Lịch sửa Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Có thể nói chính nguyện
vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Ngày 9/5/1950,
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman đã nêu ra ý tưởng và đề xuất trong bài phát bi ểu nổi
ti ếng (ngày này hiện cũng được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu). Ngày 18-4-1951, sáu quốc gia gồm Pháp, Bỉ , Hà Lan, Luxembourg, Italia và CHLB Đức đã ký hiệp ước
thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu gọi tắt là ECSC. Các ngành công nghiệp than và thép,
những ngành và nguồn lực then chốt phục vụ chiến tranh, không nên được quản lý bởi từng quốc
gia riêng lẻ mà cần được đặt dưới sự kiểm soát chung độc lập đối với các quốc gia.
Vào tháng 3-1957, sáu quốc gia này ký tiếp các hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế chung
châu Âu (EEC) và Cộng đồng nguyên tử Châu Âu (EURATOM) tại Rôma. Mục đích của EEC là
thi ết l ập nên một thị trường chung làm nền tảng cho những bước hội nhập tiếp theo. EEC là một
liên minh thuế quan, thương mại hàng hoá gi ữa các quốc gia thành viên được miễn thuế và có
một hệ thống thuế quan chung đối với thị trường các quốc gia ngoài Liên minh. EEC,
EURATOM và ECSC được gọi chung là Cộng đồng châu Âu (EC). Bản dự thảo xây dựng Liên
minh châu Âu trong tương lai bao gồm: Cộng đồng châu Âu (EC), hình thành chính sách đối
ngoại và an ninh chung và hình thành sự hợp tác trong chính sách đối nội và tư pháp.
Tháng 2-1992, các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ của các quốc gia thành viên Cộng đồng
châu Âu EC đã ký Hiệp ước về Liên minh châu Âu (EU). Nội dung cốt lõi của Hiệp ước này là
những qui tắc về một liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU). EU được thành lập bởi Hiệp ước
Maastricht vào 1/1/1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). EMU bắt đầu có hiệu lực từ
1/1/1999. Như vậy, chủ quyền về chính sách tiền tệ chuyển từ các ngân hàng trung ương quốc
gia sang Ngân hàng Trung ương châu Âu. Đồng tiền chung Euro bắt đầu được đưa vào sử dụng.
Đầu năm 2002, với việc phát hành tiền giấy và tiền xu Euro, việc thống nhất ti ền tệ đã hoàn
thành. Đến nay EU đã có 27 quốc gia thành viên chủ yếu thuộc Tây Âu.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổng quan về chính sách thương mại EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI EU
2
I. Khái quát:
Lịch sửa Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Có thể nói chính nguyện
vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Ngày 9/5/1950,
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman đã nêu ra ý tưởng và đề xuất trong bài phát biểu nổi
tiếng (ngày này hiện cũng được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu). Ngày 18-4-
1951, sáu quốc gia gồm Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Italia và CHLB Đức đã ký hiệp ước
thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu gọi tắt là ECSC. Các ngành công nghiệp than và thép,
những ngành và nguồn lực then chốt phục vụ chiến tranh, không nên được quản lý bởi từng quốc
gia riêng lẻ mà cần được đặt dưới sự kiểm soát chung độc lập đối với các quốc gia.
Vào tháng 3-1957, sáu quốc gia này ký tiếp các hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế chung
châu Âu (EEC) và Cộng đồng nguyên tử Châu Âu (EURATOM) tại Rôma. Mục đích của EEC là
thiết lập nên một thị trường chung làm nền tảng cho những bước hội nhập tiếp theo. EEC là một
liên minh thuế quan, thương mại hàng hoá giữa các quốc gia thành viên được miễn thuế và có
một hệ thống thuế quan chung đối với thị trường các quốc gia ngoài Liên minh. EEC,
EURATOM và ECSC được gọi chung là Cộng đồng châu Âu (EC). Bản dự thảo xây dựng Liên
minh châu Âu trong tương lai bao gồm: Cộng đồng châu Âu (EC), hình thành chính sách đối
ngoại và an ninh chung và hình thành sự hợp tác trong chính sách đối nội và tư pháp.
Tháng 2-1992, các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ của các quốc gia thành viên Cộng đồng
châu Âu EC đã ký Hiệp ước về Liên minh châu Âu (EU). Nội dung cốt lõi của Hiệp ước này là
những qui tắc về một liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU). EU được thành lập bởi Hiệp ước
Maastricht vào 1/1/1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). EMU bắt đầu có hiệu lực từ
1/1/1999. Như vậy, chủ quyền về chính sách tiền tệ chuyển từ các ngân hàng trung ương quốc
gia sang Ngân hàng Trung ương châu Âu. Đồng tiền chung Euro bắt đầu được đưa vào sử dụng.
Đầu năm 2002, với việc phát hành tiền giấy và tiền xu Euro, việc thống nhất tiền tệ đã hoàn
thành. Đến nay EU đã có 27 quốc gia thành viên chủ yếu thuộc Tây Âu.
- 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
- 1981: Hy Lạp
- 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
3
- 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
- 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta,
Cộng hòa Síp.
- 1/1/2007: Romania, Bungary
EU đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống pháp luật tiêu chuẩn áp dụng cho tất
cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và
vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa
phương. Mười sáu nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung Euro tạo nên khu vực đồng
Euro. EU đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ
chức Thương mại Thế giới, G8, G20 và Liên hiệp quốc. Liên minh châu Au đã thông qua việc
bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 3 quốc gia
không phải là thành viên Liên minh châu Âu. Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua
một hệ thống chính trị siêu quốc gia và lien chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan
trọng của EU bao gồm Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa
án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu ÂU.
Tổng GDP của EU là 60.000 tỷ USD trong năm 2010. Tổng xuất nhập khẩu của EU đứng đầu
thê giới.
Vào năm 2008:
- EU xuất khẩu hơn 1300 tỷ USD (đứng thứ nhấtt)
- EU nhập khẩu hơn 1500 tỷ USD (đứng thứ nhất)
=> EU là đối tác thương mại quan trọng của các nền kinh tế lớn trên thế giới.
4
Biểu đồ xuất nhập khẩu của các nền kinh tế lớn trong năm 2008:
Biểu đồ xuất nhập khẩu qua các năm gần đây của EU:
(nguồn: eurostat)
5
Có thể thấy từ năm 2004-2008,, xuất nhập khẩu của EU tăng dần nhưng từ 2008-2009, lượng
xuất nhập khẩu của EU tụt xuống 1 cách nhanh chóng. Đây chính là hậu quả của khủng hoảng
kinh tế thế giới từ năm 2007, cho đến cuối năm 2008 nó đã ảnh hưởng đến nền kinh tế EU một
cách rõ rệt.
EU là một thị trường lớn trên thế giới, có thu nhập, mức sống cao và khá đồng đều,
có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm nói chung
Các mặt hàng EU xuất khẩu bao gồm máy móc, mô tô, hàng không, nhựa, dược
phẩm, hóa chất, nhiên liệu, giấy, dệt kim, hàng tiêu dùng… nhưng trong đó mặt hàng chủ
yếu mà EU xuất khẩu là máy móc và phương tiện vận tải
Các mặt hàng EU nhập khẩu bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, hàng không,
nhựa, dầu thô, hóa chất, hàng dệt may, kim loại, thực phẩm…
II. Chính sách thương mại chung của EU:
1. Chính sách thương mại nội khối
EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở Châu Âu. Bởi vậy, chính sách thương mại
chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia. Nó bao gồm chính sách
thương mại nội khối và chính sách ngoại thương.
1. Chính sách thương mại nội khối
Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu
Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan (xoá bỏ các hàng
rào thuế quan và phi quan thuế) để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn; và
điều hoà các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên.
Một thị trường chung Châu Âu bảo đảm tạo ra các cơ hội tương tự cho mọi người trong thị
trường chung và ngăn ngừa cạnh tranh được tạo ra do sự méo mó về thương mại. Một thị trường
đơn lẻ không thể vận hành một cách suôn sẻ nếu như không thống nhất các điều kiện cạnh tranh
áp dụng. Vì mục đích này, các nước EU đều nhất trí tạo ra một hệ thống bảo hộ sự cạnh tranh tự
do trên thị trường.
6
2. Chính sách ngoại thương
Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các
nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu (EC) là người đại diện duy nhất cho Liên Minh trong việc
đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại
dựa trên cơ sở Hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: không phân biệt đối xử,
minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong
chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ
cấp xuất khẩu.
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá, đẩy mạnh tự do hoá thương mại. Hiện nay,
các nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu. Các chính sách phát triển ngoại thương của EU từ 1951 đến nay là những nhóm chính sách
chủ yếu sau: Chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự
do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thực hiện các
chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể hóa Châu
Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên Minh trên thị trường
thế giới.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp: Chống bán
phá giá (Anti-dumping), chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách
chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” để ngăn chặn tình trạng hàng
hoá xâm nhập ồ ạt từ bên ngoài vào cũng như để bảo vệ cho các nhà sản xuất trong nước.Trong
khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những
hàng hoá đánh cắp bản quyền.
Bên cạnh đó, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát
triển và chậm phát triển. Đó là Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP). Trong hệ thống GSP
của EU qui định khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 10%, 20%, 35% đối với hàng nông sản và
15%, 25% và 35% đối với hàng công nghệ phẩm. Theo GSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ
1/7/1999 thì những trường hợp sau được hưởng ưu đãi thêm:
- Bảo vệ quyền của người lao động.
- Bảo vệ môi trường.
7
Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển và nhóm các nước chậm phát
triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Nhóm các nước chậm phát triển được hưởng
ưu đãi cao hơn nhóm các nước đang phát triển.
A- CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI EU-MỸ
I- Tổng quan
Không có một mối quan hệ kinh tế nào trên thế giới lại có sự gắn kết chặt chẽ và lớn
mạnh như quan hệ thương mại nối hai bờ Đại Tây Dương : Liên minh châu Âu và Hoa
Kỳ.
Nền kinh tế của Eu và Hoa Kỳ kết hợp đã chiếm khoảng một nửa của tổng GDP toàn thế
giới. (Tổng 2009: Mỹ : 14.119 tỷ USD; EU: 16.447 tỷ USD; Toàn thế giới: khoảng 62 tỷ
USD - Nguồn Wikipedia)
- Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều là 364,2 tỷ Euro.
- Trong đó EU xuất 204,4 tỷ Euro. Mặt hàng chủ yếu máy móc, các phương tiện
giao thông, hóa chất. khoáng sản, nhiên liệu
- EU nhập 159,8 triệu Euro. Mặt hàng chủ yếu là máy móc, các phương tiện giao
thông, hóa chất.
Số liệu 2009 – Nguồn: Ủy ban thương mại của Liên minh châu Âu.
Như vậy, Mỹ là đối tác xuất khẩu số 1 và là đối tác nhập khẩu đứng thứ 2 của Liên minh
châu Âu. (Xuất khẩu vào Mỹ chiếm 18,7% và nhập khẩu từ Mỹ chiếm 13,3% kim ngạch
xuất - nhập khẩu của EU)
Chính sách thương mại của EU với Hoa Kỳ rất được chú trọng vì Hoa Kỳ là một trong
hai đối tác thương mại lớn nhất bên cạnh Trung Quốc của LM châu Âu.
II- Chính sách
8
Chính sách thương mại bao trùm là : Tăng cường, làm sâu sắc hơn quan hệ thương
mại với đối tác chiến lược Hoa Kỳ.
- Trên lĩnh vực nông nghiệp, chính sách này thể hiện ở việc cam kết giảm các rào cản
thương mại cho đối tác Hoa Kỳ. (Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/10/2009 cam
kết sẽ hợp tác để giảm bớt những hàng rào quy định vốn đang cản trở hoạt động thương
mại xuyên Đại Tây Dương.)
Một nghiên cứu mới đây đã giúp Ủy ban Châu Âu kết luận rằng GDP của EU và Hoa Kỳ
sẽ có thể tăng thêm khoảng 160 tỷ Euros và xuất khẩu có thể tăng 2,1% và 6,1% cho EU
và Hoa Kỳ nếu một nửa hàng rào phi thuế quan và sự khác biệt về quy định được gỡ bỏ.
- Ngoài ra, EU và Hoa Kỳ hợp tác trên lĩnh vực điều hành quản lý trong khuôn khổ của
Ủy ban kinh tế xuyên Thái Bình Dương được thành lập năm 2007.
Từ năm 2007 với sự đồng thuận trên thỏa thuận khung về việc tăng cường hội nhập kinh
tế xuyên Đại Tây Dương, hai bên đã cam kết nỗ lực giảm các rào cản đối với thương mại
và đầu tư xuyên Đại Tây Dương, đồng thời cam kết tiếp tục duy trì các cơ chế đầu tư mở
và tạo điều kiện cho các luồng vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm. EU
và Mỹ đã thành lập Hội đồng Kinh tế xuyên Đại Tây Dương (TEC). TEC có nhiệm vụ
theo dõi các nỗ lực nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế xuyên Đại Tây Dương trong một loạt
lĩnh vực quan trọng như sở hữu trí tuệ, đầu tư, an ninh thương mại và thị trường tài chính.
Thực tế, một thị trường chung sẽ đem lại lợi ích cho cả Mỹ và EU vì nó thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế cũng như tăng khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế này.
Tuy nhiên, mặc dù thấy rõ lợi ích của tăng cường hợp tác kinh tế nhưng giữa Mỹ và EU
vẫn tồn tại những nghi kỵ và bất đồng bởi hai bên không chỉ là đối tác mà còn là đối thủ
cạnh tranh của nhau. Và Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua chính là một minh chứng rõ
ràng sự giằng co giữa hai tiềm lực kinh tế hùng mạnh này. Thêm nữa, bối cảnh thâm hụt
ngân sách nặng nề khiến các thành viên EU phải cắt giảm chi tiêu vào thời gian, đồng
nghĩa với việc giảm nhập khẩu ngay trước các cuộc đàm phán sắp tới về ngân sách EU
giai đoạn sau năm 2013,
9
- EU chỉ trích các chính sách bảo hộ nông nghiệp của Hoa Kỳ nhưng cũng ra sức bảo
hộ nền nông nghiệp nội khối.
+ Từ 2005, để bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp tại 27 nước thành viên trong điều
kiện sản xuất nông nghiệp không có nhiều thuận lợi, EU đã liên tục dựng lên các
hàng rào phi thuế quan đối với nông phẩm nhập khẩu; như Cấm nhập khẩu, yêu
cầu Giấy phép nhập khẩu, đưa ra hạn ngạch nhập khẩu và các hàng rào về mặt kỹ
thuật.
- Ủy ban châu Âu muốn thay đổi Chính sách Nông nghiệp chung (CAP) vốn “nuốt
chửng” một nửa ngân sách của Liên minh châu Âu, nhưng vấp phải sự phản đối của hai
thành viên trụ cột là Đức và Pháp.
III- Đánh giá
- Như vậy, Hoa Kỳ đóng vai trò thiết yếu trong cstm của EU.
- Trong tương lai, quan hệ thương mại giữa hai bên đang hứa hẹn nhiều triển vọng mới
với sự hợp tác chặt chẽ.
B- CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI EU-NGA
I. Tổng quan
Hiện nay, EU là đối tác thương mại chính, là nguồn đầu tư nước ngoài cơ bản đối với
nền kinh tế Nga. Nga là đối tác cung cấp hơn 30% nhập khẩu năng lượng của EU trong
khi đó EU là thị trường chiếm tới 57% xuất khẩu của Nga và đầu tư trực tiếp của các
nước EU chiếm 76% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga.. Đối với EU, Nga không
chỉ là nguồn cung cấp khí đốt cho EU mà còn là một đối tác quan trọng giúp EU cân bằng
ảnh hưởng của mình tại các khu vực chiến lược
II. Chính sách thương mại
1. Hợp tác với Nga để có nguồn cung cấp dầu mỏ , khí đốt
10
Nga là nhà cung cấp dầu khí tin cậy cho nhiều nước và khu vực, trong đó có Liên hiệp châu Âu.
Nga cung cấp cho EU 1/3 số dầu và 40% sản lượng gas của mình. Châu Âu phải phụ thuộc rất
lớn vào Nga về các các nguồn năng lượng.
EU đã đề nghị mở rộng thị trường EU cho các công ty Nga để đổi lại việc Moscow tạo điều kiện
cho EU đầu tư vào các dự án năng lượng ở Nga. EU cũng cố gắng thuyết phục Nga ký vào
Tuyên bố Năng lượng, quy định về việc quá cảnh các đường ống dẫn dầu, khí đốt và đầu tư trong
lĩnh vực năng lượng, cũng như mở rộng thị trường cạnh tranh cho giới đầu tư ngoài nước. Bên
cạnh đó, mục đích chính của EU là mong muốn thể hiện một quan điểm duy nhất của khối về
vấn đề năng lượng đối với Nga, nước đang cung cấp 50% khí đốt cho châu Âu. Số liệu thống kê
chính thức cho thấy tỷ lệ này sẽ nâng lên ở mức 70% vào năm 2030.
2. Tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực
- Hai bên đã nhiều lần cùng thảo luận chiến lược thoát khỏi hậu quả của cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu mà cả EU và Nga đang đối mặt
- EU tích cực ủng hộ nỗ lực của Nga gia nhập WTO vào năm 2011.
- Nga và EU, thực hiện các chương trình chung về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp
tác năng lượng, khoa học - giáo dục nhằm bảo đảm vị trí dẫn đầu của lĩnh vực này ở châu
Âu; loại bỏ những vật cản mà trước hết là hủy bỏ quy chế áp dụng thị thực giữa EU và
Nga.
3. Đưa ra những dự định đưa quan hệ lên một tầm cao mới.
- Dự án Hiệp ước Đối tác Nga – EU : nhằm vào các lĩnh vực hợp tác chính như việc
thành lập một Khu vực tự do Mậu dịch Nga – EU, dỡ bỏ từng bước những rào cản về
nhập cư và dịch chuyển lao động thông qua hệ thống thị thực mới và nhất là một
khuôn khổ pháp lý mới cho hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
- Hình thành khu vực tự do thương mại Nga- Châu Âu ( FTA ). Đây là ý tưởng của Nga
và EU cũng rất ủng hộ
III. Đánh giá
11
Cho dù có những lúc quan hệ giữa EU – Nga có bị ảnh hưởng xấu đi bởi các yếu tổ chính
trị , khủng hoảng dầu lửa … thì Nga vẫn luôn là đối tác quan trọng và mang tầm chiến
lược trong chính sách thương mại của EU, thúc đẩy EU triển khai những chính sách mới ,
bắt tay với Nga , đôi bên cùng có lợi.
C- CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI EU-TRUNG QUỐC
I. TỔNG QUAN
Có thể nói chính sách thương mại với Trung Quốc là một trong những vấn đề then chốt
đối với nền kinh tế đối ngoại của Liên minh Châu Âu.
Tính đến hiện nay, EU với 27 thành viên là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc,
trong khi đó Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 sau Mỹ và là nguồn nhập khẩu
lớn nhất của EU. Trong 11 tháng đầu năm 2010, kim ngạch thuong mại hai chiều đạt
433,88 tỷ USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nửa đầu năm 2010, xuất khẩu của
Liên minh châu Âu sang Trung Quốc tăng 42%. Trong đó có tới 85% là hàng thành
phẩm, hằng năm có thể tạo ra gần 3 triệu việc làm cho Liên minh châu Âu.
Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu đã trở thành một trong
những mối quan hệ song phuong có tầm ảnh huởng nhất trên thế giới.
II. CHÍNH SÁCH:
Mặc dù chưa bao giờ thừa nhận nhưng có thể thấy chính sách thương mại của EU có thể
nói thiên về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
Nhằm bảo vệ nền kinh tế nội khối, EU đã áp dụng những biện pháp nhằm tác động trực
tiếp đến việc nhập khẩu của các nước vào lãnh thổ mình và Trung Quốc cũng không phải
là ngoại lệ.
Thời gian gần đây, để bảo vệ quyền lợi của mình EU đã nhiều lần tố cáo Trung Quốc về
các quyền sở hữu trí tuệ, tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ, mở các cuộc điều tra về chất lượng
sản phẩm cũng như áp đặt thuế chống bán phá giá các mặt hàng Trung Quốc.
12
Cụ thế:
- 12/2009: EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Trung Quốc: 9,7 ->
16,5%
- 16/9/2010: EU đề xuất tăng thuế nhập khẩu sợi thủy tinh từ Trung Quốc 7 -
> 50,6%. Nếu đề xuất này được thông qua thì sẽ bắt đầu có hiệu lực
3/2011.
- 27/7/2009: EU áp thuế chống bán phá giá 5 năm 17,7% -> 39,2% đối với
thép cuộn Trung Quốc.
Đáp trả lại, TQ cũng đã có những phản ứng gay gắt:
- 22/3/2010, Trung Quốc mở cuộc điều tra chống bán phá giá với 1 sản phẩm
hóa chất và 1 sản phẩm sợi hóa học của EU và Mỹ.
- 28/12/2009, Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá ốc vít EU 24,6%.
- Hạn chế xuất khẩu 1 số nguyên liệu, khoáng sản chiến lược cần cho ngành
công nghiệp EU.
- 9/9/2008, Giám đốc ban Thương mại Trung Quốc đã lên án EU vì áp dụng
ồ át các biện pháp chống bán phá giá hàng Trung Quốc.
Điều này đã làm cho việc xuất khẩu và đầu tư của các doanh nghiệp EU sang Trung Quốc
cũng như các thị trường khác gặp khó khăn khi nước này thắt chặt nhập khẩu và đầu tư
EU. Việc Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu thô cũng làm giá của các nguyên
liệu này tăng trên trường quốc tế gây trở ngại cho ngành công nghiệp nặng của EU.
Ngoài ra với thế thượng phong về loại tài nguyên mà thế giới đang khao khát – đất hiếm,
Trung Quốc đã làm EU, Mỹ điêu đứng trong việc sản xuất ra các sản phẩm công nghệ
cao: máy bay, hàng điện tử, tuabin gió, ô tô…
Bên cạnh đó, bởi tính phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ 2 bên cũng như việc Trung Quốc
cam kết giúp EU vượt qua khủng hoảng tài chính, thâm hụt thương mại cũng như sự mất
giá của đồng Euro và cả vì sự phản đối của một bộ phận các nhà chức trách trong khối sẽ
13
làm việc sản xuất thành phẩm Công Nghiệp EU khó khăn hơn, người tiêu dùng cũng phải
chịu giá hàng hóa cao hơn sẽ tác động tiêu cực đến việc phát triển thương mại mà gần
đây EU đã có những động thái nhượng bộ:
- 1/1/2008, theo thỏa thuận những rào cản về lượng sản phẩm dệt may của
Trung Quốc xuất sang EU được dỡ bỏ. (bản tin thương mại 29/10/2007 )
- Trong cuộc đàm phán nội khối thì 4/2011 EU sẽ dỡ bỏ trưng thu thuế chống
bán phá giá đối với hàng giày da TQ & VN.
- Trong cuộc họp kinh tế thương mại cấp cao EU – TQ 21/12/2010 tại Bắc
Kinh, EU đồng ý sẽ tăng cường tiếp xúc để sớm công nhận TQ là nền kinh
tế thị trường.
III. ĐÁNH GIÁ:
Như vậy Trung Quốc là một đối tác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Chính sách
Tương Mại của EU.
Trong thời đại toàn cầu hóa, với tính phụ thuộc lẫn nhau ta có thể hi vọng rằng: giữa liên
minh phát triển bậc nhất thế giới Châu Âu và nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất:
Trung Quốc trong tương lai quan hệ giữa 2 bên sẽ vô cùng sáng lạn như lời của thủ tướng
Ôn Gia Bảo: loại bỏ sự hiểu lầm, bằng sự bình tĩnh, trí tuệ và dũng khí thúc đẩy phát triển
quan hệ Kinh tế - Thương mại EU – Trung Quốc.
( Nguồn: TTXVN/Vietnam+, BBC,
)
D- CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI EU-NHẬT BẢN
I- Tình hình chung
Thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa EU và Nhật luôn có chiều hướng phát triển thuận
lợi. Tuy nhiên, Giai đoạn 2000-2007, xuất khẩu của EU sang Nhật đã giảm nhẹ, từ 45,5
14
tỷ euro (71,9 tỷ USD) xuống 43,7 tỷ euro, và nhập khẩu của EU