Đểđảm bảo an ninh năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường,việc nghiên cứu sử dụng các
loại nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu dầu mỏ truyền thống đã trở nên cấp bách và hết sức cần thiết.
Đối với động cơ xăng, nguồn nhiên liệu thay thế chủ yếulà các loại cồn công nghiệp biến tính (Etanol
và Metanol) hoặc các loại nhiên liệu khí (CNG, LPG và biogas). Đối với động cơ diesel, nhiên liệu
thay thế được sử dụng phổ biến hiện nay là LPG và diesel sinh học (biodiesel).
Biodiesel được sản xuất từ dầu thực vật, mỡ động vật. Biodiesel có thể thay
thế cho diesel dầu mỏ và có thể pha chế với tỷ lệ bất kỳ. Hiện nay, tỷ lệ pha trộn
thường dùng là từ 6 đến 20%
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ diesel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
PHAN ĐẮC YẾN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA NHIÊN LIỆU DIESEL SINH HỌC B10, B20
ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ, NĂNG LƢỢNG
VÀ MÔI TRƢỜNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL
Chuyên ngành : Kỹ thuật cơ khí động lực
Mã số : 62.52.01.16
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Hà Nội - 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Nguyễn Hoàng Vũ
2. TS Nguyễn Trung Kiên
Phản biện 1: PGS. TS Khổng Vũ Quảng
Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Văn Bang
Phản biện 3: TS Nguyễn Trí Minh
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện theo
Quyết định số 2592 /QĐ-HV, ngày 07 tháng 09 năm 2015 của Giám đốc
Học viện Kỹ thuật Quân sự, họp tại Học viện Kỹ thuật quân sự vào hồi
giờ ..ngày . tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Kỹ thuật quân sự
- Thư viện Quốc gia
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Công Lý, Phan Đắc Yến, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn
Hoàng Vũ, “Mô hình hoá chu trình công tác của động cơ diesel
phun nhiên liệu trực tiếp bằng phần mềm chuyên dụng Diesel-RK”,
Tạp chí Khoa học & Kỹ thuật (ISSN: 1859-0209), Học viện KTQS,
số 140, 04/2011, tr.76-84.
2. Nguyễn Công Lý, Phan Đắc Yến, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn
Hoàng Vũ, “Tính toán mô phỏng hệ thống phun nhiên liệu của
động cơ diesel B2 bằng phần mềm inject32”, Tạp chí Khoa học &
Kỹ thuật (ISSN: 1859-0209), Học viện KTQS, số 148, 6/2012,
tr.164-174.
3. Nguyen Hoang Vu, Nguyen Trung Kien, Phan Dac Yen, Nguyen
Cong Ly, “Study on the Effects of Biodiesel blends B10 and B20 on
Performance and Emissions of a Diesel Engine by using Diesel-RK
Software”, The 5th AUN/SEED-Net Regional Conference on
New/Renewable Energy; September-2012, tr. 128-133.
4. Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Hoàng Vũ, Phan Đắc Yến, “Ảnh
hưởng của nhiên liệu diesel sinh học đến quy luật cung cấp nhiên
liệu của động cơ diesel”, Tạp chí Khoa học & Kỹ thuật (ISSN:
1859-0209), Học viện KTQS, số 155, tháng 6/2013, tr. 116-125.
5. Phan Đắc Yến, Nguyễn Công Lý, Nguyễn Hoàng Vũ, “Nghiên
cứu thiết kế, chế tạo các hệ thống phụ trợ phục vụ việc thử nghiệm
động cơ diesel B2 trên bệ thử động cơ hạng nặng của hãng AVL”,
Tạp chí Khoa học & Kỹ thuật (ISSN:1859-0209), Học viện KTQS,
số 161, tháng 4/2014, tr.120-127.
6. Phan Đắc Yến, Nguyễn Trung Kiên,“Tính toán hàm lượng các
chất ô nhiễm trong khí thải động cơ diesel bằng phần mềm Diesel -
RK”, Tạp chí Giao thông vận tải, Tháng 4/2014, tr.33-34,51.
7. Phan Đắc Yến, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Hoàng Vũ, “Xác
định ảnh hưởng của biodiesel B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế,
năng lượng, môi trường của động cơ B2 trên bệ thử AVL-ETC”,
Tạp chí Giao thông vận tải, Tháng 7/2014, tr. 34-36,42.
8. Nguyễn Công Lý, Phan Đắc Yến, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn
Hoàng Vũ, “Thực nghiệm xác định đặc tính cung cấp nhiên liệu của bơm
cao áp HK10 khi động cơ đang vận hành”, Tạp chí Giao thông vận tải,
Tháng 8/2014, tr. 37-41.
1
MỞ ĐẦU
Để đảm bảo an ninh năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, việc nghiên cứu sử dụng các
loại nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu dầu mỏ truyền thống đã trở nên cấp bách và hết sức cần thiết.
Đối với động cơ xăng, nguồn nhiên liệu thay thế chủ yếu là các loại cồn công nghiệp biến tính (Etanol
và Metanol) hoặc các loại nhiên liệu khí (CNG, LPG và biogas). Đối với động cơ diesel, nhiên liệu
thay thế được sử dụng phổ biến hiện nay là LPG và diesel sinh học (biodiesel).
Biodiesel được sản xuất từ dầu thực vật, mỡ động vật. Biodiesel có thể thay
thế cho diesel dầu mỏ và có thể pha chế với tỷ lệ bất kỳ. Hiện nay, tỷ lệ pha trộn
thường dùng là từ 6 đến 20%, [64].
Do biodiesel có sự khác biệt về tính chất hóa-lý (thành phần hóa học, tỷ trọng, độ
nhớt...) và đặc tính cháy (nhiệt trị, trị số xêtan...) khi so với nhiên liệu diesel truyền thống
nên sẽ tác động đến các thông số đặc trưng của quy luật cung cấp nhiên liệu (QLCCNL).
Trong khi, QLCCNL lại là thông số đầu vào quan trọng phục vụ việc tính toán quá trình
tạo hỗn hợp, chu trình công tác (CTCT) và các chỉ tiêu kinh tế (KT), năng lượng (NL),
môi trường (MT) của động cơ diesel.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, việc thực hiện luận án TSKT “Nghiên cứu ảnh
hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng, môi
trường của động cơ diesel“ nhằm xây dựng được mô hình mô phỏng (MHMP) cho phép
đánh giá tác động của hỗn hợp biodiesel B10, B20 đến QLCCNL; các chỉ tiêu KT, NL,
MT của động cơ diesel (đang sử dụng diesel dầu mỏ) mang tính cấp thiết và thời sự.
Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận án
Xây dựng được MHMP đủ độ tin cậy, cho phép đánh giá ảnh hưởng của hỗn
hợp biodiesel với các mức pha trộn khác nhau đến QLCCNL; diễn biến các quá
trình nhiệt động trong xi lanh; các thông số của CTCT; các chỉ tiêu kinh tế (suất
tiêu hao nhiên liệu, ge), năng lượng (mô men xoắn, Me) và môi trường (mức phát
thải NOx; độ khói khí thải, k) của động cơ diesel B2 trên cơ sở ứng dụng các phần
mềm mô phỏng (PMMP) chuyên dụng (Inject32 và Diesel-RK).
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án
Động cơ diesel B2 (công suất định mức Ne đm=382 kW tại n=2000 vg/ph) do
Liên xô (cũ) sản xuất. Đây là loại động cơ diesel có công suất lớn, độ bền cao
nhưng có suất tiêu hao nhiên liệu và mức độ khói cao.
Loại nhiên liệu sử dụng trong nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng 3 loại nhiên liệu: diesel dầu mỏ (B0), hỗn hợp biodiesel có tỷ
lệ pha trộn 10% thể tích (B10) và 20% thể tích (B20). Trong đó, diesel sinh học
gốc (B100) dùng để pha trộn tạo B10, B20 được sản xuất từ bã thải của quá trình
tinh lọc dầu cọ thô (Crude Palm Oil) thành dầu ăn (Cooking Oil), [23].
Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu
lý thuyết (LT) và thực nghiệm (TN), nhằm thiết lập được MHMP đủ độ tin cậy
cho phép đánh giá ảnh hưởng của B10, B20 đến QLCCNL, diễn biến các quá
trình nhiệt động trong xi lanh, các thông số công tác và mức phát thải NOx, độ
khói của động cơ. Việc nghiên cứu TN nhằm xác định một số thông số đầu vào
phục vụ quá trình tính toán; đánh giá mức độ phù hợp của B10, B20 với các tiêu
2
chuẩn, quy chuẩn hiện hành; đánh giá độ tin cậy và hiệu chỉnh các MHMP đã xây
dựng; lượng hóa tác động của B10 và B20 đến các thông số công tác, mức phát
thải của động cơ B2.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học
- Đã đánh giá được ảnh hưởng của B10, B20 đến các chỉ tiêu KT, NL và MT
thông qua việc xây dựng, kết nối MHMP hệ thống phun nhiên liệu (HTPNL) và
CTCT của động cơ có xét đến các thuộc tính của B10 và B20. Đây là cơ sở khoa
học để đánh giá, lựa chọn loại nhiên liệu diesel sinh học gốc (B100) và tỷ lệ pha
trộn hợp lý nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kT, NL và MT trong khai thác, sử dụng
động cơ diesel.
-MHMP đã xây dựng cho phép xác định các chỉ tiêu công tác, mức phát thải
của động cơ B2 khi sử dụng B10, B20. Ngoài ra, MHMP cũng cho phép đánh giá
ảnh hưởng của các thông số đầu vào khác (thông số kết cấu, vận hành, điều chỉnh
của HTPNL và của động cơ) đến các chỉ tiêu KT, NL và MT của động cơ B2.
* Ý nghĩa thực tiễn
-Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học góp phần xây dựng các tiêu chuẩn
về nhiên liệu diesel sinh học B10, B20; dùng cho việc hoạch định chính sách sử
dụng nhiên liệu diesel sinh học trên các phương tiện cơ giới đường bộ (PTCGĐB)
nói chung, PTCGQS nói riêng.
-Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cung cấp các dữ liệu cụ thể để xem xét
việc sử dụng hỗn hợp biodiesel B10, B20 làm nhiên liệu thay thế các động cơ
diesel đang lưu hành tại Việt Nam.
-MHMP đã xây dựng, hiệu chỉnh có thể phục vụ cho quá trình đào tạo sau đại
học ngành Cơ khí động lực, Động cơ nhiệt.
- MHMP đã xây dựng đã đóng góp trực tiếp cho việc thực hiện Đề tài NCKH
& PTCN cấp Quốc gia “Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu diesel sinh học (B10 và
B20) cho phương tiện cơ giới quân sự”, mã số ĐT.06.12/NLSH
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương, Kết luận và hướng phát triển, các Phụ lục.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Biodiesel là một loại nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu diesel dầu mỏ
Hiện nay, nhiên liệu thay thế cho động cơ diesel là khí dầu mỏ hóa lỏng
(LPG) và diesel sinh học (biodiesel). Việc sử dụng LPG còn gặp phải những khó
khăn nhất định về mặt công nghệ. Nghiên cứu sử dụng biodiesel cho động cơ
diesel đã và đang được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, [14]. Việt Nam có tiềm
năng về sản xuất nhiên liệu diesel sinh học. Chính phủ Việt Nam đã quyết tâm
phát triển nền công nghiệp nhiên liệu sinh học thông qua việc triển khai Đề án
phát triển Nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, [1].
1.2. Sự thay đổi thuộc tính của biodiesel so với nhiên liệu diesel dầu mỏ
Sự thay đổi về thuộc tính của biodiesel phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn và nguồn
diesel sinh học gốc (B100). Với cùng nguồn gốc B100, khi thay đổi tỷ lệ pha trộn
các thuộc tính lý-hóa và đặc tính của biodiesel cũng thay đổi theo (Bảng 1.4).
3
Bảng 1.4. Sự thay đổi thuộc tính của B10, B20 theo tỷ lệ pha trộn và nguồn gốc của B100
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
B100 từ Nguồn 1 B100 từ Nguồn 2
B10 B20 B10 B20
1 Điểm chớp cháy cốc kín oC 64 67 63 65
2 Độ nhớt động học mm2/s 3,25 3,38 2,848 2,862
3 Ăn mòn mảnh đồng Loại 1a 1a 1a 1a
4 Trị số xê tan 53,7 54,5 52,5 52,8
5 Khối lượng riêng ở 15oC kg/l 0,8409 0,8448 0,8389 0,8402
6 Nhiệt trị MJ/kg 43,86 43,11 - -
Chú thích: Nguồn 1 B100 được chiết xuất từ phần thải của quá trình tinh lọc dầu cọ thành dầu ăn
Nguồn 2 B100 được chiết xuất từ mỡ thải của cá Basa trong chế biến thủy sản.
1.3. Ảnh hƣởng của thuộc tính nhiên liệu đến quá trình tạo hỗn hợp và cháy
của động cơ diesel
1.3.2. Ảnh hưởng của thuộc tính nhiên liệu đến QLCCNL, quá trình tạo hỗn hợp
Các thuộc tính của nhiên liệu: tỷ trọng, độ nhớt và sức căng mặt ngoài của hạt
nhiên liệu... có ảnh hưởng đến QLCCNL và quá trình tạo hỗn hợp. Tỷ trọng và độ
nhớt có ảnh hưởng đến diễn biến áp suất trong HTPNL, lượng nhiên liệu cung cấp
cho một chu trình (gct); độ nhớt và sức căng mặt ngoài của hạt nhiên liệu ảnh
hưởng đến mức độ phun tơi của tia phun nhiên liệu.
1.3.3. Ảnh hưởng của thuộc tính NL đến quá trình cháy và hình thành các chất ô nhiễm
Giá trị nhiệt trị thấp ảnh hưởng trực tiếp đến tổng lượng nhiệt cấp cho CTCT.
Giá trị của nhiệt trị thấp kết hợp với tốc độ phun nhiên liệu sẽ quyết định diễn
biến tốc độ tỏa nhiệt trong xi lanh. Trị số xêtan có ảnh hưởng quyết định đến thời
gian cháy trễ của nhiên liệu và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến nhiệt độ, áp
suất trong xi lanh. Thành phần chưng cất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo hỗn
hợp, quá trình phát triển màng lửa và do đó sẽ ảnh hưởng đến diễn biến nhiệt độ, áp
suất trong xi lanh động cơ diesel. Hàm lượng lưu huỳnh tăng sẽ có xu hướng làm
giảm nhiệt độ cháy của nhiên liệu diesel nên có xu hướng làm tăng hàm lượng PM
trong khí thải.
1.4. Các vấn đề cần quan tâm khi sử dụng biodiesel cho động cơ
1.4.1. Mức pha trộn và kinh nghiệm sử dụng thực tế
Với mức pha trộn nhỏ (≤ 5%) thì các động cơ khi dùng B5 hoạt động bình thường
như khi dùng diesel (B0). Tuy nhiên mức pha trộn ≤ 5% thì hiệu quả thay thế chưa cao.
Với mức pha trộn trung bình (từ 6% đến 20%) thì cần đảm bảo chất lượng nguồn B100
dùng để phối trộn, cần quan tâm hơn đến thời gian lưu trữ và quy trình bảo dưỡng hệ
thống nhiên liệu... Với mức pha trộn lớn (trên 20%) thì hỗn hợp biodiesel chưa được
xem là nhiên liệu thay thế trực tiếp cho động cơ diesel.
1.4.2. Các vấn đề cần quan tâm khi sử dụng biodiesel ở mức pha trộn trung bình
Với mức pha trộn này, cần quan tâm đến tính tương thích vật liệu; tính ổn định
của nhiên liệu khi lưu trữ; hiện tượng pha loãng dầu bôi trơn; ảnh hưởng đến mức
độ mài mòn các chi tiết chính của HTPNL và động cơ; ảnh hưởng đến các chỉ tiêu
4
KT, NL, MT của động cơ. Trong luận án, NCS tập trung nghiên cứu ảnh hưởng
của biodiesel B10, B20 đến các chỉ tiêu KT, NL, MT của động cơ diesel.
1.5. Tình hình nghiên cứu ảnh hƣởng của biodiesel đến các chỉ tiêu kinh tế,
năng lƣợng, môi trƣờng của động cơ diesel
1.5.1. Trên thế giới
Việc đánh giá ảnh hưởng của biodiesel đến động cơ và phương tiện nói
chung; đánh giá ảnh của biodiesel đến các chỉ tiêu KT, NL, MT của động cơ
diesel nói riêng đã được nhiều tác giả, tổ chức trên thế giới quan tâm. Một số công
trình là các báo cáo tổng quan, tổng hợp kết quả nghiên cứu khác nhau về hiệu
quả sử dụng và tác động của biodiesel nhằm dự báo cho các nhà quản lý hoạch
định chính sách, hỗ trợ kỹ thuật cho việc sử dụng biodiesel ([52]; [56]; [57]; [59].
Một số công trình áp dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác
động của biodiesel đến các chỉ tiêu KT, NL, MT ([54]; [65]) nên kết quả nghiên
cứu chỉ đúng với một số loại xe hoặc động cơ cụ thể. Một số công trình đã xây
dựng mô hình lý thuyết và thực nghiệm về quá trình cháy và các chỉ tiêu KT, NL,
MT của động cơ khi sử dụng các loại biodiesel ([66]; [100]; [101]). Tuy nhiên,
các tác giả chưa đề cập hoặc chưa đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của biodiesel đến
QLCCNL của HTPNL; thuộc tính của biodiesel cũng ít được xác định chi tiết
bằng thực nghiệm để dùng làm thông số đầu vào cho quá trình tính toán.
1.5.2. Tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã quyết tâm xây dựng nền công nghiệp nhiên liệu sinh
học và đẩy mạnh việc sử dụng nhiên liệu sinh học nói chung, biodiesel nói riêng
[1], [2]. Nhiều đề tài/dự án, công trình nghiên cứu về biodiesel đã được triển khai
và đã đạt được những kết quả ban đầu [20], [21], [22], [23], [28], [87], [88],
[102]. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của vấn đề cần nghiên cứu nên các công trình
đã công bố trong nước vẫn còn một số hạn chế: chưa đề cập hoặc chưa đánh giá chi
tiết được ảnh hưởng của biodiesel đến QLCCNL và các chỉ tiêu công tác, mức
phát thải ô nhiễm của động cơ. Ngoài ra, một số thuộc tính cơ bản của hỗn hợp
nhiên liệu (là thông số đầu vào cần thiết cho quá trình tính toán CTCT) chưa được
phân tích, xác định trực tiếp bằng thực nghiệm mà thường được tham khảo từ các
tài liệu chuyên ngành.
1.6. Kết luận chƣơng 1
- Để đảm bảo an ninh năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, việc
nghiên cứu sử dụng biodiesel để thay thế một phần nhiên liệu diesel dầu mỏ đã trở
nên cấp bách đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đối với động cơ diesel
nói chung và nhất là các động cơ diesel đang lưu hành, biodiesel là loại nhiên liệu
thay thế tiềm năng, có nhiều ưu điểm, đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm.
- Do sự thay đổi các thuộc tính hóa-lý, đặc tính cháy của hỗn hợp biodiesel
nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến QLCCNL, quá trình hình thành và phát triển tia
phun, quá trình cháy và hình thành các chất ô nhiễm của động cơ diesel. Những
tác động này cần được đánh giá bằng cả LT lẫn TN. Các thuộc tính chính của
biodiesel cần được xác định bằng TN để làm thông số đầu vào cho quá trình tính
5
toán, đánh giá một cách lượng hóa tác động việc sử dụng biodiesel đến QLCCNL;
đến các chỉ tiêu KT, NL, MT của động cơ diesel.
- Sự thay đổi các thuộc tính hóa-lý, đặc tính cháy của hỗn hợp biodiesel phụ
thuộc vào tỷ lệ pha trộn và nguồn gốc của B100. Trong phạm vi nghiên cứu của
luận án, NCS sử dụng B100 được sản xuất từ phần thải của quá trình tinh lọc dầu
cọ thô thành dầu ăn và chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của B10 và B20 đến
QLCCNL; đến các chỉ tiêu KT, NL, MT của động cơ diesel B2.
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU
KINH TẾ, NĂNG LƢỢNG, MÔI TRƢỜNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL
2.1. Cơ sở lý thuyết tính toán quy luật cung cấp nhiên liệu của động cơ diesel
2.1.1. Mô hình hệ thống phun nhiên liệu dùng bơm cao áp kiểu cơ khí truyền thống
Khi tính toán HTPNL diesel dùng bơm
cao áp (BCA) kiểu cơ khí truyền thống
thường chỉ quan tâm đến quá trình vật lý diễn
ra tại BCA, đường ống cao áp và vòi phun
(VP) như sơ đồ trên Hình 2.1
2.1.2. Tính toán quá trình truyền sóng áp
suất trên đường ống cao áp
Tính toán quá trình cung cấp nhiên liệu
chính là giải phương trình sóng, truyền
sóng trong đường ống cao áp. Dòng nhiên
liệu chảy trong đường ống cao áp
Hình 2.1. Mô hình HTPNL diesel
kiểu cơ khí truyền thống
được coi là dòng không ổn định và có thể được mô tả bằng hệ phương trình, [104]:
2
. 2. . . 0
1
. 0
.
p U
kU
x t
p p
x a t
(2.1)
Khi sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn, bằng cách vi phân toàn phần hệ
phương trình (2.1) ta có, [107]:
.
. . .
.
. . . . 0
U U p kU
U
t t x f
f U U f
U
f t t x x f x
(2.5)
Nghiệm của hệ phương trình (2.5) có dạng:
(2.6)
2.1.3. Các phương trình điều kiện biên tại bơm cao áp và vòi phun
2.1.3.1. Phương trình điều kiện biên tại bơm cao áp
a) Tại khoang xi lanh bơm cao áp
1 2
1 2
1
.
k k
o
k k
o
x x
p p F t e W t e
a a
x x
U U F t e W t e
a a a
6
' '
0 0 0 1 1
2
. . . . . . .Hn n p H H BC K K K K K H H
dp
f c V f p p f c f p p Q
dt
(2.7)
b) Tại khoang van cao áp
'
' ' ' '
1
2
. . 0, . . . .Hp H T K K K K K H H
dp
V f U t f c f p p
dt
(2.8)
*Đối với các chi tiết chuyển động cùng van cao áp:
2
'
1 0 12
. . .K K K K K H H
d h
M h f p f p p
dt
(2.9)
2.1.3.2. Phương trình điều kiện biên tại vòi phun
'
2 3 2
2
. ( , ) . . . . .T p u y
dp
f U l t V f p p f c Q
dt
(2.10)
*Các chi tiết chuyển động cùng với kim phun:
2
' ' ' ' '
3 02
. . ( )( ) .u u u
d y
M y f f p p f p
dt
(2.11)
* Tính toán lượng nhiên liệu rò lọt Q1, Q2:
3
1 2 1
1
2
6 ln 1nl
p
Q
H
R
(2.12)
2 3
1 1 2 1
2
12 nl
d p
Q
l
(2.13)
2.1.3.3. Hệ phương trình vi phân điều kiện biên
0
' '
0 0 0 1 1
'
'
1 ' '
'
1
2 1
. . . . . . .
6. . .
2 1
. . . . . (0, )
6. . .
1
( ) . .
6. .
6.
H
n n H BC K K K H H K K
c c p H
H
K K K H H K K T
c c p H
K
K H H K K K
c c
K K
c c
T
c
dp
f c f p p f p p f c Q
d n V
dp
f p p f c f U t
d n V
dc
f p p h f p
d n M
dh c
d n
dp
f
d
0
'
3 2 2
' ' ' '
3 '
2 1
. ( , ) . . . .
6. . .
1
( )( ) . .
6. .
6.
u y d d
c p
y
u u u
c c
y
c c
U l t f c Q f p p
n V
dc
f f p p y f p
d n M
cdy
d n
(2.14)
2.1.4. Xác định quy luật cung cấp nhiên liệu
Tốc độ phun nhiên liệu q: Lượng nhiên liệu đã phun :
c
xl
'
cc
n6
1
.
)pp(2
fq
(2.15)
0
qd
(2.16)
7
2.2. Cơ sở lý thuyết tính toán chu trình công tác và các chỉ tiêu kinh tế, năng
lƣợng của động cơ
2.2.1. Mô hình vật lý dùng để tính toán CTCT của động cơ
Mô hình vật lý các dòng năng lượng, khối lượng ứng với 1 CTCT của động cơ
diesel được trình bày trên Hình 2.2, [11].
2.2.2. Các phương trình cơ bản dùng để tính toán diễn biến áp suất, nhiệt độ
trong xi lanh động cơ diesel
-Phương trình cân bằng khối lượng:
n nl thdm dm dm dm (2.17)
-Phương trình cân bằng năng lượng:
c w n th thn
dQ dQ dm h dm h dU pdV
-Phương trình trạng thái khí lý tưởng:
RmTpV (2.19)
Hình 2.2. Mô hình vật lý CTCT của động cơ
2.2.3. Mô hình tính toán quá trình cháy
2.2.3.1. Khái