thị.
- Thứ hai là các siêu thị ( super market): Siêu thị được dùng nhiều nhất để chỉ
một diện tích bán hàng từ 400m2 đến 2500m2 với ít nhất 70% hàng hóa là thực
phẩm và các hàng hóa thường xuyên khác. Loại hình siêu thị, ở Việt Nam hiện nay
có khoảng trên 570 siêu thị rải khắp các tỉnh thành kể cả siêu thị trong nước lẫn
siêu thị của nước ngoài. Ví dụ: siêu thị Hapromart, Fivi-mart, Co.op mart, Big C,
… Tuy nhiên, các siêu thị này thường có quy mô rất nhỏ mà theo các chuyên gia
đánh giá thì nó chỉ tương đương với những cửa hàng bách hóa ở các nước khác, và
mới chỉ dừng ở mức độ các cửa hàng tự chọn chứ chưa phải là tự phục vụ, đúng
với nghĩa của "Supermarket". Đa số các siêu thị có danh mục hàng tương đối
phong phú song xét về chủng loại thì vẫn còn nghèo nàn. Chất lượng hàng hóa
trong siêu thị nhìn chung tốt. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng người tiêu dùng mua
phải hàng quá hạn sử dụng hay chất lượng chưa đảm bảo... Việc quản lý và trưng
bầy hàng hóa trong các siêu thị vẫn còn nhiều vấn đề, rất ít siêu thị mà toàn bộ
hàng hóa được quản lý theo mã vạch. Nhiều hàng hóa được gắn mã số, có nơi mã
số được viết bằng tay. Quản lý hàng bằng mã số gây cản trở rất nhiều trong việc
tính toán, lưu giữ số liệu, vừa mất thời gian lại rất dễ có sai sót...Đặc biệt có một
điều trái ngược mà ta có thể thấy rõ là trong khi các siêu thị ở các nước thường bán
với mức giá thấp và trung bình thì giá hàng hoá trong các siêu thị Việt Nam thường
cao hơn so với giá ở bên ngoài của các cửa hàng bách hoá hay giá chợ. Nguyên
nhân của sự chênh lệch này được lý giải theo nhiều cách. Siêu thị phải chịu chi phí
lớn như: tiền thuê mặt bằng, cải tạo và xây dựng thành cửa hàng, trang thiết bị, tiền
điện nước, lương nhân viên, thuế...Còn về nguồn nhân lực kinh doanh siêu thị ở
Việt Nam (kể cả các nhà quản lý và nhân viên siêu thị) thì chưa có kinh nghiệm và
thiếu tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Đặc biệt, thái độ phục vụ
của nhân viên siêu thị đối với khách hàng còn rất kém, có nơi còn bị phàn nàn là cư
xử thiếu văn hóa.
-Thứ ba là các trung tâm thuơng mại (department store): Là một nơi bán hàng
với diện tích bán hàng thường từ 2500m2 trở lên bán chủ yếu là các hàng hóa phi
thực phẩm và có ít nhất năm nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực khác nhau,
thông thường là ở các tầng khác nhau.
Trong trung tâm thương mại thường bày bán các mặt hàng cao cấp, giá đắt và
ngay cả các siêu thị bên trong các department store cũng có giá đắt hơn các siêu thị
thông thường.đối với các trung tâm thương mại. Do xu thế đô thị hóa được đẩy
nhanh, tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến hành phá bỏ các chợ truyền
thống cũ kỹ và xây dựng các trung tâm thương mại trên địa điểm cũ để tận dụng lợi
thế thương mại của các địa điểm này. Tuy nhiên, số lượng loại hình này cũng vẫn
còn ít, cả nước hiện nay ước tính chỉ có khoảng xấp xỉ 60 trung tâm thương mại.
Chẳng hạn như: Parkson, Diamond plaza…Trên thực tế, có nhiều trung tâm thương
Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM
Nhóm 1 MTKD-Lớp: t03 5
mại không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định như: diện tích kinh
doanh chưa đạt mức tối thiểu; bảo quản hàng hoá không đúng quy trình; thiếu các
điều kiện cần thiết để phục vụ khách hàng (khu vệ sinh, khu giải trí)...
-Thứ tư là các trung tâm mua sắm (shopping mall) : Đặc điểm nổi bật của
loại hình này là có diện tích rất rộng, rộng hơn cả đại siêu thị hay trung tâm
thương mại. Bên trong trung tâm mua sắm thường có cả đại siêu thị, siêu thị, trung
tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị chuyên doanh…với rất nhiều dãy nhà mà
người tiêu dùng muốn đi hết các khu vực cũng phải mất cả ngày.hiện nay, ở Việt
Nam mới chỉ có duy nhất Lotte Mart thành lập vào ngày 18/12/2008 được xem là
na ná với shopping mall. Trung tâm thương mại có diện tích kinh doanh gần
33.400 m2, vốn đầu tư 75 triệu đô la Mỹ này là liên doanh giữa Lotte Mart và
doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Minh Vân. Hai bên lên kế hoạch sẽ mở
30 trung tâm thương mại khắp các thành phố lớn của Việt Nam trong vòng 10 năm
tới với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ đô la Mỹ. Trước đó, vào đầu năm 2008, Công
ty Cổ phần đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCIC) cũng ký hợp tác xây dựng khu
phức hợp thương mại dịch vụ Tân Phong cùng 2 đối tác là Tập đoàn Mapletree
(Singapore) và Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO). Khu
phức hợp Tân Phong (Tân Phong Shopping Complex) đặt tại quận 7 - TP.HCM với
diện tích hơn 4,2 ha tương đương 42000m2, cùng tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu
USD. Bao gồm khu kinh doanh thương mại, siêu thị Coopmart, cao ốc văn phòng
và nơi vui chơi, giải trí của người dân, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là
dự án và chưa được hoàn thành
-Thứ năm đó là loại hình cửa hàng tiện ích (Convenience store ) : Loại mô
hình này ở Việt Nam bắt đầu bùng nổ từ năm 2006, là một loại cửa hàng nhỏ,
diện tích khoảng trên 50m2 chuyên bày bán các loại hàng thiết yếu phục vụ hàng
ngày cho người tiêu dùng.
Loại hình này thường được coi như là cánh tay kéo dài của các siêu thị, đại siêu
thị, len lỏi vào các khu dân cư để phục vụ người tiêu dùng một cách nhanh chóng,
tiện lợi và hiệu quả nhất.
Trước đó, Massan cũng đã từng kinh doanh nhưng đã thất bại. Hiện nay, có
khoảng 2000 cửa hàng tiện ích đang hoạt động ở khắp các tỉnh thành, bên cạnh đó
là hàng ngàn các cửa hàng mới được nâng cấp lên từ các cửa hàng tạp hóa trước
đây. Các cửa hàng tiện ích tiêu biểu nhất như: G7mart, Speedy, co.op, shop$go
…riêng về cửa hàng tiện ích sẽ được phân tích cụ thể trong phần II.
Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM
Nhóm 1 MTKD-Lớp: t03 6
- Thứ sáu là loại hình cửa hàng chuyên doanh: các cửa hàng chuyên doanh cửa
hàng này chỉ kinh doanh duy nhất một loại mặt hàng hay nhóm hàng. Chẳng hạn
như cửa hàng điện thoại di động, cửa hàng chuyên doanh thực phẩm, cửa hàng
điện máy…
Các cửa hàng chuyên doanh hiện nay cũng đang được các doanh nghiệp chú
ý đến như: chuyên doanh cửa hàng thực phẩm, chuyên doanh cửa hàng điện thoại,
chuyên doanh cửa hàng điện tử, các cửa hàng bán quần áo…ví dụ như cửa hàng
thực phẩm co.op food... Hiện nay, loại hình kinh doanh này đang được coi là phù
hợp và có tiềm năng phát triển do thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu
dùng trẻ tuổi Việt Nam. Thị phần loại hình kinh doanh này tại Việt Nam hiện
chiếm khoảng 14,4% thị trường bán lẻ.
II. Mô hình cửa hàng tiện ích :
1. Khái niệm :
Cửa hàng tiện ích là một cửa hàng nhỏ, diện tích khoảng trên 50m2, chuyên
bày bán các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người tiêu
dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Đây là một phân khúc mới của thị trường bán lẻ mà nhiều nước trên thế giới
đã từng phát triển qua cách đây 12-13 năm. Qui mô nhỏ, đầu tư không lớn nhưng
mô hình cửa hàng tiện lợi có lợi thế là phục vụ nhanh và chu đáo.
2. Đặc trưng
Từ định nghĩa rút ra ở trên có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, diện tích nhỏ, đặt gần khu dân cư, ở những nơi tiện đường giao thông.
- Thứ hai, mặt hàng bày bán đa dạng phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người
dân.
- Thứ ba, cách trưng bày hàng hóa hiện đại, khoa học, tiện lợi cho người mua.
- Thứ tư, mở cửa thời gian tối đa trong ngày, có thể mở cửa 24h và suốt 7 ngày
trong tuần.
- Thứ năm, cách thức phục vụ hiện đại, thuận tiện bất kể thời gian, giao hàng tận
nhà cho khách hàng.
- Thứ sáu, giá cả thường cao hơn so với các loại hình phân phối truyền thống do
cộng thêm các yếu tố tiện ích.
Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM
Nhóm 1 MTKD-Lớp: t03 7
- Thứ bảy, đối tượng phục vụ: phục vụ cho những khách hàng có ít thời gian, có
thu nhập tương đối, có nhu cầu mua sắm nhanh, tốn ít thời gian mà vẫn đảm bảo số
lượng, chất lượng, an toàn và vệ sinh.
Như vậy, cửa hàng tiện lợi về cơ bản bày bán các mặt hàng phục vụ mọi nhu
cầu thiết yếu của người dân giống như loại hình cửa hàng tạp hóa truyền thống,
nếu có thể thay thế được các cửa hàng tạp hóa thì sẽ thu được thắng lợi lớn do thị
trường cực kỳ rộng lớn.
3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ
khác
3.1. Những ưu điểm
Trước hết phải khẳng định rằng ưu thế lớn nhất, vượt trội nhất của các cửa
hàng tiện ích so với các kênh khác đó chính là yếu tố tiện ích, tiết kiệm thời gian.
Đối với các kênh phân phối hiện đại như đại siêu thị, siêu thị và trung tâm
mua sắm thì cửa hàng tiện ích có một số đặc điểm ưu thế hơn như:
Đầu tư ít vốn: việc mở một cửa hàng tiện ích đơn giản hơn rất nhiều so với
mở một siêu thị hay đại siêu thị do vấn đề về mặt bằng vì một cửa hàng tiện ích chỉ
cần mặt bằng rộng khoảng 50m2 là có thể mở được trong khi một siêu thị cần ít
nhất là 400m2 chính vì thế sẽ thu hồi vốn được nhanh hơn.
Vị trí: Cũng vì thuận lợi hơn trong vấn đề mặt bằng nên các cửa hàng tiện
ích sẽ dễ dàng được mở ở gần khu dân cư hơn đáp ứng tốt hơn những nhu cầu tức
thời của người tiêu dùng.
Giá cả cạnh tranh: do đầu tư ít hơn và chi phí thấp hơn. Đây là một đặc
điểm hết sức quan trọng.
Chu đáo và nhanh chóng : Cách thức phục vụ của cửa hàng tiện ích chu
đáo hơn đối với khách hàng. Điều này là đương nhiên vì một cửa hàng tiện ích nhỏ
hơn với khối lượng khách hàng ít hơn sẽ dễ dàng quan tâm đến khách hàng của họ
hơn so với một siêu thị hay đại siêu thị với lượng khách hàng đông hơn gấp nhiều
lần.
Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM
Nhóm 1 MTKD-Lớp: t03 8
Việc mở cửa với thời gian tối đa trong ngày cũng trở thành một lợi thế của
cửa hàng tiện ích khi mà các siêu thị, đại siêu thị hay các trung tâm thương mại
cũng chỉ mở cửa từ 7h sáng đến 9h đêm.
Đối với các kênh truyền thống thì cửa hàng tiện ích sang trọng hơn, hàng
hóa chất lượng hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, cách trình bày bắt
mắt và khoa học hơn trong khi chợ hay các cửa hàng truyền thống thì luôn ồn ào,
lộn xộn hơn, thiếu tính thẩm mỹ hơn và đặc biệt hàng hóa không được đảm bảo về
chất lượng , an toàn.
Cửa hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân: Cũng
như siêu thị, trung tâm thương mại, các kênh phân phối truyền thống chỉ mở cửa
vào một thời gian nhất định trong ngày. Chợ thường chỉ mở cửa từ 5h sáng còn cửa
hàng tạp hoá cũng chỉ thường mở cửa từ 7h sáng đến 22h đêm.
Vị trí cũng là lợi thế của cửa hàng tiện ích so với kênh truyền thống. Điều
này được thể hiện rõ khi khách hàng có nhu cầu mua nhanh một thứ đồ thì thay vì
việc phải mất công gửi xe vào chợ mua hàng vừa mất thời gian vừa mất chi phí họ
sẽ ghé vào một cửa hàng tiện ích ngay bên đường và mua một cách nhanh chóng,
tiện lợi.
3.2. Nhược điểm.
Tuy có những ưu điểm hơn so với các loại hình kinh doanh khác, nhưng cửa
hàng tiện ích cũng có một số nhược điểm so với các kênh phân phối hiện đại khác
cũng như các kênh phân phối truyền thống:
Đối với các kênh phân phối hiện đại:
Do diện tích hẹp hơn nên vấn đề đa dạng hóa các loại mặt hàng không thể
sánh bằng các siêu thị được.
Đối tượng khách hàng sẽ hẹp hơn: đối với những khách hàng có thời gian họ
sẽ thích đi siêu thị với hàng hoá phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ hơn là
đi mua ở cửa hàng tiện ích. Không những thế đi siêu thị còn để ngắm hoặc tham
gia các tiện ích khác như: trò chơi điện tử…, nhiều người còn coi việc đi siêu thị là
hình thức giải trí cùng bạn bè người thân mỗi dịp cuối tuần. Những điều này không
thể thực hiện khi đi vào cửa hàng tiện ích.
Đối với các kênh truyền thống:
Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM
Nhóm 1 MTKD-Lớp: t03 9
Giá cả ở cửa hàng tiện ích luôn cao hơn so với các kênh truyền thống như chợ
hay cửa hàng tạp hóa do phải cộng thêm các yếu tố tiện ích.
Đối với cửa hàng tạp hóa: Vốn đầu tư cho một cửa hàng tiện lợi lớn hơn nhiều
so với một cửa hàng tạp hóa, việc đào tạo nhân công, chăm sóc khách hàng hay
trang bị thiết bị hiện đại cũng tốn rất nhiều chi phí.
Đối với chợ: cửa hàng tiện lợi có không gian hẹp hơn và chắc chắn sẽ có ít sự
lựa chọn hơn cho khách hàng đặc biệt là đối với những loại mặt hàng rau, củ, quả,
thịt tươi sống...
4. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích
Qua sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên, ta có thể rút ra một cách ngắn
gọn những điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích tốt nhất như sau:
Vị trí: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt ở những nơi đông dân cư, mật độ
người qua lại lớn, tiện đường giao thông như: gần chợ, gần công viên, bến tàu xe,
mặt đường…hoặc những nơi có quy hoạch hiện đại, văn minh, quy củ, nơi vắng
bóng những loại cửa hàng nhỏ, hàng rong…
Khách hàng: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt khi người dân có thu nhập
tăng lên, đủ điều kiện chi trả cho những tiện ích cộng thêm, những người bận rộn,
có ít thời gian dành cho mua sắm, và có phong cách