Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí Nghiệp Dược phẩm 2/9 thành lập ngày 02/09/1974. Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ. Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc công ty Y tế tỉnh Hậu Giang. Công ty Dược thuộc công ty Y tế Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 , Công ty Dược Phẩm và Công ty Dược liệu. Ngày 19/09/1979, 03 đơn vị hợp nhất thành Xí Nghiệp Liên Hợp Dược Hậu Giang. Năm 1992 Xí Ngiệp Liên hợp dược Hậu Giang chuyển đổi thành DNNN xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang và hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y Tế TP. Cần Thơ. Ngày 02/09/2004 xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang TP. Cần Thơ chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP Dược Hậu Giang và chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 14771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngành hàng dược phẩm của công ty CP dược Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Bài tập nhóm: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM CỦA CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG
Giảng viên: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
Sinh viên : Nhóm 3
Lớp : DH8QT
DANH SÁCH NHÓM
( - (
1. Trương Thị Cẩm Hồng
2. Trần Ngọc Hưng
3. Nguyễn Thị Thúy Kiều
4. Võ Thị Ngọc Phủy
5. Nguyễn Thị Kim Phụng
6. Võ Thị Kim Quyên
7. Trần Phước Sang
8. Nguyễn Thị Thu vân
MỤC LỤC
( - (
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG VÀ NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM 1
1.1 Tổng quát về công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang 1
1.2 Lịch sử hoạt động của công ty 1
1.2.1 Quá trình hình thành 1
1.2.2 Quá trình phát triển 1
1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Dược Hậu Giang 2
1.3.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2006 – 2009: 2
1.3.2 Tỷ trọng doanh thu thuần của ngành dược theo cơ cấu 3 nhóm hàng: Dược phẩm, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm qua 3 năm 2007 đến 2009. 3
1.3.3 Tình hình doanh thu của ngành hàng Dược phẩm từ 2007 – 2009: 3
1.4 Tình hình phát triển của ngành Dược Việt Nam 4
1.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngành hàng Dược phẩm: 4
Chương II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG 6
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô của ngành hàng Dược phẩm 6
2.1.1 Yếu tố kinh tế 6
2.1.2 Yếu tố văn hóa xã hội 7
2.1.3 Yếu tố chính trị pháp luật: 7
2.1.4 Yếu tố tự nhiên 8
2.1.5 Yếu tố nhân khẩu 9
2.1.6 Yếu tố công nghệ 9
2.2 Phân tích môi trường tác nghiệp ngành hàng Dược phẩm 10
2.2.1 Khách hàng: 11
2.2.1.1 Nhóm khách hàng gián tiếp 11
2.2.1.2 Khách hàng trực tiếp 12
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh: 12
2.2.2.1 Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành 12
2.2.2.2 Nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh 13
2.2.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 15
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 16
2.2.4 Nhà cung cấp 16
2.2.5 Sản phẩm thay thế 16
2.2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 16
2.3 Phân tích môi trường nội bộ ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG 17
2.3.1 Các hoạt động chủ yếu 18
2.3.1.1 Hậu cần đầu vào 18
2.3.1.2 Vận hành 19
2.3.1.3 Hậu cần đầu ra 19
2.3.1.4 Marketing và bán hàng: 20
2.3.1.5 Dịch vụ khách hàng 21
2.3.2 Các hoạt động hỗ trợ 21
2.3.2.1 Thu mua: 21
2.3.2.2 Phát triển công nghệ 22
2.3.2.3 Quản trị nguồn nhân lực 22
2.3.2.4 Cơ sở hạ tầng 23
2.3.3 Ma trận đánh giá nội bộ ngành hàng Dược phẩm 25
Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM 26
3.1 Xây dựng mục tiêu phát triển cho ngành hàng dược phẩm công ty CP Dược Hậu Giang đến năm 2015 26
3.1.1 Mục tiêu: 26
3.1.2 Căn cứ xác định mục tiêu: 26
3.2 Xây dựng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh cho ngành hàng Dược phẩm 26
3.2.1 Đề ra chiến lược kinh doanh tổng quát cho ngành hàng Dược phẩm 26
3.2.1.1 Ma trận phạm vi hoạt động và lợi thế cạnh tranh 26
3.2.1.2 Ma trận lưới sự nhạy cảm vế giá và mức qua tâm đến sự khác biệt: 27
3.2.2 Đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể cho ngành hàng Dược phẩm của DHG 27
3.2.2.1 Ma trận SPACE 27
3.2.2.2 Ma trận SWOT 29
3.2.2.3 Lưa chọn phương án chiến lược tối ưu 30
3.2.3 Hoạch định tài chính cho chiến lược cụ thể 32
3.2.3.1 Hoạch định tài chính cho chiến lược thâm nhập thị trường 32
3.2.3.2 Hoạch định tài chính cho chiến lược phát triển sản phẩm 32
3.2.3.3 Hoạch định tài chính cho chiến lược tích hợp dọc về phía sau 32
3.2.4 Đề ra các giải pháp để thực hiện chiến lược 32
3.2.4.1 Thâm nhập thị trường nội địa 32
3.2.4.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 33
3.2.4.3 Tích hợp dọc về phía sau: 33
Chương IV: KẾT LUẬN 34
4.1 Kết luận 34
4.2 Hạn chế của đề tài 34
DANH MỤC HÌNH
( - (
Hình 1.1- Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2006 – 2009 2
Hình 1.2: Tỷ trọng doanh thu của ngành hàng Dược phẩm trong cơ cấu doanh thu theo 3 nhóm ngành. 3
Hình 1.3- Tình hình doanh thu của ngành hàng Dược phẩm từ 2007 – 2009 3
Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành Dược Việt Nam 4
Hình 2.1: Chuỗi giá trị của ngành dược phẩm của DHG 18
Hình 3.1: Ma trận phạm vi hoạt động và lợi thế cạnh tranh ngành hàng Dược phẩm 26
Hình 3.2: Mức nhạy cảm về giá/Mức quan tâm đến sự khác biệt của ngành hàng Dược phẩm 27
Hình 3.3: Ma Trận SPACE 28
DANH MỤC BẢNG
( - (
Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG 15
Bảng 2.3: Thay đổi khoản giảm trừ doanh thu của DHG và đối thủ cạnh tranh 20
Bảng 2.4: Các chỉ số tài chính quan trọng 24
Bảng 2.5: Ma trận đánh giá nội bộ ngành hàng Dược phẩm của DHG 25
Bảng 3.1: Ma trận SPACE 27
Bảng 3.2: Ma trận SWOT của ngành hàng Dược phẩm của DHG 29
Bảng 3.3: Ma trận QSPM của ngành hàng Dược phẩm - Nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung 31
Bảng 3.4: Bảng dự toán nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường 32
Bảng 3.5: Bảng dự toán nhu cầu vốn cho chiến lược phát triển sản phẩm 32
Bảng 3.6: Bảng dự toán nhu cầu vốn cho chiến lược tích hợp dọc về phía sau 32
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG VÀ NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM
( - (
1.1 Tổng quát về công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Tên viết tắt: DHG PHARMA
Ngày thành lập:02/09/1974
Địa chỉ trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ
Điện thoại: 0710.3891433-890802-890074. Fax:0710895209
Email: dhgpharma.com.vn. Website: www.dhgpharma.com.vn
Mã số thuế: 1800156801
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chế biến; xuất khẩu dược liệu, dược phẩm; nhập khẩu trang thiết bị sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, dược liệu, dược phẩm.
1.2 Lịch sử hoạt động của công ty
1.2.1 Quá trình hình thành
Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí Nghiệp Dược phẩm 2/9 thành lập ngày 02/09/1974. Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ. Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc công ty Y tế tỉnh Hậu Giang. Công ty Dược thuộc công ty Y tế Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 , Công ty Dược Phẩm và Công ty Dược liệu. Ngày 19/09/1979, 03 đơn vị hợp nhất thành Xí Nghiệp Liên Hợp Dược Hậu Giang. Năm 1992 Xí Ngiệp Liên hợp dược Hậu Giang chuyển đổi thành DNNN xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang và hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y Tế TP. Cần Thơ. Ngày 02/09/2004 xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang TP. Cần Thơ chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP Dược Hậu Giang và chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.
1.2.2 Quá trình phát triển
Từ năm 1988, khi nền kinh tế các nước chuyển sang kinh tế thị trường, công ty vẫn còn hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy móc thiết bị còn lạc hậu, công xuất thấp, sản xuất không ổn định, áp lực làm việc gay gắt,… Tổng vốn kinh doanh năm 1988 là 895 triệu đồng, công ty chưa có khả năng tích luỹ, tái sản xuất mở rộng. Doanh số bán hàng năm 1988 đạt 12.339 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất chỉ đạt 3.181 triệu đồng ( chiếm tỷ trọng 25% trong tổng doanh thu).
Trước tình hình này, Ban lãnh đạo Dược Hậu Giang đã thay đổi chiến lược “ đầu tư có trọng điểm”. Nguyên lý 20/80 được DHG vận dụng trong tất cả các mặt hoạt động (chiến lược sản phẩm, khách hàng và đội ngũ nhân sự,… nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của công ty. Cụ thể DHG chuyển đổi hợp lý cơ cấu sản phẩm, tập trung vào nhóm sản xuất mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. Đồng thời, tập trung chăm sóc khách hàng như sứ mệnh của công ty đã đề ra: “ Làm hài lòng khách hàng là nên tảng tiếp bước, thành công là giá trị khách hàng mang lại”. Dựa trên chiến lược công ty đã thực hiện, đến nay Xí nghiệp Dược Hậu Giang đã trở thành công ty dẫn đầu ngành Dược Việt nam.
Tầm nhìn của công ty Dược Hậu Giang: “Khẳng định chất lượng Dược Hậu Giang bằng lòng tin của khách hàng”.
1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Dược Hậu Giang
1.3.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2006 – 2009:
(nguồn: tính từ báo cáo thường niên năm 2007,2008,2009 của DHG)
Hình 1.1- Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2006 – 2009
Từ hình 1.1 cho thấy Dược Hậu Giang đã hoạt động khá tốt trong giai đoạn 2006 -2009. Doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục: doanh thu tăng từ 868 tỷ VNĐ (2006) tăng lên 1.746 tỷ VNĐ (2009) với tỷ lệ tăng 101%- tăng trung bình 25%/ năm; Lợi nhuận tăng từ 87 tỷ VNĐ (2006) tăng lên 362 tỷ VNĐ (2009)với tỷ lệ tăng 316%-tăng trung bình 79%/ năm. Vì vậy có thể thấy DHG đã có những bước phát triển đáng ghi nhận khi tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng doanh thu.
Trong cơ cấu doanh thu thuần của công ty thì doanh thu thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh Dược (bao gồm 3 nhóm mặt hàng: dược phẩm, dược mỹ phẩm và thực phẩm chức năng) - đây là lĩnh vực hoạt động chính của DHG, chiếm tỷ trọng bình quân trên 90%. Cụ thể chiếm tỷ trọng lần lượt là 92,59% (năm 2006), 94,53% (năm 2007), 93,51% (năm 2008) và 93,82% (năm 2009) tỷ trọng còn lại là tỷ trọng doanh thu thuần sản xuất bao bì, kinh doanh hàng hóa, hoạt động du lịch và các hoạt động khác. Điều này cho thấy DHG đã phát triển hợp lý dựa trên năng lực cốt lõi và tay nghề chuyên môn của mình.
1.3.2 Tỷ trọng doanh thu thuần của ngành dược theo cơ cấu 3 nhóm hàng: Dược phẩm, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm qua 3 năm 2007 đến 2009.
(nguồn: tính từ báo cáo thường niên năm 2007,2008,2009 của DHG)
Hình 1.2: Tỷ trong doanh thu của ngành hàng Dược phẩm trong cơ cấu doanh thu theo 3 nhóm ngành.
Từ hình 1.2 cho thấy: Tỷ trọng doanh thu của ngành hàng dược phẩm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu thuần ngành Dược của công ty DHG, tuy tỷ trọng này có giảm qua các năm từ năm 2007 đến 2009 nhưng nó vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
1.3.3 Tình hình doanh thu của ngành hàng Dược phẩm từ 2007 – 2009:
(nguồn: tính từ báo cáo thường niên năm 2007,2008,2009 của DHG)
Hình 1.3- Tình hình doanh thu của ngành hàng Dược phẩm từ 2007 – 2009
Từ hình 1.3 có thể thấy tình hình kinh doanh ngành hàng Dược phẩm của DHG từ 2007 – 2009 là khá tốt. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đạt lần lượt là 47.54% (2007); 9.02% (2008) và 18.27% (2009).
1.4 Tình hình phát triển của ngành Dược Việt Nam
(nguồn: Báo cáo phân tích ngành Dược của công ty CP chứng khoán MHB )
Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành Dược Việt Nam
Dân số tăng, mức sống người dân ngày càng được nâng cao, sức khỏe con người được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho Ngành Dược Việt Nam phát triển. Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 ngành dược Việt Nam cũng đã có sự biến động năm 2008 tốc độ tăng trưởng của ngành Dược đã tăng 6,64% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 đã giảm xuống còn 17,93%. Nguyên nhân do phần lớn thuốc sản xuất ở Việt Nam đều là thuốc thông thường, rất ít loại đặc trị có công thức riêng, giá trị thấp hơn 1/2 đến 1/3 so với thuốc ngoại. Bên cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ tăng nhanh một mặt tăng tính cạnh tranh cho thuốc nội, mặt khác làm mất ưu thế thị phần và giảm hiệu quả kinh doanh thuốc nội.
1.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngành hàng Dược phẩm:
Thuận lợi:
Với dân số gần 86 triệu, mức thu nhập người dân hơn 1000USD, quy mô của ngành Dược nước ta vào khoảng hơn 1 tỷ USD và mức cung cấp của các công ty nội địa khoảng hơn 55% nhu cầu người dân. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành dược.
Một đặc điểm của ngành Dược mà chúng ta cần quan tâm, đó là tuy Việt Nam gia nhập WTO khi tham gia vào sân chơi lớn này chúng ta phải dở bỏ dần kiểm soát của các ngành nhằm tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên với ngành Dược là một ngành đặc biệt nên chính phủ vẫn có sự kiểm soát về giá thuộc hệ thống phân phối. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong ngành Dược.
Khó khăn:
Cũng giống như các ngành kinh tế khác, nguồn lực cho sự phát triển ngành Dược còn yếu và thiếu. So với các ngành khác trong nền kinh tế ngành Dược còn yếu không những ở khâu máy móc thiết bị lạc hậu chưa được đầu tư đúng mức nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và cung ứng sản phẩm thì vấn đề nguồn nhân lực, đội ngũ bác sĩ, dược sĩ vừa yếu lại vừa thiếu. Trong những năm gần đây, vấn đề nhân lực tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành Dược.
Sự phát triển của ngành Dược cũng không đồng đều giữa các vùng miền. Các công ty Dược phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ và khu vực cận Hà Nội trong khi các vùng Tây Nguyên và Tây Bắc vẫn chưa được các công ty ngành Dược quan tâm. Đây là những khu vực có nhiều tiềm năng.
Bên cạnh đó thì một vấn đề cần quan tâm đó là nguyên liệu của ngành Dược. Theo thống kê của bộ y tế thì hơn 90% nguyên liệu của ngành Dược đều nhập khẩu. Điều này làm cho giá thành của sản phẩm sẽ gặp nhiều rủi ro nhất là rủi ro về tỷ giá và giá nguyên liệu. Ngoài rủi ro về tỷ giá thì các công ty ngành Dược còn gặp phải rủi ro về thay đổi các chính sách của nhà nước. Các công ty ngành Dược đang hưởng được lợi thế từ các chính sách của nhà nước trong việc cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài. Tuy nhiên, các công ty ngành Dược cũng phải quan tâm đến vấn đề này, bởi một khi chính sách của chính phủ thay đổi thì các doanh nghiệp Dược phải có những thay đổi, điều chỉnh thế nào cho phù hợp mà vẫn đảm bảo sự cạnh tranh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Do hạn chế chung của ngành Dược là sự yếu kém về khả năng nghiên cứu các loại thuốc đặc trị nên phần lớn các công ty Dược trong nước chỉ mới sản xuất được các loại thuốc generic. Chính vì vậy mà lợi nhuận thấp, bên cạnh đó do sản xuất các loại thuốc generic và chiếm lĩnh phân khúc thị trường bình dân nên các công ty Dược trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của chính các công ty trong nước với nhau nên Dược Hậu Giang cần đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể để đứng vững trên thị trường Dược Việt Nam.
Từ những phân tích trên cho thấy: Để DHG tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành hàng Dược phẩm cũng như vị thế đứng đầu ngành Dược Việt Nam trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, DHG cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp trong giai đoạn 2010 -2015. Bên cạnh đó tuy DHG kinh doanh nhiều ngành hàng khác nhau nhưng ngành hàng Dược phẩm là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu thuần và lợi nhuận của công ty nên bài nghiên chỉ tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngành hàng Dược phẩm của DHG. Đây là lý do nhóm chọn đề tài tiểu luận: “Xây dựng chiên lược kinh doanh cho ngành hàng Dược phẩm của công ty CP Dược Hậu Giang trong giai đoạn từ 2010 đến 2015”.
Chương II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG
( - (
Phân tích môi trường vĩ mô của ngành hàng Dược phẩm
2.1.1 Yếu tố kinh tế
Nửa chặng đường của năm kế hoạch 2010, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trên đà hồi phục từ cuối năm ngoái. Nhìn chung, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng đều có bước cải thiện đáng ghi nhận. Theo số liệu công bố tại cuộc họp giao ban của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24-6, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm đạt 6-6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, tăng trưởng GDP quý III/2010 đạt khoảng 7,18% và cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%, vượt chỉ tiêu trên 6,5% đã được Quốc hội thông qua . Trong xu thế phục hồi kinh tế toàn cầu và do sản xuất trong nước đang lấy lại đà tăng trưởng nên các thành viên chính phủ có chung nhận định tốc độ tăng trưởng GDP của quí III và quí IV năm 2010 sẽ tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng quí I và quí II năm 2010. Và theo Ban chấp hành trung ương Đảng thảo luận đã đề ra mục tiêu: Từ năm 2010 đến 2015 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7 - 7,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.000 USD, tăng 1,7 lần năm 2010; Năng suất lao động năm 2015 gấp 2 lần năm 2010. Điều này giúp chúng ta có cơ sở dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng đến năm 2015. Như vậy cùng với sự phát triển nền kinh tế, nhu cầu chăm lo sức khỏe của người dân sẽ càng cao tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp Dược cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Dược Hậu Giang (DHG).
Bên cạnh đó, cùng với nhìn nhận quyết định điều chỉnh tỷ giá USD/VND hơn 2% của Ngân hàng nhà nước có mức vừa phải, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, phó chủ ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng: Tác động tích cực nhất của đợt điều chỉnh tỷ giá này là làm cho giá trị thực của VND và USD cân bằng hơn, ít nhất là trong năm 2010. Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu, ngược lại sẽ gây bất lợi cho các nhà nhập khẩu . Chính vì thế, hoạt động xuất khẩu của công ty có nhiều thuận lợi do điều chỉnh tỷ giá nhưng do 80% nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc của DHG được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, động thái điều chỉnh tỷ giá lần này của Chính Phủ sẽ góp phần kéo mặt bằng lãi suất đi xuống. Sự biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước trong đó có ngành Dược Việt Nam. Tuy nhiên đối với DHG lên thì mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty không đáng kể vì công ty không có các khoảng vay dài hạn.
2.1.2 Yếu tố văn hóa xã hội
Trong cuộc hợp Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tại TP.HCM bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở y tế TP.HCM đã nêu lên một vấn đề lớn trong tâm lý người dân tạo nên nguy cơ cho ngành Dược Việt Nam, trong đó có DHG là: Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội, họ luôn mang tâm lý cho rằng “thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt”. Trong khi công nghệ sản xuất dược phẩm ở Việt Nam tiên tiến, tương đương với các nước trên thế giới. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là sự hiểu biết của người tiêu dùng về thuốc rất hạn chế, thuốc có cùng thành phần nhưng khác tên về biệt dược và không giống tên trong đơn thuốc không dám mua và sử dụng. Trong khi đó một tình trạng đang diễn ra hiện nay mà báo chí thường nhắc đến là các bác sĩ vẫn thích kê toa thuốc ngoại vì nó cho tác dụng nhanh hơn và chi hoa hồng nhiều hơn, xu hướng này trong tương lai sẽ gây rất nhiều khó khăn cho ngành Dược nói chung và DHG nói riêng.
Trong cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế. Con người ngày càng quan tâm bảo vệ sức khỏe cho mình từ khi còn đang khỏe mạnh, theo quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng các thực phẩm chức năng hơn là thuốc. Tại Việt Nam hiện nay có hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng đang lưu hành trên thị trường. Bên cạnh đó, theo báo cáo của ILO tỷ lệ lao động nữ đã tăng từ 50,2% - 51,7% (1980-2009) trong đó tỷ lệ nữ đã tham gia vào công việc được trả công tăng từ 42,8%(1999) đến 47,3%(2009). Và trong tương lai tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng. Và nhu cầu làm đẹp của phụ nữ là nhu cầu tất yếu, vì vậy khi thu nhập của ngày càng ổn định và tăng lên cùng với cuộc sống ngày càng bận rộn hơn, để tiết kiệm thời gian làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa các bệnh về sau. Nhiều phụ nữ có thể có xu hướng sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm nhiều hơn. Đây là cơ hội cho các công ty sản xuất những sản phẩm này đáp ứng nhu cầu khách hàng. DHG cũng đang đầu tư rất nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm cùng với hệ thống phân phối tốt công ty có thể vận dụng tốt cơ hội này.
2.1.3 Yếu tố chính trị pháp luật:
Đại diện các công ty dược phẩm nêu ra bất cập quy định trong chi phí quảng cáo của Nhà Nước đã khiến các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam “thua ngay trên sân nhà”. Trong khi các loại thuốc ngoại nhập được chi phí quảng cáo đến 30% doanh thu, thì thuốc sản xuất trong nước chỉ được chi 10%, nếu vượt quá sẽ bị đánh thuế. Để thành công, sản phẩm rất cần được quảng bá, việc bị hạn chế chi phí quảng bá dẫn tới người tiêu dùng không mặn mà với thuốc nội.
Theo các cam kết cụ thể khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0% - 5% so với mức thuế 0% - 10% như trước đây. Mức thuế