Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, bắt đầu với sự ra đời
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường chứng khoán Việt
Nam đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, không ngừng hoàn thiện về
cấu trúc, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và có những
bước tiến quan trọng thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Một trong những thông tin được các nhà đầu tư cá nhân và tổ
chức quan tâm khi đầu tư vào thị trường chứng khoán đó chính là giá
trị của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu cấp thiết là giá trị doanh nghiệp
cần được ước tính một cách đáng tin cậy; từ đó trở thành một kênh
thông tin hữu ích đối với nhà quản trị, nhà đầu tư. góp phần đảm
bảo thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, hiệu quả, bền vững.
Hiện nay, việc định giá doanh nghiệp thường được thực hiện
thông qua các phương pháp như: dựa trên giá trị tài sản thuần, dựa
trên dòng tiền hay định giá theo các tỷ số so sánh. Trong đó,
phương pháp định giá dựa trên dòng tiền được các nhà phân tích áp
dụng để ước tính giá trị các công ty niêm yết thuộc nhiều ngành trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Vấn đề được đặt ra là cần có
nghiên cứu so sánh phương pháp định giá dựa trên dòng tiền với các
phương pháp khác trong định giá các công ty niêm yết, hay nó có
phù hợp hơn so với các phương pháp định giá khác hay không.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về
đề tài định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu
được thực hiện tại một doanh nghiệp cụ thể hoặc nghiên cứu các
phương pháp định giá trong những trường hợp cụ thể như cổ phần
hóa, niêm yết cổ phiếu lần đầu. hay tập trung vào việc vận dụng,
hoàn thiện một mô hình định giá cụ thể.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn So sánh phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên dõng tiền với các phương pháp định giá khác đang áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ MAI LOAN
SO SÁNH PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
DỰA TRÊN DÕNG TIỀN VỚI CÁC PHƢƠNG PHÁP
ĐỊNH GIÁ KHÁC ĐANG ÁP DỤNG
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐƢỜNG NGUYỄN HƢNG
Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN
Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN THỊ CẨM THANH
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 27 tháng 01 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, bắt đầu với sự ra đời
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường chứng khoán Việt
Nam đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, không ngừng hoàn thiện về
cấu trúc, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và có những
bước tiến quan trọng thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Một trong những thông tin được các nhà đầu tư cá nhân và tổ
chức quan tâm khi đầu tư vào thị trường chứng khoán đó chính là giá
trị của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu cấp thiết là giá trị doanh nghiệp
cần được ước tính một cách đáng tin cậy; từ đó trở thành một kênh
thông tin hữu ích đối với nhà quản trị, nhà đầu tư... góp phần đảm
bảo thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, hiệu quả, bền vững.
Hiện nay, việc định giá doanh nghiệp thường được thực hiện
thông qua các phương pháp như: dựa trên giá trị tài sản thuần, dựa
trên dòng tiền hay định giá theo các tỷ số so sánh... Trong đó,
phương pháp định giá dựa trên dòng tiền được các nhà phân tích áp
dụng để ước tính giá trị các công ty niêm yết thuộc nhiều ngành trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Vấn đề được đặt ra là cần có
nghiên cứu so sánh phương pháp định giá dựa trên dòng tiền với các
phương pháp khác trong định giá các công ty niêm yết, hay nó có
phù hợp hơn so với các phương pháp định giá khác hay không.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về
đề tài định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu
được thực hiện tại một doanh nghiệp cụ thể hoặc nghiên cứu các
phương pháp định giá trong những trường hợp cụ thể như cổ phần
hóa, niêm yết cổ phiếu lần đầu... hay tập trung vào việc vận dụng,
hoàn thiện một mô hình định giá cụ thể.
2
uất phát từ nghĩa thực ti n đó, c ng như qua tìm hiểu về các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đã
nghiên cứu thực hiện đề tài: “So sánh phƣơng pháp định giá
doanh nghiệp dựa trên dòng tiền với các phƣơng pháp định giá
khác đang áp dụng trên Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- So sánh phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên dòng tiền
(Phương pháp chiết khấu dòng tiền) với các phương pháp định giá
khác đang áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được để có thể đưa ra các hàm
, đề xuất đối với công tác định giá doanh nghiệp dựa trên phương
pháp này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc so sánh giữa phương pháp định giá
dựa trên dòng tiền (Phương pháp chiết khấu dòng tiền) với các
phương pháp khác đang áp dụng trong định giá các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu các công ty
niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HN ).
- Phạm vi về mặt thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các
Báo cáo phân tích (tại một thời điểm cụ thể) cho giai đoạn nghiên
cứu (2014-2016) được phát hành bởi các Công ty Chứng khoán,
Công ty về tài chính tại Việt Nam khi tiến hành phân tích các công ty
3
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp phân tích, xử l số liệu: Trên cơ sở dữ liệu đã thu
thập là giá trị doanh nghiệp ước tính theo các phương pháp định giá
khác nhau, tác giả tiến hành phân tích định lượng, phân tích hồi quy
để rút ra được kết luận của đề tài.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở l thuyết về so sánh các phương pháp định giá
áp dụng cho các công ty niêm yết.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Hàm đề xuất.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1. Các nghiên cứu quốc tế
Nghiên cứu của Steiger (2008) về tính hiệu lực của việc định giá
doanh nghiệp khi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Nghiên cứu của Mauboussin (2006) về những lỗi thường gặp
trong các mô hình dòng tiền chiết khấu.
Nghiên cứu của Fernández (2004) về các phương pháp định giá
công ty như: phương pháp dựa trên Bảng cân đối kế toán, dựa trên
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phương pháp hỗn hợp, phương
pháp chiết khấu dòng tiền và những lỗi thường gặp trong định giá.
Nghiên cứu của Penman (1998) về đánh giá, so sánh giữa các
phương pháp định giá doanh nghiệp bằng cổ tức, dòng tiền và thu
nhập kế toán trong một giai đoạn hữu hạn.
Nghiên cứu của Francis và các cộng sự (2000) về so sánh tính
chính xác và khả năng giải thích của các phương pháp ước tính giá trị
vốn dựa trên cổ tức, dòng tiền nhàn rỗi và lợi nhuận thặng dư.
Nghiên cứu của Cupertino và các cộng sự (2006) về sự so sánh
4
giữa các phương pháp định giá dựa trên dòng tiền, lợi nhuận và cổ tức
cho các công ty Braxin.
6.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguy n Văn Tuấn (2007) về mô hình dòng lưu
kim chiết khấu trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam và đưa
ra một số đề xuất cải tiến.
Nghiên cứu của Nguy n Dương An (2008) về thực trạng và giải
pháp của các phương pháp định giá doanh nghiệp: chiết khấu dòng
tiền, phương pháp P/E, phương pháp tài sản khi tiến hành cổ phần
hóa và niêm yết lần đầu ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Trần Văn D ng (2008) về hoàn thiện công tác
định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam, với đối tượng nghiên cứu là
các doanh nghiệp nhà nước được định giá trong quá trình cổ phần hóa.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SO SÁNH CÁC PHƢƠNG PHÁP
ĐỊNH GIÁ ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm chung về giá trị doanh nghiệp
a. Khái niệm về giá trị doanh nghiệp
Theo khoản 1, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 của nước
ta đã giải thích doanh nghiệp được hiểu như sau: “Doanh nghiệp là
tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Hay ta có thể hiểu, doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh
doanh bằng nguồn lực của mình được thành lập để sản xuất, cung
ứng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục
đích tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của Nhà nước
và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
5
b. Các khía cạnh về giá trị của doanh nghiệp
- Giá trị hoạt động liên tục và giá trị thanh l
- Giá trị nội tại và giá trị thị trường
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
Các yếu tố nội tại:
- Hiện trạng tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản hữu hình và
tài sản vô hình;
- Khả năng sinh lợi và xu thế tăng trưởng trong tương lai;
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Con người.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh chung của doanh
nghiệp như môi trường kinh tế, chính trị và luật pháp, khoa học, kĩ
thuật công nghệ..., chu kỳ kinh doanh; triển vọng tăng trưởng của
ngành... hay các yếu tố thuộc môi trường đặc thù như khách hàng,
nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, vị trí địa l ...
1.1.2. Khái niệm về định giá doanh nghiệp
a. Định giá doanh nghiệp
Dựa trên một số khái niệm về thẩm định giá nói chung, ta có
thể hiểu định giá hay thẩm định giá doanh nghiệp là sự ước tính giá
trị bằng tiền của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, với mục
đích cụ thể dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp và các hoạt động sản
xuất kinh doanh hiện tại c ng như những dự tính trong tương lai.
b. Sự cần thiết của công tác định giá doanh nghiệp
- Giá trị doanh nghiệp đã được thẩm định là cơ sở để quyết
định mức giá thực hiện các giao dịch như mua bán, sáp nhập, hợp
nhất, chia tách, liên doanh, thanh l , giải thể, cổ phần hóa hoặc chia
nhỏ doanh nghiệp...
6
- Giá trị doanh nghiệp phản ánh năng lực tổng hợp, khả năng
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho các cá
nhân, tổ chức đưa ra quyết định về đầu tư, cấp vốn, liên kết đầu tư.
- Giá trị doanh nghiệp là thông tin quan trọng đối với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hay các nhà hoạch định chính sách.
1.1.3. Những phƣơng pháp (mô hình) định giá doanh nghiệp
a. Phương pháp định giá dựa trên tài sản thuần
Công thức xác định giá trị doanh nghiệp thuộc chủ sở hữu:
V0 = VT – VN
Trong đó: V0: giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp,
VT: Tổng giá trị tài sản hiện có mà doanh nghiệp đang sử
dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh,
VN: Giá trị các khoản nợ.
b. Phương pháp định giá theo giá trị so sánh
- Phương pháp hệ số Giá/Thu nhập (P/E): Giá trị doanh
nghiệp được tính theo công thức:
V = Lợi nhuận ròng dự kiến đạt được x P/E
Trong đó, hệ số (P/E) được xác định theo công thức:
Hệ số P/E = Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu/EPS
Với EPS là thu nhập dự kiến trong năm tới của mỗi cổ phiếu
thông thường:
EPS =
NI
N
Trong đó: NI: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (dự kiến)
N: Số lượng cổ phiếu thông thường đang lưu hành.
- Phương pháp hệ số Giá/Giá trị sổ sách (P/B): Hệ số P/B
được xác định theo công thức:
7
Hệ số P/B =
Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu
Trong đó:
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu =
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
Số lượng cổ phiếu phát hành
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu = (Tổng tài sản - Tổng Nợ) - Cổ
phiếu của cổ đông ưu đãi.
- Phương pháp hệ số Giá/Doanh thu (P/S): Hệ số (P/S) được
xác định theo công thức
Hệ số P/S =
Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu
Doanh thu tính trên mỗi cổ phiếu
Ngoài ra còn có một số hệ số khác như: Hệ số giá so dòng tiền,
giá so giá trị tài sản, giá so với cổ tức, giá so với giá trị thay thế...
c. Phương pháp chiết khấu các dòng tài chính tương lai
Giá trị của doanh nghiệp được xác định dựa trên công thức
tổng quát như sau:
Trong đó: V0: Giá trị doanh nghiệp
Ft: Thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm t
i: Tỷ suất chiết khấu (tỷ suất hiện tại hóa)
t: Thời gian nhận được thu nhập (năm)
- Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM): Phương pháp
này thực hiện định giá doanh nghiệp theo công thức tổng quát:
Trong đó: P0: Giá trị cổ phiếu ước tính
8
d1, d2, ... , dk, dn: Giá trị cổ tức ước tính thu được ở năm t
re: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (re) được xác định dựa trên
mô hình định giá tài sản vốn CAPM:
k = rRF + (rM – rRF)β
Trong đó: rRF: Lãi suất phi rủi ro
rM: Tỷ suất lợi nhuận thị trường
β: Hệ số rủi ro hệ thống
- Phương pháp lợi nhuận thặng dư: Phương pháp lợi nhuận
thặng dư thực hiện định giá doanh nghiệp theo công thức:
Trong đó: Vt: Giá trị doanh nghiệp
BVt: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu năm t
E(RI)t+n: Lợi nhuận thặng dư ước tính năm t+n
(RIt = NIt – k x BVt-1 , với NIt là lợi nhuận sau thuế năm t)
k: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp: Nội
dung về phương pháp này được trình bày cụ thể hơn ở mục 1.2.2.
1.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN DÕNG TIỀN
1.2.1. Khái niệm về dòng tiền của doanh nghiệp
Dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Dòng tiền vào, dòng
tiền ra và dòng tiền thuần.
Dòng tiền của doanh nghiệp được phân loại theo hình thức:
- Phân loại dòng tiền theo hoạt động gồm ba loại: Dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính.
9
- Phân loại dòng tiền theo tính chất sở hữu gồm hai loại: Dòng
tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) và dòng tiền tự do của chủ sở
hữu (FCFE).
1.2.2. Phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá
doanh nghiệp
a. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh
nghiệp (FCFF)
Cách xác định dòng tiền tự do của doanh nghiệp:
FCFF = EBIT (1 - thuế) + Khấu hao - Chi tiêu đầu tư vào tài sản cố
định - Nhu cầu vốn lưu động
Công thức tổng quát xác định giá trị doanh nghiệp:
Trong đó: V0: Giá trị doanh nghiệp
FCFFt: Dòng tiền tự do của doanh nghiệp ở năm t
r0: Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
Công thức xác định chi phí vốn bình quân:
Trong đó: Ke: Chi phí vốn chủ sở hữu
Kd: Chi phí vốn vay
E: Vốn chủ sở hữu
D: Vốn vay
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
b. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của vốn chủ sở
hữu (FCFE)
Cách xác định dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu:
10
FCFE = (EBIT - lãi vay) - Chi đầu tư mới vào tài sản cố định + khấu
hao - Thay đổi vốn lưu động + (vay nợ mới - trả nợ gốc c )
Hoặc:
FCFE = Lợi nhuận ròng – Chi đầu tư mới vào tài sản cố định + Khấu
hao - Thay đổi vốn lưu động + (vay nợ mới - Trả nợ gốc c )
Công thức tổng quát xác định giá trị doanh nghiệp:
Trong đó: VE: Giá trị doanh nghiệp
FCFEt: Dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu ở năm t
rE: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
1.2.3. Ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp chiết khấu
dòng tiền trong định giá doanh nghiệp
a. Ưu điểm
- Đây là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong
trạng thái động.
- Các chỉ tiêu dùng xác định giá trị doanh nghiệp trong
phương pháp ít chịu tác động từ các phương pháp kế toán.
- Phương pháp có thể định giá chính xác các doanh nghiệp
hoạt động trong các ngành như: ngân hàng, tài chính, thiết kế tư vấn
xây dựng và các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ...
- Phương pháp thực tế được xây dựng dựa trên l thuyết lựa
chọn phương án đầu tư tối ưu.
b. Hạn chế
- Việc xác định các chỉ tiêu trong phương pháp tương đối phức
tạp, tốn kém thời gian và đòi hỏi cần có chuyên môn về định giá.
- Phương pháp không thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ.
11
- Thông tin về ngành, doanh nghiệp tại nước ta không mang
tính hệ thống, không đầy đủ.
- Người phân tích cần có trình độ, năng lực giỏi về lĩnh vực
định giá doanh nghiệp.
1.3. PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH TÍNH CHÍNH XÁC VÀ NĂNG
LỰC GIẢI THÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC
PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
1.3.1. Các lý thuyết nền làm cơ sở cho phƣơng pháp so
sánh tính chính xác và năng lực giải thích biến động giá cổ phiếu
của các phƣơng pháp định giá các công ty niêm yết
a. Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis)
L thuyết thị trường hiệu quả hay giả thuyết thị trường hiệu
quả là một giả thuyết của l thuyết tài chính khẳng định rằng giá
chứng khoán trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng
khoán phản ánh đầy đủ những thông tin có sẵn về chứng khoán, cạnh
tranh thị trường là động lực thúc đẩy giá chứng khoán phản ánh
thông tin. Một thị trường tài chính được xem là hiệu quả khi giá hiện
tại của chứng khoán phản ánh đầy đủ những thông tin về các yếu tố
như thực trạng nền kinh tế quốc gia và quốc tế, số liệu về kết quả
hoạt động của các công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường.
Theo l thuyết thị trường hiệu quả thì giá trị thị trường sẽ phản
ánh chính xác nhất giá trị của doanh nghiệp, gần sát với giá trị thực
của doanh nghiệp nhất. Từ đó, tính chính xác của các phương pháp
định giá được xem xét dựa trên việc so sánh giá trị doanh nghiệp ước
tính từ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp theo các phương
pháp định giá có tương đương với giá trị thị trường của doanh nghiệp
hay không.
12
b. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)
Theo các nhà kinh tế học, bất cân xứng thông tin có thể xảy ra
khi các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, khi đó, giá
cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể quá thấp hoặc
quá cao.
Vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán
làm cho giá thị trường không phản ánh đúng giá trị thực của doanh
nghiệp; các nhà đầu tư đưa ra các thông tin giả định về tương lai
doanh nghiệp có thể chưa thể hiện đúng khả năng tăng trưởng. Vấn
đề bất cân xứng thông tin có thể dẫn đến công tác định giá doanh
nghiệp không chính xác. Từ đó, phương pháp so sánh các phương
pháp định giá doanh nghiệp dựa trên việc xem xét giá trị doanh
nghiệp ước tính và giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng
của vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán.
1.3.2. Phƣơng pháp so sánh tính chính xác và năng lực giải
thích biến động giá cổ phiếu của các phƣơng pháp định giá các
công ty niêm yết
a. So sánh giá trị doanh nghiệp ước tính theo các phương
pháp định giá và giá giao dịch thực tế trên thị trường
Theo l thuyết thị trường hiệu quả thì giá trị thị trường sẽ là
căn cứ phản ánh chính xác nhất giá trị của doanh nghiệp, gần sát với
giá trị thực của doanh nghiệp nhất. Phương pháp so sánh này được
xây dựng trên cơ sở l thuyết thị trường hiệu quả.
Đối với mỗi phương pháp định giá ta sẽ tính bình quân mức
chênh lệch giữa giá trị doanh nghiệp ước tính và giá cổ phiếu niêm
yết. Nếu giá trị bình quân của phương pháp định giá nào nhỏ thì giá
trị doanh nghiệp ước tính theo phương pháp này được cho là bám sát
giá trị thực của doanh nghiệp hơn so với các phương pháp đang cùng
13
được xem xét so sánh. Nếu giá trị bình quân lớn sẽ cho kết quả
ngược lại.
b. Sử dụng phân tích hồi quy
Các nhà nghiên cứu còn sử dụng phân tích hồi quy để so sánh
các phương pháp định giá, nhằm có thể xem xét năng lực giải thích
biến động giá thị trường của các phương pháp định giá doanh
nghiệp.
Một mô hình hồi quy hai biến hoặc đa biến được xây dựng,
trong đó biến phụ thuộc được đo lường dựa trên giá trị thị trường cụ
thể ở đây là giá cổ phiếu niêm yết của doanh nghiệp, các biến độc lập
được đo lường dựa trên giá trị doanh nghiệp ước tính theo các
phương pháp định giá đang được so sánh. Việc phân tích các mô
hình hồi quy nhằm mục đích tìm ra được biến độc lập nào giải thích
tốt nhất cho biến phụ thuộc dựa trên giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
Từ đó có thể kết luận, phương pháp định giá doanh nghiệp nào có
thể đưa ra giá trị hợp l , có khả năng giải thích biến động giá cổ
phiếu tốt hơn so với các phương pháp cùng được đưa ra so sánh.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. THỰC TRẠNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam
Với sự ra đời ban đầu là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến
nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về quy
mô, không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, góp phần hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường và thúc đẩy hội nhập quốc tế, trở thành kênh
dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.
14
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại đang có hai sở giao
dịch chứng khoán là Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE – hay còn gọi là sàn HOSE) và Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội (Sàn HN và Sàn UPCoM). Theo Báo cáo thường
niên năm 2016 của hai sàn HOSE và HN , tính đến ngày
30/12/2016, tại sàn HOSE có 320 công ty niêm yết mã cố phiếu và
tổng số lượng công ty niêm yết tại sàn HN là 376 công ty.
2.1.2 Thực trạng công tác định giá doanh nghiệp trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay
Hiện nay, trong các báo cáo phân tích các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam được phát hành bởi các Công
ty Chứng khoán hay Công ty Tài chính... (gọi chung là đơn vị phân
tích) có uy tín tại Việt Nam, phần lớn đều đưa ra dữ liệu dự phóng
cho các chỉ tiêu tài chính quan trọ