Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Với xu thế hội nhập và sự phát triển như vũ bão, hình thức kinh doanh qua các phương tiện điện tử đang trở thành hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Ở các nước phát triển công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực. Ngành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ, các NHTM bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của mình đã mang lại hiệu quả đáng kể không những cho ngân hàng mà còn mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và xã hội. Những khái niệm về Ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng,. đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. So với các NH TMCP lớn thì NH NNo&PTNT Việt Nam tham gia vào lĩnh vực ngân hàng điện tử muộn hơn, tuy nhiên bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể và đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường ngân hàng điện tử.Song, thực tiễn trong quá trình hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng điện tử của NH NNo&PTNT Việt Nam cũng cho thấy còn những khó khăn, hạn chế. Việc tìm ra các biện pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng như giúp NH NNo&PTNT Việt Nam khẳng định vị thế, thương hiệu của mình vẫn là vấn đề đã và đang được đặt ra khá bức thiết. Xuất phát từ lý do nêu trên, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NH NNo&PTNT Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương cụ thể: Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHNNo&PTNT Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHNNo&PTNT Việt Nam.

pdf9 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Với xu thế hội nhập và sự phát triển như vũ bão, hình thức kinh doanh qua các phương tiện điện tử đang trở thành hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Ở các nước phát triển công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực. Ngành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ, các NHTM bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của mình đã mang lại hiệu quả đáng kể không những cho ngân hàng mà còn mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và xã hội. Những khái niệm về Ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng,... đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. So với các NH TMCP lớn thì NH NNo&PTNT Việt Nam tham gia vào lĩnh vực ngân hàng điện tử muộn hơn, tuy nhiên bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể và đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường ngân hàng điện tử.Song, thực tiễn trong quá trình hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng điện tử của NH NNo&PTNT Việt Nam cũng cho thấy còn những khó khăn, hạn chế. Việc tìm ra các biện pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng như giúp NH NNo&PTNT Việt Nam khẳng định vị thế, thương hiệu của mình vẫn là vấn đề đã và đang được đặt ra khá bức thiết. Xuất phát từ lý do nêu trên, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NH NNo&PTNT Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương cụ thể: Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHNNo&PTNT Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHNNo&PTNT Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1 Khái quát chung về dịch vụ ngân hàng điện tử Trong phần này tác giả đưa ra cơ sở lý luận chung về e-banking bao gồm: khái niệm về e-banking, cơ sở hình thành và phát triển của e-banking, các hình thức của e-banking. Cụ thể những vấn đề lý luận như sau: Đầu tiên, tác giả đưa ra khái niệm về e-banking: E-banking là các dịch vụ ngân hàng được cung cấp đến khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa. Như vậy e-banking được cấu thành bởi các yếu tố: Dịch vụ ngân hàng như: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, mua bán ngoại tệ.;Công nghệ ngân hàng gồm: các phần mềm, phần cứng cho phép khách hàng kết nối và thực hiện giao dịch với ngân hàng; Các phương tiện điện tử từ phía khách hàng như: máy tính cá nhân, điện thoại di động, TV, mạng Internetđể kết nối với ngân hàng. Về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của e-banking: Nhìn chung, hệ thống Ngân hàng điện tử được phát triển qua những giai đoạn sau: Website quảng cáo (Brochure-Ware), Thương mại điện tử (E-commerce), Quản lý điện tử (E-business), Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking). Về hình thức, E-banking là dịch vụ Ngân hàng được kết hợp với các phương thức giao dịch điện tử, được thực hiện qua các kênh thanh toán điện tử sau: Dịch vụ thẻ (ATM, POS), Internet-banking, Home-banking, Phone-banking, Mobile-banking, Call center, Kiosk ngân hàng. 1.2 Hoàn thiện e-banking tại các NHTM Việt Nam Phần này đề cập đến vấn đề hoàn thiện e-banking tại các NHTM Việt Nam thông qua việc tiếp cận theo từng nội dung sau: Sự cần thiết phải hoàn thiện e-banking tại các NHTM Việt Nam. Trong phần này tác giả đã đưa ra được lợi ích đối với ngân hàng, khách hàng, nền kinh tế mà e-banking đã mang lai. Từ đó cho ta thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện e-banking tại các NHTM Việt Nam Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoàn thiện e-banking gồm: nhân tố khách quan (Môi trường pháp lý, Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và sự phát triển của TMĐT, Môi trường kinh tế xã hội, Nhân tố thuộc về con người)và nhân tố chủ quan (Công nghệ và bảo mật, Nguồn nhân lực của ngân hàng, Hoạt động tuyên truyền và quảng bá) Tiêu chí phản ánh sự hoàn thiện của e-banking gồm: Các chỉ tiêu định tính như: Chất lượng dịch vụ (Sự an toàn và mức độ bảo mật thông tin, Sự thuận tiện), Sự đa dạng của e-banking; Và các chỉ tiêu định lượng: Tốc độ tăng trưởng của e-banking, hiệu quả hoạt động từ e-banking 1.3 Kinh nghiệm hoàn thiện e-banking Cuối cùng, chương 1 đề cập đến kinh nghiệm hoàn thiện e-banking tại Mỹ và Trung Quốc từ đó rút ra được bài học cho các NHTM tại Việt Nam CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NHĐT TẠI NHNNo&PTNT VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Agribank Tác giả đã giới thiệu về Agribank, mạng lưới hoạt động, sơ đồ tổ chức và tình hình hoạt động và kinh doanh của Agribank những năm gần đây qua đó để thấy được cái nhìn tổng quan nhất về Agribank. Qua đây tác giả cho ta thấy được các chặng đường lịch sử của Agribank từ những ngày đầu thành lập, mạng lưới rộng lớn khắ cả nước, số lượng vốn huy động, số lượng tài sản tăng qua các năm, số lượng dư nợ 2.2 Thực trang e-banking tại Agribank Đầu tiên, ở chương 2 tác giả giới thiệu phòng NHĐT của Agribank sau đó nêu nên thực trạng triển khai e-banking tại Agribank. Hiện nay, tại Agribank mới triển khai dịch vụ thé, Internet-banking, phone-banking và mobile-banking và đang trong giai đoạn nghiên cứu để cung cấp ra thị trường thêm nhiều dịch vụ khác .Trong phần này tác giả nêu được tiện ích, mức phí, các dịch vụ cung cấp. Sau khi phân tích thực trạng , chương 2 đi đến việc đánh giá sự hoàn thiện e- banking tại Agribank. Dựa trên các chỉ tiêu định tính và định lượng. - Các chỉ tiêu định tính bao gồm: Thứ nhất là, Chất lượng e-banking: Phân tích sự an toàn và mức độ bảo mật thông tin: Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. IPCAS được đánh giá là chương trình có khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu, đáp ứng khả năng giao dịch với khối lượng lớn, tính tích hợp cao và có khả năng đổi mới quy trình giao dịch, chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, tăng hiệu suất lao động Tuy nhiên, theo BKIS,có nhiều tình huống nguy hiểm mà hiện hệ thống ngân hàng điện tử tại Agribank thường mắc phải như: lỗ hổng trong chức năng chuyển tiền có thể khiến người sử dụng bị lừa chuyển tiền cho kẻ xấu, chức năng khôi phục mật khẩu bị lợi dụng để đổi mật khẩu của chủ tài khoản; sử dụng tính năng thắc mắc khiếu nại để cài mã độc vào máy chủ, kiểm soát toàn bộ hệ thống Về sự thuận tiện: Với sự phát triển công nghệ hiện đại nhanh như hiện nay, Dịch vụ Ngân hàng điện tử nhanh chóng trở thành giải pháp tối ưu cho khách hàng. Các tiện ích sản phẩm được mở rộng, giao dịch thân thiện, thuận tiện cho người sử dụng. Chất lượng đường truyền được nâng cấp đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, khiến yêu cầu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn. Thứ hai là, sự đa dạng của e-banking: Cùng với việc cho ra đời các sản phẩm e- banking, Agribank cũng không ngừng hoàn thiện các sản phẩm e-banking. Agribank đã triển khai một loạt các sản phẩm tiện ích e-banking. Các giao dịch gửi tiền mặt vào tài khoản, đăng ký sử dụng dịch vụ khách hàng còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng điện tử chất lượng cao hơn còn chưa được phát triển như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, dịch vụ địa ốc, dịch vụ cho vay - Chỉ tiêu định lượng: Phân tích hiệu quả của e-banking Một là, Tốc độ tăng trưởng e-banking: Sự gia tăng thẻ ATM, máy ATM và máy POS/EDC .Đến nay, Agribank đã cung cấp 11 sản phẩm Thẻ các loại, trong đó có 08 sản phẩm thẻ quốc tế, 03 sản phẩm thẻ nội địa. Và Tốc độ gia tăng số lượng KH đăng ký và số lượt KH sử dụng e-banking. Hai là, Hiệu quả từ e-banking gồm : Hiệu quả từ ATM, POS, Internet-banking, Mobile-banking, Phone-banking. Agribank mới triển khai e-banking từ năm 2008 nên lợi nhuận thực tế từ e-banking chưa cao. Nhưng đứng trên quan điểm phát triển lâu dài, e- banking hứa hẹn sẽ giúp Agribank gia tăng thị phần và mở rông thị trường, mang lại hiệu quả trên phương diện phát triển tổng thể các dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, chương 2 cũng phân tích thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của e-banking tại Agribank -Thành công: Về sản phẩm dịch vụ: Được định hướng là nhóm sản phẩm mũi nhọn, trong những năm qua Agribank đã tập trung đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm để xây dựng và triển khai thành công chuỗi sản phẩm e-banking với nhiều tính năng ưu việt được khách hàng đánh giá cao. Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả : Với e-banking, khách hàng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi mà không cần phải trực tiếp đến giao dịch tại các chi nhánh của NH. Vì vậy, Agribank đã giảm bớt được nhân lực ở các quầy giao dịch, giảm bớt sai xót, thao tác và sử dụng nhân sự có hiệu quả hơn. Điều này đã góp phần giảm đi nhiều chi phí khác có liên quan. Được khách hàng và xã hội công nhận : Dịch vụ NHĐT đã đưa Agribank đến với khách hàng mọi lúc mọi nơi,doanh thu từ hoạt động NHĐT chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng doanh thu của Agribank -Hạn chế: Số lượng sản phẩm dịch vụ NHĐT mà NH cung cấp mặc dù đa dạng và phong phú nhưng vẫn chưa thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng Sự gia tăng các tiện ích cho các sản phẩm hiện có còn chậm. Chất lượng dịch vụ NHĐT chưa thỏa mãn khách hàng ở cấp độ cao hơn Hạn mức giao dịch trong ngày của khách hàng vẫn còn thấp Việc chuyển khoản mới chỉ được thực hiện ở những khách hàng có tài khoản tại Agribank.Chưa thể chuyển khoản cho tài khoản ở ngân hàng khác Số lượng nhân viên có sự hiểu biết sâu sắc được đào tạo bài bản về dịch vụ NHĐT còn ít. Truyền thông chưa hiệu quả, bị động. Phương pháp tiếp cận khách hàng còn nặng tính truyền thống. Có quá ít những chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ. -Nguyên nhân hạn chế: Nguyên nhân khách quan: Cơ sở hạ tầng và thương mại điện tử chưa phát triển, thói quen sử dụng tiền mặt của KH, Cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và sử dụng e- banking còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Nguyên nhân chủ quan: Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank triển khai muộn hơn so với các ngân hàng khác, Công nghệ và an toàn bảo mật, Năng lực tài chính và nguồn nhân lực của ngân hàng, Hoạt động truyền thông và quảng bá Trên cơ sở phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trên để nhìn nhận và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện e-banking tại Agribank CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ NHĐT TẠI NHNNo&PTNT VIỆT NAM Trong chương 3 tác giả trình bày định hướng hoàn thiện e-banking tại Agribank từ đó gợi ý một số giải pháp với Agribank và đưa ra các đề xuất kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước, Agribank để đẩy mạnh hoàn thiện e-banking tại Agribank. 3.1 Định hướng hoàn thiện e-banking tại Agribank Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng về nhận thức. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có, đồng thời tuyển dụng mới cả về số lượng lẫn chất lượng đủ khả năng đón nhận chuyển giao công nghệ mới. Và phải coi “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hang đầu trong chiến lược phát triển và đổi mới hoạt động Ngân hàng, là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với Ngân hang các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới” Cần tăng cường hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các hãng sản xuất công nghệ, các tổ chức tài chính, Ngân hàng khu vực và thế giới. 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện e-banking tại Agribank Thứ nhất, Xây dựng chiến lươc, chính sách hoàn thiện e-banking. Nhìn chung, sự phát triển của e-banking ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế cả về chiều rộng và chiều sâu. Dịch vụ của hầu hết các ngân hàng còn khá nghèo nàn, mới chỉ dừng lại ở mức truy vấn thông tin và thực hiện một số nghiệp vụ thanh toán cơ bản. Để đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, việc hoàn thiện e-banking là điều tất yếu tại Agribank. Agribank theo định hướng của mình sẽ chuyển dịch sang phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm chuyển dịch dần cơ cấu sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Thứ hai, Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và tăng tính an toàn, bảo mật thông tin. Hiện đại hóa công nghệ NH là một yêu cầu cấp thiết trong công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới. Điều này càng trở lên cấp thiết hơn khi muốn hoàn thiện loại hình e-banking vì người ta không thể cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại dựa trên một nền tảng công nghệ cũ kỹ. Nắm bắt được điều đó Agribank đã coi phát triển công nghệ là hướng mũi nhọn cần ưu tiên. Thứ ba, Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao và tác phong phục vụ chuyên nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại ngày nay thì tri thức, năng lực của con người trở thành nguồn tài nguyên số một của các quốc gia và chính vì thế tất cả các nước đều chú ý đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ tư, Tăng cường công tác tuyên truyền và quảng bá cho e-banking. Với đặc thù văn hóa tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận các dịch vụ tài chính – Ngân hàng là rất quan trọng. 3.3 Kiến nghị - Kiến nghị với Chính phủ: Thúc đẩy sự phát triển của TMĐT: Con đường phát triển TMĐT của Việt Nam đang ngày càng mở rộng song vẫn có nhiều thử thách đang chờ phía trước. Trong giai đoạn sơ khai này thì vai trò và sự giúp đỡ của Chính phủ là vô cùng quan trọng Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động cung cấp và sử dụng e-banking. Bên cạnh vai trò hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của TMĐT thì bản thân NHĐT cũng là một bộ phận cấu thành, một loại hình của TMĐT. Do vậy, để có được môi trường pháp lý an toàn cho hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ NHĐT thì trước tiên cần phải tạo được môi trường pháp lý cho các hoạt động TMĐT nói chung. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về thông tin, viễn thông: Tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT; Ứng dụng rỗng rãi, có hiệu quả công nghệ thông tin trong toàn xã hội; Đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển CNTT, Đẩy nhanh việc xây dựng mạng thông tin quốc gia - Kiến nghị với NHNN: Bổ sung hoàn thiện các chính sách cơ chế,thúc đẩy ứng dụng và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: NHNN không chỉ thực hiện hiện đại hóa công nghệ của mình mà có sự nghiên cứu, định hướng cho các NH trong ứng dụng công nghệ mới để đảm bảo tính hệ thống và hiện đại tránh việc sử dụng các công nghệ lạc hậu. Chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh e-banking - Kiến nghị với Agribank: Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai công nghệ, dịch vụ mới, nghiên cứu, rút kinh nghiệm và phát triển có chọn lọc những dịch vụ mới phù hợp với khả năng của ngân hàng, của đối tượng khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu phát triển, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, cung cấp các dịch vụ ở cấp độ cao hơn và mang lại nhiều lợi nhuận. Đặc biệt chú trọng tới vấn đề bảo mật và an ninh mạng Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên cả về nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin. Tóm lại, quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Hoàn thiện dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHNNo&PTNT Việt Nam” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau: Một là, làm rõ khái niệm về Ngân hàng điện tử, nhận thấy sự cần thiết phải hoàn thiện dịch vụ ngân hàng điện tử trong xu thế hội nhập hiện nay. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện dịch vụ e-banking tại Agribank, từ đó nhìn thấy những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc hoàn thiện e-banking tại Agribank. Ba là, Luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Agribank nhằm góp phần nâng cao việc hoàn thiện e-banking tại Agribank.
Luận văn liên quan