Tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ hay siêu thị luôn là câu hỏi mà những
người sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hà Nội cân nhắc. Khâu tiêu thụ sản phẩm
luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với họ. Sự liên kết giữa các tác nhân thành chuỗi
cung ứng rau còn lỏng lẻo, chưa bền vững dẫn tới giá cả sản phẩm bán ra thị trường
với mức giá không ổn định, bấp bênh, sản xuất đối mặt với nhiều rủi ro, người sản
xuất luôn là người chịu thiệt hại nhất. Khó khăn này đã diễn ra nhiều năm và đặc
biệt nay khó khăn hơn trong điều kiện thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên
nhiều địa phương chuyển đổi sang trồng rau. Việc hình thành chuỗi liên kết là cần
thiết và điều này cũng đã được nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm 2014 của thủ
tướng Chính phủ. Mặt khác, có nhiều người tiêu dùng (NTD) muốn mua sản phẩm
rau an toàn (RAT) song RAT không dễ dàng phân biệt, nhiều nhà cung ứng còn trà
trộn, điểm bán còn để lẫn lộn.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ TÂN LỘC
NGHIÊN CỨU TIÊU THỤ RAU
THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2016
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG
Phản biện 1: GS.TS. HOÀNG NGỌC VIỆT
Phản biện 2: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN
Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG LONG
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ hay siêu thị luôn là câu hỏi mà những
người sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hà Nội cân nhắc. Khâu tiêu thụ sản phẩm
luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với họ. Sự liên kết giữa các tác nhân thành chuỗi
cung ứng rau còn lỏng lẻo, chưa bền vững dẫn tới giá cả sản phẩm bán ra thị trường
với mức giá không ổn định, bấp bênh, sản xuất đối mặt với nhiều rủi ro , người sản
xuất luôn là người chịu thiệt hại nhất. Khó khăn này đã diễn ra nhiều năm và đặc
biệt nay khó khăn hơn trong điều kiện thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên
nhiều địa phương chuyển đổi sang trồng rau. Việc hình thành chuỗi liên kết là cần
thiết và điều này cũng đã được nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm 2014 của thủ
tướng Chính phủ. Mặt khác, có nhiều người tiêu dùng (NTD) muốn mua sản phẩm
rau an toàn (RAT) song RAT không dễ dàng phân biệt, nhiều nhà cung ứng còn trà
trộn, điểm bán còn để lẫn lộn....
Nhìn tổng thể thấy được tiêu thụ rau qua hệ thống chợ và siêu thị đều có
những thuận lợi nhất định, trở ngại và khó khăn riêng, và khó khăn lớn nhất là hiện
thành phố không dễ dàng dẹp bỏ được những người bán hàng không đúng vị trí quy
định và quản lý người bán rong thật khó. Rau được tiêu thụ qua hệ thống siêu thị ổn
định đã giúp hình thành nên kênh tiêu thụ rau chất lượng. Sản xuất theo kế hoạch
tiêu thụ mang lại thu nhập ổn định không chỉ cho những người làm công tác thu
gom mà cả cho những người sản xuất và NTD cũng hoàn toàn yên tâm với nguồn
sản phẩm.
Bên cạnh đó, người sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu rất nhiều
áp lực: về tốc độ đô thị hóa, biến đổi khí hậu, nguồn nước, môi trường ô nhiễm....
cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Vậy trong bối cảnh đó, các đối tượng sản xuất rau trên địa bàn thành phố đã
thực hiện tiêu thụ sản phẩm của họ làm ra như thế nào? Kênh nào là kênh tiêu thụ
phù hợp với họ hiện tại và chiến lược trong tương lai?
Đã có một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về kỹ thuật,
thị trường hoặc về tiêu dùng hoặc chỉ tập trung vào RAT song chưa có nghiên cứu
nào đi sâu nghiên cứu từ việc tiêu thụ rau của người sản xuất, để thấy được thuận
lợi, khó khăn và giải pháp giúp cho thúc đẩy phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ
thống chợ và siêu thị, từng bước khắc phục tình trạng bán sản phẩm tại các vị trí
không chính thống mà Hà Nội lâu nay chưa giải quyết được.
2
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Phản ánh hiện trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển tiêu
thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, thông qua
đó góp phần thúc đẩy sản xuất rau phát triển, ổn định tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu
về rau ngày càng cao của NTD Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu thụ rau
thông qua hệ thống chợ và siêu thị.
- Phản ánh hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến tiêu thụ rau
thông qua chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển tiêu thụ rau thông qua
hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống chợ và siêu thị bao gồm các nội dung nào?
2) Những bài học kinh nghiệm nào có thể áp dụng cho thành phố Hà Nội từ thực
tiễn tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị của một số nước trên thế giới?
3) Người mua rau tươi tại hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn Hà Nội mong
đợi chất lượng rau như thế nào?
4) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống chợ
và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội?
5) Để phát triển tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa
bàn Hà Nội, cần áp dụng những giải pháp nào?
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣ ng nghiên cứu
Tập trung vào nghiên cứu tiêu thụ rau của các đối tượng sản xuất khác nhau
trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua hệ thống chợ và siêu thị.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung: Nội dung nghiên cứu tập trung vào tiêu thụ rau tươi được sản
xuất tại địa bàn Hà Nội thông qua hệ thống chợ và siêu thị.
Về không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2002 đến 2014 để thấy rõ sự thay đổi
trong tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ
yếu trong năm 2014. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
3
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lý luận và học thuật: Đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn lý luận
và thực tiễn về tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Tác giả đưa ra khái
niệm về tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và hệ thống siêu thị. Tất cả góp phần cung
cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu có liên quan; Làm sáng tỏ nội dung về tiêu thụ
rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Thấy được kinh nghiệm quản lý hai hệ thống
này ở một số nước trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Nghiên cứu đã xây
dựng phương pháp tiếp cận và khung phân tích về thực trạng tiêu thụ rau thông qua
hai hệ thống kể trên. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng tiêu thụ rau thông qua
hai hệ thống và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ.
- Về thực tiễn: Đã phản ánh rõ hiện trạng tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống
chợ và siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Phát hiện được đối tượng tiêu thụ rau qua siêu thị
thành công hơn cả là các hộ thuộc các HTX kiểu mới và doanh nghiệp nhờ vào công
tác tổ chức từ sản xuất đến tiêu thụ. Lượng rau tiêu thụ thông qua kênh siêu thị chỉ
đáp ứng 3% nhu cầu rau của toàn thành phố. Song lượng rau được sản xuất tại Hà
Nội chỉ chiếm 70% lượng rau được tiêu thụ tại các siêu thị hiện nay, tức tương đương
với 66,5 tấn/ngày, ước đạt 4,04% sản lượng rau của Hà Nội. Trong khi đó lượng rau
tiêu thụ thông qua hệ thống chợ là 40,31% và cũng lượng như vậy được tiêu thụ
thông qua bán rong và những vị trí không chính thống. Nghiên cứu đã xác định được
3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị.
Đồng thời đề xuất được 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển tiêu thụ rau thông qua hai
hệ thống. Các giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hai hệ thống này không chỉ
có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối với ngành hàng rau của Hà Nội mà còn là bài học
kinh nghiệm cho các nông sản khác trong cùng địa bàn và các địa phương khác góp
phần cải thiện việc quản lý trong tiêu thụ rau và làm đẹp mỹ quan thành phố. Kết quả
luận án là cơ sở khoa học cho việc định hướng và đưa ra giải pháp phát triển tiêu thụ
rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Luận án là kênh cung cấp thông tin quan
trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý của Bộ, Thành phố, các cơ
quan tham mưu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế - xã hội và các cá nhân tham khảo.
1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Nội dung chính của luận án: Gồm 6 phần được trình bày trong 150 trang. Phần
mở đầu bao gồm 6 trang, phần 2 từ trang 7 đến trang 35, phần 3 từ trang 36 đến trang
54, phần 4 từ trang 55 đến trang 124, phần 5 từ trang 125 đến 146, phần 6 có 4 trang.
4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ TIÊU THỤ VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
2.1.1. Khái niệm về tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm rau là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, kinh doanh
rau. Là quá trình dịch chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng và
chuyển dần từ trạng thái vật chất sang hình thái tiền tệ. Là yếu tố quyết định sự tồn tại và
phát triển của người sản xuất, kinh doanh rau.
Gần đây, hình thành phương thức marketing mới là dựa vào nhu cầu của thị trường
để có những quyết định sản xuất và kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn nhất.
2.1.2. Khái niệm về ch , siêu thị và hệ thống ch và siêu thị
Có nhiều khái niệm khác nhau về chợ, song theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
thì khái niệm về chợ “Là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát
triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng
nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư";
Thực tế phân chia ra các chợ theo các cách gọi khác nhau: chợ loại 1, chợ loại 2
và chợ loại 3 (quy mô); Chợ quy hoạch và chợ tạm/chợ cóc (Tính chất); Chợ bán
buôn và bán lẻ (Loại hình); Chợ kiên cố, bán kiên cố (Hình thức xây dựng). Ngày
nay, chợ còn được hiểu rộng hơn đó là thị trường.
Tác giả đưa ra khái niệm về Hệ thống chợ là tập hợp các loại chợ có liên quan
với nhau và có sự phân công, phân cấp trên phương diện: dòng lưu chuyển hàng hóa
và phân loại người tiêu dùng cuối cùng.
Siêu thị: Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm Thương mại của Bộ Thương mại
Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004:
“Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh;
Có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; Đáp ứng
các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức
kinh doanh; Có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu
cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”;
Theo Kotler and Armstrong (2011), “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tương đối
lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra
lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt,
các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa".
Như vậy, dù nhìn nhận siêu thị theo khái niệm nào đi chăng nữa thì đó là mô
hình kinh doanh hiện đại, một loại hình mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1993. Có
siêu thị loại 1, loại 2 và loại 3; Siêu thị bán buôn và bán lẻ. Về bản chất có siêu thị
của Việt Nam và liên doanh.
Từ các khái niệm về siêu thị kể trên, tác giả đưa ra khái niệm về hệ thống siêu
thị: Hệ thống siêu thị là tập hợp các loại siêu thị với quy mô, mức độ khác nhau có sự
phân công, phân cấp về địa điểm, quy mô, doanh số, người bán và người mua.
5
2.2. ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ
Đặc điểm chung: Các sản phẩm rau tươi được đưa vào tiêu thụ ngay sau khi
thu hoạch, có tỷ lệ nước cao, có khối lượng lớn, cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích, dễ
dập nát trong quá trình vận chuyển, chi phí bảo quản lớn.
Đặc điểm riêng: Đó là 1 kênh truyền thống và 1 kênh hiện đại. Chúng có điều
kiện cơ sở hạ tầng và hình thức quản lý khác nhau. Đặc biệt là công tác quản lý chất
lượng rau của đơn vị bán hàng và cơ quan nhà nước. Như vậy, chúng ta thấy bức
tranh nghịch cảnh giữa hai hệ thống chợ và siêu thị: tự do và yêu cầu chặt chẽ và
qua đây khiến chúng ta suy nghĩ: ai là người sản xuất có thể tiếp cận để bán được
hàng vào siêu thị? Tỷ trọng rau Hà Nội bán theo từng hệ thống?
2.3. THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ TIÊU THỤ RAU THÔNG
QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
2.3.1. Tại một số nƣớc trên thế giới
Nghiên cứu tiêu thụ rau thông qua chợ và siêu thị của một số nước trên thế giới
đã có được bài học về sự cần thiết của hệ thống chợ bên cạnh vai trò quan trọng của
hệ thống siêu thị. Tại các nước phát triển, tiêu thụ rau chủ yếu thông qua kênh siêu thị
song hiện nay họ thấy được sự cần thiết của hệ thống chợ nên việc duy trì hệ thống
chợ nông sản trong lòng địa bàn thành phố đã bổ sung và cùng nhau đáp ứng nhu cầu
đa dạng của NTD. Đồng thời chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cho các loại
chợ không chính thức hoạt động. Thấy được một trong những yếu tố quan trọng là tổ
chức ngành hàng chặt chẽ của siêu thị với các nhà cung ứng và hạn chế tối đa các
khâu trung gian. Khuyến khích người sản xuất bán hàng trực tiếp cho NTD tại các
chợ nông sản. Tất cả các nguồn rau tại chợ và siêu thị cùng được kiểm soát.
2.3.2. Tại một số địa phƣơng ở Việt Nam
Tiêu thụ rau qua chợ là kênh tiêu thụ truyền thống, đã diễn ra từ bao đời nay
đáp ứng nhu cầu của người sản xuất và NTD. Hệ thống chợ nằm rải rác ở khắp các
địa phương, tùy theo từng địa bàn mà quy mô chợ khác nhau song đến nay việc tiêu
thụ rau tại chợ vẫn là kênh chủ lực. Tiêu thụ rau thông qua siêu thị mới xuất hiện tại
các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM kể từ khi có chương trình sản xuất RAT có
sản phẩm (1997) và sau đó bắt đầu lan ra các thành phố khác như Đà Nẵng, Vinh, Hải
Dương. Lượng rau tiêu thụ được thông qua hệ thống siêu thị còn rất nhỏ. Ví dụ tại
Hà Nội luôn chỉ đáp ứng dưới 5% so với tổng nhu cầu rau của toàn thành phố trong
suốt những năm qua. Mặc dù vậy, việc hình thành tiêu thụ rau thông qua hệ thống
siêu thị rất có ý nghĩa trong việc hình thành kênh tiêu thụ chất lượng. Do đó, để từng
bước phát triển, các địa phương vẫn cần duy trì song song cả hai hệ thống chợ và siêu
thị nhằm cùng nhau đáp ứng nhu cầu rau đa dạng của NTD.
6
2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu tiêu thụ rau thông qua hệ thống
ch và siêu thị cho Hà Nội, Việt Nam
Qua nghiên cứu thực tiễn về tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị của
một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, thấy rằng để đáp ứng nhu cầu của các tầng
lớp nhân dân và nhu cầu đa dạng của NTD, Hà Nội cần: Duy trì cả hai hệ thống chợ
và siêu thị; Quản lý chất lượng rau trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại hệ thống chợ;
Luôn tính đến khả năng tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị rau; Quản lý
người bán hàng trên địa bàn thành phố, tại các chợ cũng như việc xây dựng, cải tạo
và nâng cấp chợ cần được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau giúp nâng cao
hiệu quả của việc khai thác chợ và thu hút họ hoạt động trong chợ; Đặc biệt thúc đẩy
liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng rau nhằm duy trì quan hệ giữa người sản
xuất và người kinh doanh bền vững ở cả hai hệ thống.
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Hà Nội là một địa bàn có vùng sản xuất rau lớn tại các huyện ngoại thành và có
thị trường tiêu thụ khối lượng rau rất lớn. Diện tích gieo trồng rau của Hà Nội có xu
hướng tăng dần, đạt kỷ lục 30.040 ha (2013), nhưng sản lượng rau đạt kỷ lục vào năm
2015 là 655 nghìn tấn. Các chủng loại rau được sản xuất tại Hà Nội đa dạng, khoảng
40 loại, tuy nhiên, chủ yếu sản xuất rau theo mùa, phần sản xuất rau trái vụ chưa được
nhiều do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. Địa bàn Hà Nội có 3 đối tượng tham
gia sản xuất rau chủ yếu: hộ nông dân thuộc các HTX NN hoặc HTX DV NN quản lý
(gọi chung là HTX NN); Hộ nông dân thuộc các HTX kiểu mới hoặc nhóm sản xuất
rau hữu cơ (RHC) và từ 2008 có xuất hiện các doanh nghiệp.
Hà Nội với đa dạng kênh phân phối rau như chợ truyền thống, người bán rong và
từ sau 1993 xuất hiện các cửa hàng tự chọn và siêu thị nên từ 1997 đã có RAT được
bán tại các hệ thống kênh phân phối hiện đại. Hai hệ thống chợ và siêu thị được thành
phố xác định là hai kênh tiêu thụ chính thống. Tuy nhiên, tiêu thụ rau đang chịu tác
động từ nhiều khía cạnh (thói quen mua, suy giảm kinh tế, chuyển đổi mạng lưới
chợ) nên những người kinh doanh rau chuyên nghiệp cũng như người sản xuất phải
đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, kênh siêu thị đang được ủng hộ để
phát triển nên có sự cạnh tranh ngày càng rõ khi số lượng điểm bán RAT tại các cửa
hàng và siêu thị ngày càng gia tăng.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tiếp cận như theo chuỗi cung ứng; theo
các hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ; Theo vùng địa lý; Tiếp cận theo khu vực
công và tư nhân và tiếp cận hệ thống.
7
3.2.2. Khung phân tích
Trên cơ sở các nội dung được xác định, các yếu tố ảnh hưởng và hướng đề xuất
các nhóm giải pháp, khung phân tích được thể hiện tại hình 3.1.
Hình 3.1. Khung phân tích tiêu thụ rau thông qua hệ thống ch và siêu thị
Hệ thống chợ và siêu thị.
Nguồn và đối tượng cung.
Chủng loại và khối lượng tiêu thụ.
Đối tượng bán và khách hàng.
Giá bán và hình thức thanh toán.
Rủi ro của người bán và người mua.
Kết quả hoạt động tiêu thụ rau.
Tiêu thụ rau thông qua
hệ thống ch và siêu thị
Nguồn cung ứng
1. Hộ thuộc HTX
NN.
2. Hộ thuộc HTX
kiểu mới và nhóm.
3. Doanh nghiệp.
Hệ thống chợ Hệ thống siêu thị
Ngƣời mua
1 Hộ gia đình
2 Người bán buôn
3 Người bán lẻ
4 Bếp ăn
5 Nhà hàng.
6 Hàng cơm.
1. Nhóm nhân tố ảnh
hƣởng đến nguồn cung.
- Quy hoạch vùng sản xuất
rau và RAT.
- Đặc điểm của các đối
tượng tham gia sản xuất.
- Sự liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ rau.
2. Nhóm nhân tố đầu tƣ công
- Hỗ trợ cho sản xuất rau và RAT.
- Hỗ trợ cho tiêu thụ rau và RAT.
- Chính sách có liên quan:
quản lý chất lượng rau và tiêu
thụ qua hợp đồng.
3. Nhóm nhân tố tiêu dùng
- Độ tuổi.
- Thu nhập.
- Nghề nghiệp
- Thói quen mua
- Tiêu chí lựa chọn địa
điểm và sản phẩm.
1. Giải pháp tạo nguồn
cung đảm bảo
- Đổi mới quy hoạch vùng
sản xuất rau và RAT,
- Cải thiện hiện trạng của các
đối tượng tham gia sản xuất.
- Xây dựng và phát triển liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ
rau.
Nhóm những nhân tố ảnh hƣởng tới thiêu thụ rau thông qua hệ thống ch và siêu thị
Nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ rau thông qua hệ thống ch và siêu thị
trên địa bàn TP Hà Nội
2. Giải pháp tiếp tục hỗ tr
đầu tƣ công cho sản xuất
và tiêu thụ rau và RAT.
- Đầu tư cho sản xuất rau và
RAT.
- Đầu tư cho tiêu thụ rau và
RAT.
- Khuyến khích thực hiện
các chính sách quản lý chất
lượng và tiêu thụ rau qua
hợp đồng.
3. Giải pháp thúc đẩy tiêu
dùng rau.
- Cung cấp đầy đủ thông
tin cho NTD qua các kênh
khác nhau.
- Quảng bá giúp NTD nhận
diện sản phẩm.
8
3.2.3.Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Đối với người sản xuất: 5 huyện được chọn đại diện theo phương pháp chọn có
chủ đích là Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh và Sóc Sơn. Từ các địa bàn
này chọn các đối tượng là các hộ gia đình sản xuất rau tại các HTX NN và HTX mới
hay nhóm sản xuất RHC. Chọn các doanh nghiệp có sự linh hoạt hơn do các doanh
nghiệp nằm rải rác tại các địa bàn khác nhau.
Đối với người kinh doanh: Chọn đại diện 04 chợ bán buôn (chợ nội thành:
Long Biên, Đền Lừ, Minh Khai); chợ ngoại thành: Vân Nội); 05 chợ bán lẻ tại khu vực
nội thành (Chợ Hôm (chợ cũ), Nghĩa Tân (chợ mới), chợ 19/12 (mới chuyển đổi), chợ Gia
Lâm (quận mới), chợ tạm tại phường Kim Liên và 02 chợ khu vực ngoại thành như
chợ Vàng và chợ tạm tại khu đô thị Đặng Xá. Các chợ trên là đại diện cho chợ quy
hoạch, chợ tạm. Chọn 06 siêu thị đại diện cho các siêu thị bán buôn, bán lẻ với các
quy mô khác nhau và bản chất của chúng là các siêu thị liên doanh hoặc của Việt Nam.
Người mua rau tại các chợ và siêu thị: Được chọn tại 11 chợ và 06 siêu thị kể trên.
3.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin và dữ liệu
Thông tin thứ cấp: Là các thông tin đã công bố qua các nguồn khác nhau như
báo cáo, số liệu thống kê, báo, internet... có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Thông tin sơ cấp: Được thu thập bằng 4 phương pháp: Điều tra chọn mẫu, phỏng
vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia và quan sát ngoài thực tế. Các cuộc khảo sát và phỏng vấn
trực tiếp các đối tượng