Tiểu luận Vấn đề đa phương hóa, đa dạng hóa trong chính sách đối ngoại của nước ta

Các nước đang phát triển, nhất là các nước ở châu Á đang ngày càng có vị trí và tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế. - Nhân tố kinh tế trong quan hệ quốc tế bộc lộ ngày càng rõ nét và đóng vai trò quan trọng - bên cạnh các nhân tố về chính trị và quân sự. - Trong cuộc chạy đua về sức mạnh tổng lực, nước nào cũng giành ưu tiên cao cho khoa học - công nghệ, từ đó rất chú trọng nhân tố con người. - Trật tự thế giới hai cực không còn. Các nước vừa lôi kéo, lợi dụng, vừa kiềm chế lẫn nhau. - Các tổ chức đa phương mang tính toàn cầu phát triển mạnh và ngày càng có vai trò quan trọng trên các diễn đàn quốc tế. - Thế giới phải đối mặt với nhiều khủng hoảng nghiêm trọng về tài nguyên, dầu mỏ, lương thực, môi trường, khí hậu. đặt ra yêu cầu bức xúc phải cùng nhau hợp tác để giải quyết

pdf19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề đa phương hóa, đa dạng hóa trong chính sách đối ngoại của nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Vấn đề đa phương hóa, đa dạng hóa trong chính sách đối ngoại của nước ta 2 Mục lục: I. Cơ sở kiến nghị chính sách đối ngoại: ............................................................. 4 1. Vấn đề đa phương hóa, đa dạng hóa trong chính sách đối ngoại của nước ta: 4 1.1. Quá trình phát triển của tư tưởng: ......................................................... 4 1.2. Khái quát nội dung tư tưởng: ................................................................ 4 2. Đánh giá quá trình triển khai quan hệ Việt- Mỹ từ trước đến nay: ............. 4 2.1. Thành tựu của Việt Nam trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa đa dạng hóa với Mỹ: ........................................................................ 4 2.2. Hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa đa dạng hóa với Mỹ: ............................................................................. 4 3. Định vị mối quan hệ Việt- Mỹ: ................................................................. 5 3.1. Tình hình chung: .................................................................................... 5 3.2. Chính sách của hai nước: ........................................................................ 6 4. Quan điểm về chính sách với Mỹ của Đảng ta: ............................................ 7 4.1. Về mặt kinh tế: ....................................................................................... 7 4.2. Về chính trị: ........................................................................................... 7 4.3. Về ngoại giao, văn hóa: .......................................................................... 7 II. Các kiến nghị cụ thể: (phần trọng tâm) ......................................................... 7 1. Vấn đề biển Đông và sự can dự của Mỹ: ................................................... 7 1.1. Các yếu tố cần xem xét khi khuyến nghị chính sách với Mỹ trong vấn đề biển Đông: 7 1.1.1. Các lợi ích của Mỹ tại biển Đông ...................................................... 7 1.1.2. Quan điểm xử lý của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông: ...................... 8 1.2. Khuyến nghị chính sách đối ngoại với Mỹ đối với vấn đề biển Đông: ... 8 3 1.2.1. Mời Mỹ làm trung gian trong vấn đề biển Đông: ............................... 8 1.2.2. Xác định rõ ràng mối quan hệ Việt- Mỹ tại biển Đông về phương diện quân sự: 9 1.2.3. Đẩy mạnh hợp tác với các Công ty của Mỹ trong việc khai thác tài nguyên vùng thềm lục địa, đặc biệt là vấn đề thăm dò và khai thác dầu khí: .......... 10 1.2.4. Lập một quỹ nghiên cứu tương tự quỹ nghiên cứu Biển Đông trong đó Mỹ là một trong những đối tác chính: ............................................................... 10 2. Vấn đề thương mại (tăng cường vận động hành lang). ............................ 10 2.1. Tổng quan về quan hệ kinh tế thương mại Việt- Mỹ ........................... 10 2.2. Kiến nghị đối với kinh tế và thương mại. .............................................. 11 3. Vấn đề dân chủ nhân quyền. ........................................................................ 12 3.1. Tổng quan về vấn đề dân chủ nhân quyền trong quan hệ Việt-Mỹ ........ 12 3.2. Cơ sở hình thành kiến nghị chính sách ................................................. 13 1.3. Kiến nghị chính sách trong vấn đề dân chủ nhân quyền: .................... 13 1.3.1. T ..................................................................................................... 13 3.3.2. Kiên quyết trong các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề dân chủ nhân quyền ............................................................................................... 14 3.3.5.Tham gia các cơ chế đa phương, song phương về nhân quyền: ........... 15 2. Đẩy mạnh nghiên cứu về Mỹ .................................................................. 15 3.1. Nâng cao đào tạo cán bộ: ................................................................... 15 3.2. Tăng cường nghiên cứu khoa học: ...................................................... 16 3.3. Mở rộng phạm vi hoạt động của các cơ quan nghiên cứu về Mỹ: ....... 17 3.4. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động nghiên cứu: ........ 18 3.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách bảo đảm cho hoạt động nghiên cứu được tiến hành thuận lợi và hiệu quả. .............................................................................. 18 4 I. Cơ sở kiến nghị chính sách đối ngoại: 1. Vấn đề đa phương hóa, đa dạng hóa trong chính sách đối ngoại của nước ta: 1.1. Quá trình phát triển của tư tưởng: - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh. - Qua các kỳ đại hội. 1.2. Khái quát nội dung tư tưởng: - Đa phương hóa - Đa dạng hóa. 2. Đánh giá quá trình triển khai quan hệ Việt- Mỹ từ trước đến nay: 2.1. Thành tựu của Việt Nam trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa đa dạng hóa với Mỹ: - Về Chính trị. - Về kinh tế, thương mại. - Về lĩnh vực đầu tư - Giáo dục – đào tạo, khoa học - kỹ thuật, y tế, môi trường, văn hoá – xã hội,... - Quân sự, an ninh. 2.2. Hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa đa dạng hóa với Mỹ: - Khác biệt về ý thức hệ và văn hóa: - Cản trở mang tính thể chế: - Di sản chiến tranh: - Nhóm người Việt chống cộng 5 - Nhân tố Trung Quốc. 3. Định vị mối quan hệ Việt- Mỹ: 3.1. Tình hình chung: 3.1.1. Cục diện thế giới hiện nay: - Các nước đang phát triển, nhất là các nước ở châu Á đang ngày càng có vị trí và tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế. - Nhân tố kinh tế trong quan hệ quốc tế bộc lộ ngày càng rõ nét và đóng vai trò quan trọng - bên cạnh các nhân tố về chính trị và quân sự. - Trong cuộc chạy đua về sức mạnh tổng lực, nước nào cũng giành ưu tiên cao cho khoa học - công nghệ, từ đó rất chú trọng nhân tố con người. - Trật tự thế giới hai cực không còn. Các nước vừa lôi kéo, lợi dụng, vừa kiềm chế lẫn nhau. - Các tổ chức đa phương mang tính toàn cầu phát triển mạnh và ngày càng có vai trò quan trọng trên các diễn đàn quốc tế. - Thế giới phải đối mặt với nhiều khủng hoảng nghiêm trọng về tài nguyên, dầu mỏ, lương thực, môi trường, khí hậu... đặt ra yêu cầu bức xúc phải cùng nhau hợp tác để giải quyết. 3.1.2. Tình hình nước Mỹ: Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất song có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng Mỹ đang bị cạnh tranh dữ dội và có chiều hướng đi xuống. Nhìn về tổng thể, hiện nay Mỹ vẫn là cường quốc mạnh nhất thế giới về nhiều mặt. Mỹ vẫn đang dẫn trước các nước khác một khoảng cách lớn về kinh tế, quân sự, khoa học - công nghệ. Bất kì một nước nào khác muốn đuổi kịp Mỹ cũng phải cần nhiều năm. Những điều chỉnh lớn của Mỹ về cơ cấu kinh tế và quân sự trên cơ sở khoa học - công nghệ đã cho Mỹ một nền tảng khá vững chắc để duy trì vị trí dẫn đầu, tạo nên sức mạnh chính trị trong quan hệ quốc tế. 6 Tuy nhiên, trong thời điểm này, các cường quốc, các trung tâm quyền lực khác cũng đang gia tăng sức mạnh, vị trí của Mỹ ngày càng suy giảm tương đối. 3.2. Chính sách của hai nước: 3.2.1. Mỹ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam: Về chính trị: Do Mỹ đóng vai trò chi phối trong nhiều tổ chức quốc tế và trong quan hệ với các nước nên việc phát triển quan hệ với Mỹ sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập vào cộng đồng quốc tế, duy trì sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng không chỉ cho Việt nam mà cho cả khu vực Đông Nam Á. Về kinh tế: Phát triển quan hệ với Mỹ, Việt Nam có thể tranh thủ thị trường rộng lớn, đầu tư, nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến của Mỹ để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay, Mỹ đã trở thành đối tác mậu dịch lớn nhất của Việt Nam, mức độ dựa vào Mỹ về kinh tế ngày càng lớn. 3.2.2. Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ: Việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ đem lại cho Mỹ các lợi ích chính trị, chiến lược, kinh tế đáng kể. Về kinh tế: Việt Nam là một thị trường có tiềm năng rất lớn, rất nhiều tài nguyên chưa được khai thác và nguồn nhân lực trẻ. Theo đánh giá của Mỹ, Việt Nam được coi là một trong số 10 thị trường lớn đang nổi lên. Về chính trị - chiến lược: Có thể thực hiện tìm kiếm người Mỹ mất tích một cách hiệu quả nhất. Việt Nam là trọng điểm của Mỹ trong việc phát triển quan hệ tốt với các nước phi đồng minh ở khu vực Đông Nam Á. Việc thúc đẩy quan hệ hợp tác an ninh với Việt Nam sẽ không chỉ làm cho Việt Nam dần dần thay đổi có lợi cho Mỹ, mà qua đó còn có thể mở rộng mạng lưới tiếp cận của Mỹ khắp Đông Nam Á. Các nhà chiến lược coi Việt Nam và ASEAN như một lực lượng có thể đối trọng với ảnh hưởng đang tăng lên của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Căn cứ vào các lợi ích nêu trên, trong cải thiện quan hệ với Việt Nam, Mỹ càng có thái độ chủ động hơn, tích cực hơn, hy vọng hai nước không chỉ xây dựng mối quan hệ tích cực trên lĩnh vực kinh tế mậu dịch mà còn trên các lĩnh vực ngoại giao, 7 an ninh, quân sự, khoa học kỹ thuật, giáo dục, chống khủng bố, chống buôn bán ma túy. 4. Quan điểm về chính sách với Mỹ của Đảng ta: 4.1. Về mặt kinh tế: 4.2. Về chính trị: 4.3. Về ngoại giao, văn hóa: II. Các kiến nghị cụ thể: (phần trọng tâm) 1. Vấn đề biển Đông và sự can dự của Mỹ: 1.1. Các yếu tố cần xem xét khi khuyến nghị chính sách với Mỹ trong vấn đề biển Đông: 1.1.1. Các lợi ích của Mỹ tại biển Đông Nói về lợi ích của Mỹ tại biển Đông, có thể trích dẫn tuyên bố của Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gate tại Diễn đàn An ninh châu Á Thái Bình Dương ở Singapore hồi tháng 6 năm 2010: “Điều rất quan trọng là phải duy trì ổn định, quyền tự do lưu thông hàng hải và phát triển kinh tế một cách tự do và không bị cản trở”. Từ đây, có thể nhận thấy rất rõ, lợi ích của Mỹ tại biển Đông gần như trùng khớp với lợi ích quan trọng của cường quốc này tại khu vực châu Á- Thá Bình Dương, tức bao gồm lợi ích về tự do hàng hải, kinh tế, quân sự và ảnh hưởng: 1.1.1.1. Vấn đề tự do hàng hải: - Lưu thông thương mại. - Vận chuyển về mặt quân sự. 1.1.1.2. Lợi ích kinh tế: - Lợi ích trực tiếp trên biển. - Các vấn đề phát sinh sau cách hành xử của Mỹ trên biển. 1.1.1.3. Lợi ích về an ninh, quân sự: - Các căn cứ quân sự. - Giải quyết các vấn đề toàn cầu. - An toàn của đồng minh. 8 1.1.1.4. Lợi ích về mặt chính trị: - Quan hệ với các nước lớn. - Quan hệ với đồng minh. 1.1.2. Quan điểm xử lý của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông: - Việc Mỹ có mặt tại Biển Đông không phải là “thâm nhập” mà là “sự hưởng ứng” - Mục tiêu này được Mỹ thực hiện thông qua chiến lược như sau: 1- Chứng tỏ một cách rõ ràng, thông qua lời nói và hành động, rằng các lực lượng của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục sự hiện diện và với tư thế là lực lượng quân sự vượt trội trong khu vực; 2- Những khẳng định thận trọng và mang tính xác định về quyền tự do lưu thông của tàu Hải quân Mỹ; 3- Xây dựng các mối quan hệ an ninh mạnh mẽ hơn với các đối tác trong khu vực, ở cả mức độ chính sách thông qua các cuộc đối thoại chiến lược lẫn mức độ hoạt động thông qua các cuộc trao đổi quân sự, tập trận và huấn luyện; 4- Tích cực tham gia các diễn đàn đa quốc gia giải quyết các vấn đề an ninh như Diễn đàn khu vực ASEAN1 1.2. Khuyến nghị chính sách đối ngoại với Mỹ đối với vấn đề biển Đông: 1.2.1. Mời Mỹ làm trung gian trong vấn đề biển Đông: Như đã phân tích ở trên, biển Đông là một khu vực mà Mỹ có rất nhiều lợi ích, chính vì thế dù muốn hay không họ cũng sẽ có can thiệp vào khu vực này. Tuy nhiên, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn này là phải xác định cho đúng vị trí mong muốn của Mỹ tại khu vực. Theo nhóm khuyến nghị chính sách đối ngoại, vai trò trung gian của Mỹ là phù hợp nhất. Thực vậy, đây là vị trí phù hợp nhất với lợi ích của cả 2 bên Việt Nam, Hoa Kỳ cũng như có thể nhận được sự chấp nhận của các quốc gia trong tranh chấp. 1 Điều trần Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Robert Scher phụ trách các vấn đề an ninh châu Á và Thái Bình Dương, thuộc Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, tran-uy-ban-anh-gia-my-trung/690-iu-trn-pho-tr-ly-b-trng-quc-phong-robert-scher-ph- trach-cac-vn-an-ninh-chau-a-va-thai-binh-dng-thuc-vn-phong-b-trng-quc-phong- 9 Thứ nhất, vai trò của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Đông là tương đối có lợi cho Việt Nam. Thật vậy, trong tranh chấp này, Việt Nam và Hoa Kỳ chia sẻ tương đối nhiều lợi ích: Cả hai bên đều mong muốn có một vùng biển ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế, đều mong muốn giữ nguyên vấn đề tự do hàng hải đang có tại khu vực và quan trọng nhất đều không đồng tình với tham vọng bá chủ của Trung Quốc tại vùng biển này. Chính vì thế, với việc Hoa Kỳ trở thành trung gian tại Biển Đông sẽ là một bước đi tương đối thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Thứ hai, vai trò trung gian của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Đông là tương đối phù hợp: Thực vậy, mặc dù tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như mong muốn của Mỹ trong giải quyết vấn đề này là tương đối rõ rệt, xong cũng cần phải nhận thấy rằng, đúng như phân tích ở trên, vai trò của Mỹ tại khu vực này chỉ có thể là “hưởng ứng” chứ không phải là “thâm nhập”. Đồng thời, Việt Nam cũng không nên quá ảo tưởng về việc, Mỹ có thể hoàn toàn đứng về phía Việt Nam trong cuộc chiến về mặt pháp lý với Trung Quốc trên Biển Đông. 1.2.2. Xác định rõ ràng mối quan hệ Việt- Mỹ tại biển Đông về phương diện quân sự: Gần đây, có xuất hiện một số lập trường tương đối cứng rắn từ phía Mỹ về vấn đề biển Đông, trên tờ The Heritage Foundation ngày 22/9 đăng bài “Bây giờ không phải là lúc lưỡng lự, Mỹ cần gây sức ép về vấn đề Biển Đông” (Not the Time to Go Wobbly: Press U.S. Advantage on South China Sea ) của Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, Heritage Foundation, cộng thêm các cuộc điều trần của các nghị sỹ Mỹ về vấn đề này cũng như các cuộc gặp liên tục giữa các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ và các quốc gia có tranh chấp trên khu vực Biển Đông đã thể hiện rất rõ mong muốn can thiệp vào khu vực của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cần thống nhất quan điểm rằng, trong thời kỳ mới, bất kỳ sự cộng tác nào về mặt quân sự với Hoa Kỳ tại Biển Đông đều là không cần thiết và có tác dụng ngược. Thực vậy, tranh chấp trên Biển Đông, có lẽ chỉ có thể giải quyết trên cơ sở pháp lý và đàm phán với các bên liên quan mới đem lại lợi ích cho Việt Nam. Đặt trường hợp Mỹ có can thiệp vào tranh chấp này về mặt quân sự, bỏ qua các chấn thương tâm lý của người Việt về quá khứ không được đồng minh giúp sức khi các tranh chấp xảy ra, bất kỳ xung đột về mặt quân sự nào cũng là lợi bất cập hại với Việt Nam. Thực vậy, vùng Biển Đông tương đối gần với lãnh thổ Việt Nam, bất kỳ một cuộc chiến trên biển nào cũng là vô cùng nguy hiểm với quá trình phát triển và bình ổn trên đất liền. Đồng thời, việc trở thành đồng minh quân sự với Mỹ cũng là một bước đi không hề khôn ngoan khi bức tranh quyền lực tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương còn vô cùng mập mờ. Đồng thời, hợp tác quân sự với Mỹ về vấn đề Biển Đông trong thời kỳ nhạy 10 cảm này cũng gần như là lời tuyên bố công khai với người láng giềng lớn Trung Quốc. Lịch sử đã chứng minh đây là một hành động cực kỳ không khôn ngoan. Sở dĩ, cần phải dông dài về các nguy cơ của việc kết quan hệ đồng minh với Mỹ về mặt quân sự trong vấn đề Biển Đông là bởi sự xuất hiện của một số dư luận về tương lai hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam tại khu vực này, một điểm quan trọng mà chính sách đối ngoại của chúng ta cần phải thực hiện trong thời kỳ này là khẳng định một cách rõ ràng về việc Việt Nam sẽ không chấp nhận một liên minh quân sự nào trên Biển Đông với Hoa Kỳ. Sự hợp tác nếu có sẽ chỉ đơn thuần dừng lại ở vấn đề học thuật, nghiên cứu. 1.2.3. Đẩy mạnh hợp tác với các Công ty của Mỹ trong việc khai thác tài nguyên vùng thềm lục địa, đặc biệt là vấn đề thăm dò và khai thác dầu khí: Hiện nay, đã có một số những hợp tác kinh tế của Việt Nam với nước ngoài trong việc khai thác tài nguyên vùng thềm lục địa, tuy nhiên, trong thời gian tới, vấn đề này cần đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là đối với Mỹ không chỉ vì lý do kinh tế mà còn vì nguyên nhân chính trị. Thực vậy, càng nhiều công ty Mỹ ở biển Đông có nghĩa là Mỹ ngày càng có nhiều quyền lợi ở khu vực này và tất nhiên, một khi chia sẻ lợi ích với Việt Nam tại Biển Đông các động thái của họ cũng sẽ phù hợp hơn, vì lợi ích chung trong toàn khu vực chứ không đơn thuần là lợi ích an ninh. Phải hiểu rằng, đây không phải là một hành động khiêu khích Trung Quốc bởi nó chẳng có lợi gì cho ta, nó sẽ đặt ta vào thế bị kẹt giữa hai nước lớn. Nhưng đó là hành động để Trung Quốc hiểu rằng Biển Đông không phải là của Trung Quốc. Trung Quốc có thể có những biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc phá bỏ những hợp đồng hợp tác khai thác dầu khí giữa ta và Mỹ nhưng chắc chắn rằng xung đột không thể xảy bởi chiến tranh không phải là phương thức mà các bên muốn xử dụng. 1.2.4. Lập một quỹ nghiên cứu tương tự quỹ nghiên cứu Biển Đông trong đó Mỹ là một trong những đối tác chính: 2. Vấn đề thương mại (tăng cường vận động hành lang). 2.1. Tổng quan về quan hệ kinh tế thương mại Việt- Mỹ Kinh tế- thương mại là hoạt động chủ yếu và là điểm sáng trong quan hệ Việt Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ (1995).Điều này nằm trong chủ trương, chính sách của Việt Nam khi bắt đầu xúc tiến các quan hệ với Mỹ là lấy nội dung hợp tác kinh 11 tế - thương mại làm trọng điểm, trọng tâm của các mối quan hệViệt - Mỹ.Các quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ bắt đầu phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, để tiếp tục đẩy nhanh quá trình phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước, làm nền tảng cho việc mở rộng quan hệ Việt- Mỹ trên nhiều mặt thì một trong những giải pháp đó là Việt Nam cần chủ động và tích cực trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp Mỹ thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại và vận động hành lang- Lobby tại Mỹ sẽ được trình bày sau đây. 2.2. Kiến nghị đối với kinh tế và thương mại. 2.2.1. Cơ sở của kiến nghị. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, xu thế hòa bình hợp tác vẫn là chủ đạo. Trong những năm sắp tới, quan hệ kinh tế và thương mại Việt- Mỹ vẫn là hoạt động chủ yếu và việc xử lý mối quan hệ này vẫn dựa trên phương châm: bảo vệ những vấn đề có tính nguyên tắc- lợi ích dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; cảnh giác, tỉnh táo, nhận rõ vị thế của Mỹ trên thế giới, mối quan tâm chiến lược của Mỹ ở Châu Á và Đông Nam Á để tùy từng tình huống cụ tể, từng sự việc mà trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, phải biết thỏa hiệp, linh hoạt trong xử lý. Trên cơ sở đó, một mặt, thể hiện sự tôn trọng vị thế cường quốc số một thế giới của Mỹ, coi trọng việc phát triển quan hệ toàn diện với Mỹ, quyết tâm thực hiện các cam kết song phương, đa phương, tránh rơi vào tình trạng đối đầu và cũng không đi với nước thứ ba để đối đầu với Mỹ; mặt khác, phải thể hiện bản lĩnh, tự tin vào sức mạnh và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; ý thức được việc Mỹ cũng cần Việt Nam và có lợi trong việc mở rộng quan hệ với Việt Nam; từ đó không bị động, lùi bước trước sức ép của Mỹ, nhượng bộ một cách vô nguyên tắc đối với một số vấn đề không phù hợp với lợi ích dân tộc. 2.2.2. Giải pháp cụ thể. 2.2.2.1. Về xúc tiến thương mại và đầu tư: - Cần có Chiến lược quốc gia xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ, với những mục tiêu của từng thời gian, đề ra những việc cần làmđể quảng cáo chất lượng, kiểu dáng, giá cả hàng hóa trên các phương tiện truyền thông, qua các phòng trưng bày, các biện pháp tiếp thị phù hợp đặc điểm thị trường Mỹ; có sự phân công và hợp tác giữa các chủ thể tham gia thị trường, cơ quan Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội các ngành nghề, các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tập trung chỉ đạo 12 để đạt được kết quả rõ rệt trong từng t
Luận văn liên quan