Tóm tắt luận án Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của cả nước. Đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 30,15% tổng số CB,CC cấp cơ sở, hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và ổn định xã hội ở Tây Nguyên, nhất là các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trước yêu cầu đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH, đội ngũ CB, CC xã là người DTTS ở Tây Nguyên đang đứng trước những bất cập, hạn chế. Số lượng, cơ cấu thành phần, năng lực, trình độ, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cả đội ngũ chưa đồng bộ. Một nguyên nhântrực tiếp của tình trạng đó là do chất lượngtạo nguồn CB, CC xã người DTTS thời gian qua còn nhiều bất cập, do đó, khắc phục nguyên nhân đó là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của các cấp ủyđảng, chính quyền, đoàn thể ở Tây Nguyêntrong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sởhiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn vấn đề “Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, thúc đẩy việc tạo nguồn CB,CC xã người DTTS ở Tây Nguyên ngày một tốt hơn.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ BẠCH YẾN TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 31 23 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014 2 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Văn Giang 2. TS Ngô Kim Ngân Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của cả nước. Đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 30,15% tổng số CB,CC cấp cơ sở, hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và ổn định xã hội ở Tây Nguyên, nhất là các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trước yêu cầu đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH, đội ngũ CB, CC xã là người DTTS ở Tây Nguyên đang đứng trước những bất cập, hạn chế. Số lượng, cơ cấu thành phần, năng lực, trình độ, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cả đội ngũ chưa đồng bộ. Một nguyên nhân trực tiếp của tình trạng đó là do chất lượng tạo nguồn CB, CC xã người DTTS thời gian qua còn nhiều bất cập, do đó, khắc phục nguyên nhân đó là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở Tây Nguyên trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn vấn đề “Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, thúc đẩy việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên ngày một tốt hơn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án * Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, đề xuất những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh việc tạo nguồn đội ngũ này đến năm 2020. 4 * Nhiệm vụ: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; khái quát tình hình, đặc điểm, vai trò của CB, CC và nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên; làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò của tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên; Đánh giá thực trạng nguồn và công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên, rút ra nguyên nhân của thực trạng, những kinh nghiệm và vấn đề đặt ra từ thực tiễn; đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án * Đối tượng nghiên cứu của Luận án: Công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên. * Phạm vi nghiên cứu của Luận án ở 5 tỉnh Tây Nguyên; thời gian từ khi có Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ra đời đến nay, phương hướng, giải pháp đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn * Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác cán bộ, công tác tạo nguồn cán bộ; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố. * Cơ sở thực tiễn: Luận án được nghiên cứu từ thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên nói riêng, được phản ánh trong các báo cáo, bảng biểu thống kê lưu trữ của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan có liên quan, và kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu của Luận án Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, như: lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, hệ thống, thống kê - so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án - Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên. - Rút ra kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên những năm vừa qua. - Đề xuất hai giải pháp có tính đặc thù, khả thi nhằm đẩy mạnh tạo nguồn CB, CC xã người DTTS đến năm 2020: Một là, củng cố, phát triển và giao trách nhiệm cụ thể cho hệ thống các trường dân tộc nội trú, các cơ sở giáo dục – đào tạo trên địa bàn Tây Nguyên tham gia tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. Hai là, xây dựng, củng cố và phát huy vai trò HTCT xã, lực lượng người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở thôn, buôn trong tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. 6. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các cấp ủy đảng đẩy mạnh công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên. Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập môn Xây dựng Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. 7. Kết cấu của Luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến đề tài, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận án gồm Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và 3 chương, 6 tiết. 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI I. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến công tác cán bộ và tạo nguồn cán bộ nói chung Công tác cán bộ được nhiều tác giả khẳng định vai trò, xác định trách nhiệm chủ thể, nội dung, phương thức từng khâu. Tiêu biểu có: sách “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới” (1998) của Trần Xuân Sầm (chủ biên) và sách “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2001) của Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm. Đề tài cấp Bộ (1998-1999) “Những căn cứ lý luận và thực tiễn xác định nội dung, chương trình đào tạo cán bộ chủ chốt cơ sở miền núi đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay” do TS Trần Ngọc Uẩn chủ nhiệm. Đề tài Nhà nước (2002)-07 "Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do PGS, TS Trần Đình Hoan chủ nhiệm. Tạo nguồn cán bộ được nghiên cứu với tư cách là một khâu của công tác cán bộ. TS Đỗ Xuân Định (1998) trong bài “Vấn đề tạo nguồn trong quy hoạch cán bộ” (Hội thảo “Một số vấn đề về công tác quy hoạch cán bộ”, Chương trình KHXH.05), bàn về hai cách tạo nguồn: từ xa và trực tiếp. Đề tài “Vấn đề tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn - thực trạng và giải pháp” (KHBD(2009)-51) của ThS Trần Thị Hương và Luận văn thạc sĩ “Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay” (2010) của Trần Hoàng Khải xây dựng khái niệm nguồn, tạo nguồn; xác định nội dung tạo nguồn: phát hiện, lựa chọn; đánh giá; quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; quản lý; bố trí, sử dụng. 7 1.2. Những nghiên cứu liên quan đến cán bộ cấp xã, cán bộ dân tộc thiểu số và tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã gắn với vị trí, vai trò của HTCT được nhiều nhà khoa học quan tâm. Tiêu biểu có: sách “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số” của Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); sách: “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” của Hoàng Chí Bảo (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005); đề tài khoa học cấp Bộ 2007 “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX)” của Nguyễn Thế Vịnh... Cán bộ người DTTS được nhiều tác giả xác định là then chốt của công tác cán bộ vùng miền núi, dân tộc. Tiêu biểu có: sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp” (2005) của Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Cúc, Doãn Hùng (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội); sách “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” của Lô Quốc Toản (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010)... 1.3. Những nghiên cứu liên quan đến Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và tạo nguồn cán bộ ở Tây Nguyên Tây Nguyên và các DTTS ở Tây Nguyên với thực trạng và xu hướng phát triển được nhiều tác giả luận giải, như: sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên” (2005) và “Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên” (2008) của Trương Minh Dục (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); sách “Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên” (2005) của Nguyễn Tấn Đắc (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội); sách “Một số vấn đề về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số 8 ở Tây Nguyên hiện nay” (2010) của Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam đồng chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; sách “Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” (2010) của Bùi Minh Đạo (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội) Tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Tây Nguyên là đối tượng và là mục tiêu của nhiều công trình. Tiêu biểu có bài viết “Đặc điểm tâm lý, văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên ảnh hưởng tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay” của Nguyễn Hồng Sơn, và nhiều bài viết khác trong sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp” (2005) của Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Cúc, Doãn Hùng (đồng chủ biên). Thực trạng và giải pháp tạo nguồn cán bộ cấp xã người DTTS ở Tây Nguyên gần đây được nhiều tác giả phản ánh. Tiêu biểu có Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên” (2009) do Đại học Đà Nẵng tổ chức với các tham luận: “Một số vấn đề về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” của Nguyễn Bạn; “Công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ cơ sở tỉnh Kon Tum - thực trạng và giải pháp” của Sở Nội vụ Kon Tum; “Cách thức đào tạo đại học cho người dân tộc thông qua hình thức hệ cử tuyển" của TS Đoàn Gia Dũng; “Cần đổi mới phương pháp giảng dạy đối với sinh viên các dân tộc thiểu số” của Thái Thị Bích Vân. Công tác tạo nguồn cán bộ xã trên từng địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có các bài: “Gia Lai coi trọng đào tạo cán bộ nguồn là người dân tộc thiểu số cho cơ sở” của Trần Ngọc Chi (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 9-9-2007); “Gia Lai: Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học về cơ sở 9 công tác - Kết quả và kinh nghiệm” của Trần Thiết (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 19-9-2011); “Tạo nguồn cán bộ xã ở Lâm Hà” của Viết Trọng (Lâm Đồng online, 26-12-2010); “7 năm thực hiện Quyết định 253/QĐ-TTg: Cán bộ cấp xã đang từng bước “trẻ hóa” và “chuẩn hóa” của Đức Hưng (Lâm Đồng online, 11-4-2012); “Kết quả và kinh nghiệm thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” của Trần Thanh Long (bdt.daknong.gov.vn ngày 15-11-2012); “Đảng bộ huyện Kon Plong đào tạo cán bộ dự nguồn cơ sở” của Huỳnh Trung Kim (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 1-9-2006); “Công tác giáo dục dân tộc được nâng cao về chất lượng” và bài “Nơi tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số” (Webside của Sở Giáo dục Đào tạo Đăk Lăk); “Đăk Lăk tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở thôn, buôn, tổ dân phố” của Nguyễn Phú Lập (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 7-8-2012)... Đây là những nghiên cứu thực tế, gắn với từng địa phương cụ thể. Luận án có nhiệm vụ khái quát thành lý luận chung về tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. 2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI 2.1. Vấn đề nhân lực, chất lượng nhân lực và việc phát triển nguồn nhân lực được các tác giả Nhật Bản quan tâm: Mitokaza Aoki (sách “Nguyên tắc quản lý kiểu Nhật”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993), Matsushita Konouke (sách “Nhân sự - chìa khóa của thành công”, Nxb Giao thông vận tải, 1999); Yasuhiko Inoue (bài viết “Kinh nghiệm Nhật Bản về phát triển nguồn nhân lực (HRD)”, 2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Các tác giả Lào trong các bài viết: “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của Unkẹo Sipasợt (Tạp chí xây dựng Đảng điện tử, 24-8-2009); “Đột phá về công tác cán bộ” của Litthi Sisouvong (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 02-12-2011); Luận án tiến sĩ “Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay” 10 (2011) của La Chay Sinh Su Van... đều nhấn mạnh công tác cán bộ là giải pháp cho chất lượng HTCT. Các tác giả Trung Quốc tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc” (2004), đề cập đến nhiều kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ. 2.3. Vấn đề tạo nguồn cán bộ Bài viết “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” (Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc”) của tác giả Chu Phúc Khởi (Trung Quốc) khẳng định xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị là nhiệm vụ chiến lược liên quan đến đại cục, đến lâu dài. Nội dung của công tác này bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ dự bị. Tổng quan cho thấy, trên nhiều khía cạnh, các công trình nghiên cứu đã bàn đến việc tạo nguồn, xây dựng đội ngũ CB. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện về tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên. Chương 1 TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. XÃ VÀ NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 1.1.1. Xã và các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên 1.1.1.1. Khái quát về Tây Nguyên Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, nằm ở phía Tây miền Trung, nơi hội tụ của hơn 5,2 triệu đồng 11 bào thuộc 47 dân tộc, trong đó DTTS chiếm 37,84% dân số. Tây Nguyên giàu tiềm năng, nhưng cũng luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn, không chỉ do những khó khăn, phức tạp vốn có của một vùng miền núi, biên giới, có tỷ lệ hộ nghèo cao, mà còn do đây là địa bàn chiến lược quan trọng luôn bị các thế lực thù địch nhòm ngó. Những bất ổn chính trị từ năm 2001 đến nay đều bắt đầu từ các xã, nơi có đông đồng bào DTTS. Ngăn chặn bất ổn, phát triển KT-XH bền vững cho Tây Nguyên chỉ có thể thực hiện khi HTCT xã vững mạnh với đội ngũ CB,CC vững vàng người DTTS làm nòng cốt. 1.1.1.2. Hệ thống chính trị các xã ở Tây Nguyên HTCT các xã ở Tây Nguyên gồm các tổ chức được pháp luật công nhận: Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức CT-XH (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam). HTCT các xã ở Tây Nguyên được hình thành từ năm 1975, nay cơ bản ổn định về tổ chức. Bộ máy, chức danh CB,CC được xây dựng theo quy định chung, song có những vận dụng phù hợp với yêu cầu của từng xã. Chất lượng hoạt động của HTCT không đồng đều, phụ thuộc vào chất lượng CB,CC và độ phức tạp ở mỗi địa bàn. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chế độ, chính sách đối với CB, CC chưa đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của đời sống và công tác. 1.1.1.3. Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên * Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên liên quan đến việc tạo nguồn cán bộ, công chức xã: Các DTTS có lịch sử biến thiên phức tạp, ngày càng đa dạng về nguồn gốc, phong phú về thành phần, đông đảo về số lượng, có sự khác biệt về địa bàn cư trú và tập quán sống; văn hóa các DTTS Tây Nguyên giàu bản sắc, thống nhất trong đa dạng do sự giao thoa, tiếp biến lâu dài; phong tục, tập quán cổ truyền chi phối đời sống tâm lý 12 người dân, mang tính tích cực, tiến bộ lẫn tiêu cực, lạc hậu; đồng bào các DTTS đang trong quá trình nâng cao trình độ học vấn, nhưng nhìn chung mặt bằng dân trí còn thấp; một bộ phận đồng bào DTTS đang khá lên về kinh tế, song đa phần chưa thoát khỏi đói nghèo do tập quán canh tác lạc hậu và tâm lý ỷ lại vào sự ưu đãi của Nhà nước. * Vai trò của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên: Đồng bào các DTTS là chủ nhân lâu đời của vùng đất Tây Nguyên, là người sáng tạo, phát triển và bảo tồn giá trị văn hóa Tây Nguyên; Cộng đồng các DTTS đã góp phần to lớn vào lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam và hiện đang là lực lượng to lớn, hiệu quả canh gác bảo vệ, giữ gìn một vùng lãnh thổ biên cương hiểm yếu của Tổ quốc; Đồng bào các DTTS là lực lượng xã hội quan trọng đang tham gia xây dựng, phát triển của Tây Nguyên. 1.1.2. Cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số và nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 1.1.2.1. Cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên * Khái niệm Cán bộ xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên là những người DTTS được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, người đứng đầu tổ chức CT-XH trong HTCT các xã ở Tây Nguyên, bao gồm: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Công chức xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên là những người DTTS được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND các xã ở Tây Nguyên, bao gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng 13 Quân sự; văn phòng - thống kê; địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội. * Đặc điểm của đội ngũ CB,CC xã người DTTS ở Tây Nguyên Có số lượng tương đối lớn, nhiều nơi có cơ cấu tương ứng với thành phần và số lượng dân cư các DTTS trên địa bàn; trình độ, năng lực đang từng bước nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn CB,CC xã vùng miền núi theo quy định, nhưng đang thể hiện sự bất cập đối với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị mới; mang đậm nét tâm lý, văn hóa truyền thống, gắn bó và có uy tín với cộng đồng, nhưng vẫn còn bị tác động bởi những tập quán lạc hậu, tiêu cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ; công tác trên địa bàn phức tạp, chịu sức ép từ nhiều phía (điều kiện sống; các thế lực thù địch; tập quán dân tộc; các mâu thuẫn xã hội...), nên nguy cơ sai lầm cao. * Vai trò của đội ngũ CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên: CB, CC xã người DTTS là người góp phần xây dựng và trực tiếp tổ chức cho nhân dân, nhất là đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở xã; CB, CC xã người DTTS là người có ảnh hưởng quan trọng, tích cực đối với cộng đồng DTTS; CB, CC người DTTS tạo nên sự cân bằng, hài hòa về chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở. 1.1.2.2. Nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên * Khái niệm: Nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên là đội ngũ những người DTTS được phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, bảo đảm sẵn sàng cho việc bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm các chức danh CB, CC xã trên địa bàn Tây Nguyên. * Phân loại nguồn CB, CC xã: Nguồn gần (nguồn trực tiếp, nguồn kế cận) là những người đã nằm trong quy hoạch của cấp ủy, gắn với một số chức danh cụ thể, có tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp (hoặc gần phù hợp) với 14 tiêu chu
Luận văn liên quan