Môn hoá học là một môn khoa học thực nghiệm các hiện tượng và quá trình phản ứng cũng như là kết luận phải được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm . Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra thì đòi hỏi tất cả các học sinh phải có kĩ năng sử dụng dụng cụ hoá học phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản của môn hoá học. Có như vậy thì các em mới có khả năng quan sát hiện tượng, quá trình phản ứng từ đó mới phân tích và xử lý thông tin và các dữ liệu để giải thích các hiện tượng hoá học một cách lôgíc, rõ ràng và chính xác được.
Để đạt được mục tiêu trên, yêu cầu học sinh phải biết thí nghiệm và quan sát thí nghiệm. Do vậy việc sử dụng thí nghiệm, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm cũng như quan sát các hiện tượng là một khâu cực kì quan trọng trong môn hoá học lớp 8, nhất là chương trình đổi mới đối với một môn khoa học thực nghiệm. Công việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp và quan sát thí nghiệm là khâu rất quan trọng trong việc hình thành và rút ra những nhận thức, kiến thức đặc thù của bộ môn hoá học.
Sử dụng dụng cụ, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành nhân cách của người lao động tự giác, cẩn thận, tỷ mỷ, trung thực và sáng tạo trong môn học hoá học.
Sử dụng dụng cụ, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm là một bộ phận kiến thức rất quan trọng cơ bản trong việc giảng dạy ở trường học vừa là mục tiêu, là nội dung, là phương pháp dạy học hiệu nghiệm thể hiện đúng đắn đường lối “ Học đi đôi với hành” và “Hoá học là môn khoa học thực nghiệm”. Vì lí do trên nên tôi đã chọn đề tài:“Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học lớp 8”.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học lớp 8”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Môn hoá học là một môn khoa học thực nghiệm các hiện tượng và quá trình phản ứng cũng như là kết luận phải được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm . Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra thì đòi hỏi tất cả các học sinh phải có kĩ năng sử dụng dụng cụ hoá học phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản của môn hoá học. Có như vậy thì các em mới có khả năng quan sát hiện tượng, quá trình phản ứng từ đó mới phân tích và xử lý thông tin và các dữ liệu để giải thích các hiện tượng hoá học một cách lôgíc, rõ ràng và chính xác được.
Để đạt được mục tiêu trên, yêu cầu học sinh phải biết thí nghiệm và quan sát thí nghiệm. Do vậy việc sử dụng thí nghiệm, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm cũng như quan sát các hiện tượng là một khâu cực kì quan trọng trong môn hoá học lớp 8, nhất là chương trình đổi mới đối với một môn khoa học thực nghiệm. Công việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp và quan sát thí nghiệm là khâu rất quan trọng trong việc hình thành và rút ra những nhận thức, kiến thức đặc thù của bộ môn hoá học.
Sử dụng dụng cụ, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành nhân cách của người lao động tự giác, cẩn thận, tỷ mỷ, trung thực và sáng tạo trong môn học hoá học.
Sử dụng dụng cụ, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm là một bộ phận kiến thức rất quan trọng cơ bản trong việc giảng dạy ở trường học vừa là mục tiêu, là nội dung, là phương pháp dạy học hiệu nghiệm thể hiện đúng đắn đường lối “ Học đi đôi với hành” và “Hoá học là môn khoa học thực nghiệm”. Vì lí do trên nên tôi đã chọn đề tài:“Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học lớp 8”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thuận lợi:
- Do nhu cầu và tính cấp bách của chương trình đổi mới sách giáo khoa, với phương pháp tư tưởng coi trọng phương pháp thực nghiệm – phương pháp đặc thù của các khoa học thực nghiệm nên hầu như các thiết bị thí nghiệm hoá học nhằm đảm bảo cho việc đổi mới dạy học hoá học được tiến hành thuận lợi, đầy đủ, đó là những thiết bị tối thiểu cho giờ học hoá học.
- Học sinh khối 8 nhìn chung các em ngoan, có ý thức phấn đấu trong học tập.
- Nhà trường có đầy đủ giáo viên, có đầy đủ tất cả các bộ môn, hội đồng nhà trường đoàn kết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn.
- Là một địa phương có truyền thống hiếu học, chính quyền địa phương, hội khuyến học xã, hội phụ huynh học sinh quan tâm nhiều đến sự nghiệp giáo dục xã nhà, chính vì vậy tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác.
2. Khó khăn:
- Khi giảng dạy môn hoá học 8 tôi gặp phải rất nhiều khó khăn đó là:
Học sinh lớp 8 lần đầu tiên được tiếp xúc với môn học mới, do vậy các em còn có nhiều bỡ ngỡ.
- Các em chưa được làm quen với các dụng cụ thí nghiệm, và được sử dụng cho nên các em còn chú ý nhiều đến dụng cụ, chưa biết sử dụng, còn lúng túng, mất nhiều thời gian.
- Thời lượng của môn hoá học 2 tiết / tuần, các em chưa biết cách đọc kết quả chính xác khi quan sát thí nghiệm.
- Cơ sở vật chất của địa phương và nhà trường còn nhiều thiếu thốn, phòng học còn thiếu phải học 2 ca, thiếu phòng thư viện, thiếu phòng học đa chức năng nên giáo viên phải mất rất nhiều thời gian chuẩn bị.
Xuất phát thực trạng của vấn đề nghiên cứu từ thuận lợi cũng như khó khăn, để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn hoá học bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã tìm ra phương pháp hướng dẫn HS cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học lớp 8. Để từ đó giúp học sinh có thể lĩnh hội một cách có hệ thống, lôgic và nhuẫn nhuyễn phương pháp thực hành thí nghiệm. Và giúp học sinh có ý thức thực hiện và báo cáo kết quả thực hành một cách khoa học, chính xác trung thực, có ý thức bảo vệ môi trường trong sạch, biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Bằng những kinh nghiệm trong các năm học qua tôi đã sử dụng giải pháp này áp dụng cho một số lớp và một số lớp để đối chứng, so sánh tôi thấy rằng HS học tập rất tốt, hứng thú với môn học hơn đã giúp tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Giúp học sinh biết phân loại thí nghiệm trong hoá học:
Để hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm hoá học nhằm nâng cao chất lượng, nắm vững kiến thức hoá học, một trong những biện pháp là dạy học sinh “Cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học. Muốn vậy cần phải phân loại thí nghiệm trong môn hoá học.
Dựa vào mục đích của thí nghiệm người ta chia thí nghiệm thành hai loại:
* Thí nghiệm kiểm tra giả thuyết:
Để tiến hành giờ học được tốt giáo viên cần:
- Giới thiệu tất cả các dụng cụ thí nghiệm và chức năng của từng loại dụng cụ, yêu cầu học sinh nắm kiến thức .
- Chia nhóm HS hợp lý và giáo viên cho tất cả các thành viên các công việc hợp lí để tránh tình trạng có HS nhàn rỗi làm mất trật tự lớp.
- Giáo viên nên giới thiệu cách lắp ráp dụng cụ thí nghiệm trước toàn thể lớp từng bước rõ ràng để các em nắm được bước tiến hành thí nghiệm, sau đó phát dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm lắp ráp, sử dụng và tiến hành thí nghiệm.
- Việc quan sát thí nghiệm hết sức quan trọng vì quan sát sai dẫn đến kết quả sai. Do vậy cần phải bố trí thí nghiệm ở nơi dễ quan sát nhất. Hướng dẫn học sinh quan sát và đọc kết quả chính xác.
- Để cho kết quả thí nghiệm chính xác, HS cần phải dùng phiếu học tập và phiếu chuẩn của giáo viên.
Dạng thí nghiệm này thường có trong mỗi tiết học các nhóm học sinh phải tự làm thí nghiệm báo cáo kết quả thí nghiệm chính xác. Muốn làm được như vậy, học sinh phải biết cách sử dụng các dụng cụ này thành thạo, cẩn thận và tỷ mỷ. Giáo viên phải quan sát, theo dõi và uốn nắn kịp thời để các tiết sau học sinh không gặp phải khó khăn.
* Thí nghiệm biểu diễn :
- Khi tiến hành các loại thí nghiệm thì học sinh phải đề ra giả thuyết, nêu vấn đề ở phần đặt vấn đề. Sau đó làm thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận.
- Tuy nhiên không phải tất cả các thí nghiệm trong các bài,học sinh đều phải tiến hành .
Do học sinh còn nhỏ nên những thí nghiệm có sử dụng nhiều hoá chất độc hại thì đòi hỏi giáo viên phải làm thí nghiệm. Loại thí nghiệm này gọi là thí nghiệm biểu diễn .
- Để đảm bảo cho thí nghiệm thành công, giáo viên phải làm thí nghiệm này trước tránh hiện tượng hư hỏng dụng cụ, hoặc không chính xác. Giáo viên chỉ có nhiệm vụ bố trí thí nghiệm sao cho hợp lý, thiết kế hoặc sưu tầm những dụng cụ dễ quan sát gây hứng thú cho học sinh. Học sinh buộc phải quan sát để có thể mô tả thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Đối với những thí nghiệm đơn giản thì yêu cầu học sinh đề ra phương án thí nghiệm và tự tiến hành thí nghiệm.
2. Các họat động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong giờ thực hành hoá học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Để giúp học sinh nắm được “Cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học hoá học lớp 8” giáo viên cần hướng dẫn học sinh như sau:
* GV yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà
GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện
* GV yêu cầu nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo các bước, theo hướng dẫn bằng hình vẽ hay trực tiếp bằng lời cuả GV.
GV quan sát, hướng dẫn, nhận xét, điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc hoạt động của nhóm nếu cần.
* GV yêu cầu HS ghi chép kết quả thí nghiệm.
* GV yêu cầu mỗi HS ghi kết quả vào tường trình thí nghiệm theo mẫu.
* GV yêu cầu nhóm HS vệ sinh sau tiết học.
* Đại diện nhóm báo cáo :
- Mục tiêu của bài thực hành
- Cách tiến hành mỗi thí nghiệm, những điểm cần lưu ý.
- Nhóm khác lắng nghe ý kiến bổ sung.
*Nhóm HS thực hiện thí nghiệm đồng loạt :
- Lắp dụng cụ .
- Lấy hoá chất.
- Thực hiện phản ứng.
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
*Nhóm HS mô tả, nhóm trưởng tổng kết, thư ký ghi chép kết quả:
- Trạng thái, màu sắc chất phản ứng.
- Hiện tượng và sản phẩm của phản ứng: Có chất khí thoát ra? Hay có chất rắn tạo thành ? Có sự thay đổi về màu sắc ?
- Xác định chất tạo thành và viết PTHH.
* Mỗi HS viết tường trình ngay sau buổi thực hành hoặc về nhà.
*Nhóm HS phân công :
- Thu hồi hoá chất .
- Khử hoá chất độc, dư.
- Rửa dụng cụ thí nghiệm.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Mức độ nội dung chương trình hoá học lớp 8 theo chương trình SGK đổi mới là khảo sát định tính các hiện tượng và quá trình hoá học trong tự nhiên, đời sống và hiểu biết của học sinh. Các kết luận hầu hết có thể cho học sinh tự rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng kết hợp với những suy luận đơn giản.
Với những yêu cầu đặt ra như vậy trong quá trình dạy học hoá học tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau:
+ Tạo điều kiện cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các thí nghiệm hoá học, trao đổi nhóm tìm phương án giải quyết vấn đề, hoặc học sinh tự tiến hành thực hành thí nghiệm từ đó rút ra những kết luận cần thiết và hình thành được kỹ năng thực hành thí nghiệm, phân loại thí nghiệm, thực hiện tốt được các khâu của một bài thực hành thí nghiêm.
+ Thực hiện giảng dạy theo phương pháp dạy bài thực hành hoá học cụ thể.
Sau đây là mẫu thiết kế các hoạt động trong một tiết dạy thực hành thí nghiệm:
1. TIẾT 52: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
ĐIỀU CHẾ –THU KHÍ HIĐRÔ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIĐRÔ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân loại được các thí nghiệm trong bài là loại thí nghiệm kiểm tra giả thiết.
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng thực hành, củng cố các thao tác thí nghiệm.
- Biết cách thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, đẩy nước.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét các hiện tượng thí nghiệm.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng viết PTHH.
3. Thái độ:
- Tiếp tục rèn luyện tính cẩn thận, trung thực khách quan trong thực hành thí nghiệm.
- Giáo dục lòng say mê môn học.
II. CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị đủ 4 bộ thí nghiệm bao gồm:
Đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, có ống dẫn.
Giá sắt, kẹp gỗ, ống thủy tinh hình V.
ống nghiệm: 2 chiếc
Hóa chất: Zn, HCl, P, CuO
C. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân, thực hành hóa học.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* GV yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà
GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện
* GV yêu cầu nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo các bước, theo hướng dẫn bằng hình vẽ hay trực tiếp bằng lời cuả GV.
GV quan sát, hướng dẫn, nhận xét, điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc hoạt động của nhóm nếu cần.
* GV yêu cầu HS ghi chép kết quả thí nghiệm.
* GV yêu cầu mỗi HS ghi kết quả vào tường trình thí nghiệm theo mẫu.
* GV yêu cầu nhóm HS vệ sinh sau tiết học.
* Đại diện nhóm báo cáo :
-Mục tiêu của bài thực hành: Củng cố về nguyên tắc điều chế khí hiđrô trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđrô.
-Cách tiến hành mỗi thí nghiệm, những điểm cần lưu ý:
Cách tiến hành thí nghiệm như nội dung SGK.
Thí nghiệm 1:Điều chế H2 từ Zn và HCl.
Đốt cháy hidro trong không khí
Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí :
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit
Lưu ý :
Thí nghiệm 1: Phải thử độ tinh khiết của khí hiđrô trước khi đốt
Thí nghiệm3:Đặt đáy ống nghiệm hình chữ V chứa CuO vào điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn.
-Nhóm khác lắng nghe ý kiến bổ sung.
*Nhóm HS thực hiện thí nghiệm đồng loạt :
Thí nghiệm 1:Điều chế H2 từ Zn và HCl.
Đốt cháy hidro trong không khí
Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí :
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit
*Nhóm HS mô tả, nhóm trưởng tổngkết, thư ký ghi chép kết quả:
Thí nghiệm 1: Điều chế H2 từ Zn và HCl. Đốt cháy hidro trong không khí
Hiện tượng:
-Có bọt khí xuất hiện
-Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí thì thấy khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt.
Hiđrô tác dụng với oxi trong không khí sinh ra nước.
PTHH :2H2(k) + O2 (k) ® 2H2O (l)
Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí :
Hiện tượng: Úp ngược ống nghiệm lên đàu ống dẫn khí hiđrô, sau 1 phút đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn thấy có tiếng nổ lách tách nhẹ.
Hỗn hợp khí hidrô và khí oxi tạo hỗn hợp nổ. Vì hỗn hợp khí này khi cháy rất nhanh và toả nhiều nhiệt . Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó làm chấn động không khí gây ra tiếng nổ.
PTHH :2H2(k) + O2 (k) ® 2H2O (l)
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit
Hiện tượng:
Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch
Xuất hiện những giọt nước.
Ở nhiệt độ cao khoảng 4000 C khí hiđrô đã chiếm hiđrô của đống II oxit(có màu đen) tạo thành hơi nước và đồng Cu(có màu đỏ gạch).
PTHH: H2(k) + CuO(r ) ® Cu ( r) + H2O(h)
* Mỗi HS viết tường trình ngay sau buổi thực hành hoặc về nhà.
*Nhóm HS phân công :
-Thu hồi hoá chất .
-Khử hoá chất độc, dư.
-Rửa dụng cụ thí nghiệm.
2. TIẾT 59: BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NƯỚC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân loại được các thí nghiệm trong bài là loại thí nghiệm kiểm tra giả thiết.
- Củng cố, nắm vững những kiến thức về tính chất hóa học của nước: Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hidro. Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành bazơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tiến hành một số thí nghiệm với, H2O, Na, CaO, P2O5.
- Quan sát mô tả, giải thích được hiện tượng, viết PTHH của nước:Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hidro. Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành bazơ.
3. Thái độ:
- Tiếp tục rèn luyện tính cẩn thận, trung thực khách quan trong thực hành thí nghiệm.
- Giáo dục lòng say mê môn học.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị cho 4 nhóm mỗi nhóm một bộ thí nghiệm gồm:
Chậu thủy tinh: 1 cái
Cốc thủy tinh: 1 cái
Bát sứ, hoặc đế sứ: 1 cái
Lọ thủy tinh có nút
Nút cao su có muỗng sắt
Đũa thủy tinh
Hóa chất: Na, CaO, P, quì tím.
C. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU:
- Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* GV yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà
GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện
* GV yêu cầu nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo các bước, theo hướng dẫn bằng hình vẽ hay trực tiếp bằng lời cuả GV.
GV quan sát,hướng dẫn, nhận xét, điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc hoạt động của nhóm nếu cần.
* GV yêu cầu HS ghi chép kết quả thí nghiệm.
* GV yêu cầu mỗi HS ghi kết quả vào tường trình thí nghiệm theo mẫu.
* GV yêu cầu nhóm HS vệ sinh sau tiết học.
* Đại diện nhóm báo cáo :
-Mục tiêu của bài thực hành: Củng cố về tính chất hoá học của nước : Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hidro. Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành bazơ.
-Cách tiến hành mỗi thí nghiệm, những điểm cần lưu ý:
Cách tiến hành thí nghiệm như nội dung SGK.
Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với Natri
Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với Canxioxit(CaO)
Thí nghiệm 3:Nước tác dụng với điphotpho penta oxit(P2O5)
Lưu ý :
Thí nghiệm 1: Lấy mẩu Natri bằng hạt đậu đen.
Thí nghiệm 2: Canxioxit lấy bằng hạt ngô, phải được bảo quản tốt thì thí nghiệm mới thành công.
Thí nghiệm3:Đốt photpho đỏ trong muỗng sắt ngoài không khí rồi đưa vào bình chứa oxi, hoà tan sản phẩm trong nước.
-Nhóm khác lắng nghe ý kiến bổ sung.
*Nhóm HS thực hiện thí nghiệm đồng loạt :
Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với Natri
Thí nghiệm 2:Nước tác dụng với Canxioxit(CaO)
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho penta oxit(P2O5)
*Nhóm HS mô tả, nhóm trưởng tổngkết, thư ký ghi chép kết quả:
Thí nghiệm 1 Nước tác dụng với Natri
Hiện tượng:
-Natri phản ứng với nước, nóng chảy thành những hạt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên bề mặt nước. Mẩu natri tan dần và có khí xuất hiện, phản ứng toả nhiều nhiệt.
-Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống nghiệm thu khí thì thấy khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó chính là khí Hiđrô tác dụng với oxi trong không khí sinh ra nước.
Và làm bay hơi nước dung dịch tạo thành sau phản ứng thu được chất rắn màu trắng, đó là Natrihidrôxit (NaOH)
PTHH : 2H2O (l)+2 Na(r )→ 2NaOH +H2(k
2H2(k) + O2 (k) ® 2H2O (l)
Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với Canxioxit(CaO)
Hiện tượng: Có hơi nước bốc lên, CaO rắn chuyển thành chất nhão là vôi tôi-Canxihidroxit Ca(OH)2. Phản ứng toả nhiều nhiệt . Do CaO đã hoá hợp với nước . Dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím hoá xanh.
PTHH : CaO(r) + H2O (l) ® Ca(OH)2 (dd)
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho penta oxit(P2O5)
Hiện tượng:Đi photpho penta oxit hoá hợp với nước tạo thành dung dịch không màu, dung dịch này làm quỳ tím hoá đỏ, đó là dung dịch axit photphoric (H3PO4)
PTHH: P2O5(r) + H2O(rl) ® H3PO4(dd)
* Mỗi HS viết tường trình ngay sau buổi thực hành hoặc về nhà.
*Nhóm HS phân công :
-Thu hồi hoá chất .
-Khử hoá chất độc, dư.
-Rửa dụng cụ thí nghiệm.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua giảng dạy thực nghiệm hai lớp trong năm học 2010-2011 và trong thời gian làm đề tài này, tôi đã áp dụng và dạy cho cả khối 8 của trường. Kết quả là những tiết học sau học sinh không còn bỡ ngỡ nữa, thậm chí các em còn đề ra phương án thí nghiệm phù hợp đơn giản hơn. Trong lớp các em hăng say phát biểu xây dựng bài, nhiều HS yêu thích bộ môn và luôn hoàn thành tốt yêu cầu của GV đề ra. Việc điều khiển của GV trên lớp diễn ra nhẹ nhành hơn, nhưng lại rất hiệu quả.
Kết quả khảo sát trên 2 lớp 8D và 8E mà tôi trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Thiệu Dương năm học 2010-2011 như sau:
Kết quả đánh giá
Sĩ số lớp
Thành thạo
Loại biết làm
Loại chưa biết làm
SL
%
SL
%
SL
%
8D(28 HS)
9
32,1
17
60,7
2
7,2
8C (26HS)
8
30, 7
16
61,5
2
7, 8
Vậy qua kết quả bảng số liệu như trên tôi nhận thấy việc giáo viên tìm tòi hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức hoá học thông qua hướng dẫn học sinh “Cách tiến hành và quan sát thí nghiệm” đem lại hiệu quả cao so với cách làm cũ là giáo viên thường hay lo sợ học sinh lúng túng trong các thao tác thí nghiệm, thường lóng ngóng dễ làm đổ vỡ dụng cụ thí nghiệm, hoá chất thuộc loại vật liệu tiêu hao nên tốn kém, vì vậy giáo viên thường biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát, tránh mất thời gian, tránh tốn kém hoá chất, sợ thí nghiệm không thành công sẽ không đạt mục tiêu bài học. . . nên dẫn đến kết quả khảo sát trước khi hướng dẫn cho học sinh về kỹ năng thực hành hoá hoc như sau:
Kết quả đánh giá
Sĩ số lớp
Thành thạo
Loại biết làm
Loại chưa biết làm
SL
%
SL
%
SL
%
8D(28 HS)
5
17,9
15
53,6
8
28,5
8C (26 HS)
5
19,2
12
46,2
9
34,6
Kết quả kiểm tra và khảo sát như trên tôi thấy các em đa số đã có các thao tác thí nghiệm nhanh hơn, nâng cao hiệu quả trong giờ thực hành hoá học. Kỹ năng quan sát hiện tượng hoá học chính xác, giải thích và viết được PTHH, kỹ năng ghi chép các hiện tượng thí nghiệm tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số HS lười học, lười suy nghĩ ở mỗi nhóm chưa thực sự thành thạo kỹ năng thực hành hoá học. Tuy vậy số lượng này là ít so với phần đa. Từ kinh nghiệm bản thân cộng với việc giảng dạy trên lớp, tôi luôn cố gắng tìm tòi và suy nghĩ để giúp học sinh có những bước thí nghiệm tốt nhất. Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy và học tập. Do vậy không tránh khỏi thiếu xót nên rất mong được sự góp ý của quý vị để tôi tiếp tục nghiên cưú và hoàn thiện đề tài hơn nữa, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thiệu Dương, tháng 02 năm 2011
Người viết
Hà Thị Như Ái
MỤC LỤC
TRANG
ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
KẾT LUẬN
1
1
1
3
3
5
12