Đề tài Singapore – nền giáo dục tiên tiến của asean

Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia, vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó, Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Singapore từng là một làng cá của người Malaysia khi nó bị chiếm làm thuộc địa của Anh vào thế kỷ XIX. Sau đó, quân đội Nhật chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai, và sau nữa đây là một phần trong sự liên kết tạo thành Liên bang Mã Lai. Giành được độc lập năm 1965, Singapore hầu như không có tài nguyên gì, thiếu cả nước sinh hoạt, phải nhập khẩu toàn bộ lương thực thực phẩm, không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế. Đầu tư nước ngoài và sự công nghiệp hoá do nhà nước chỉ đạo đã tạo ra một nền kinh tế dựa chủ yếu trên xuất khẩu hàng điện tử và gia công. Sau 50 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân hành động (the People’s Action Party – PAP) theo quan điểm “nhân tài trị quốc”, Singapore đã trở thành một trong những nước phát triển nhất thế giới và là nước phát triển hàng đầu ở vùng Đông Nam Á. Là một đất nước nhỏ ở vùng Đông Nam Á có diện tích khoảng 697,25km 2 . Dân số Singapore khoảng 5,4triệu người (cuối tháng 6 năm 2013) [1] 1 , trong đó, 74,2% người gốc Hoa, 13,3% người gốc M alaysia, 9,2% người gốc Ấn và 3,3% là những sắc tộc khác [6] 2 , trong đó có người lai Âu. Ngày nay, Singapore còn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng người nước ngoài rộng lớn với khoảng 20% là lực lượng lao động phổ thông đến từ Philippin, Indonesia và Bangladesh. Số người nước ngoài còn lại đều là những chuyên gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ

pdf30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Singapore – nền giáo dục tiên tiến của asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- BỘ MÔN: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM ĐỀ TÀI: SINGAPORE – NỀN GIÁO DỤC TIÊN TIẾN CỦA ASEAN Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. PHẠM LAN HƯƠNG Thực hiện: NHÓM 10 Lớp: NVSPGV-K19 TP. HỒ CHÍ MINH - 2013 DANH SÁCH NHÓM 10 1. STT 2. Họ Tên 3. SĐT 4. Email 19 Trần Minh Hoàng 0907 785 776 hoangtm533@yahoo.com 25 Trần Thị Quý Thu 0909 925 282 msquythu@yahoo.com 92 Võ Như Thành 0918 541 175 nhuthanhvo@yahoo.com 124 Đào Văn Quang Tuyến 0934 933 727 prdaotuyen@gmail.com 125 Nguyễn Thị Tố Uyên 0934 722 758 uyensuju@gmail.com 126 Nguyễn Huỳnh Hạ Uyên 0907 075 929 uyenguyenhahuynh@yahoo.c om 128 Võ Thị Kim Vân 0908 579 565 kimvan87@gmail.com 130 Lê Xuân Viên 0938 335 577 lxvien@gmail.com 131 Bùi Hoàng Việt 0908 176 827 vietbh286@gmail.com 132 Lê Thị Vui 0984 794 730 lethivuihy@gmail.com 133 Nguyễn Thị Phương Linh 0907 864 216 nguyenlinh533@gmail.com 134 Nguyễn Thị Kim Yến 0932 131 933 kimyentdt@gmail.com 135 Lê Thị Hải Yến 01285 573 335 haiyenle132@gmail.com 140 Trần Thanh Mau 0913 852 313 mau7art@yahoo.com 1 SINGAPORE – NỀN GIÁO DỤC TIÊN TIẾN CỦA ASEAN I. Đất nước Singapore Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia, vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó, Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Singapore từng là một làng cá của người Malaysia khi nó bị chiếm làm thuộc địa của Anh vào thế kỷ XIX. Sau đó, quân đội Nhật chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai, và sau nữa đây là một phần trong sự liên kết tạo thành Liên bang Mã Lai. Giành được độc lập năm 1965, Singapore hầu như không có tài nguyên gì, thiếu cả nước sinh hoạt, phải nhập khẩu toàn bộ lương thực thực phẩm, không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế. Đầu tư nước ngoài và sự công nghiệp hoá do nhà nước chỉ đạo đã tạo ra một nền kinh tế dựa chủ yếu trên xuất khẩu hàng điện tử và gia công. Sau 50 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân hành động (the People’s Action Party – PAP) theo quan điểm “nhân tài trị quốc”, Singapore đã trở thành một trong những nước phát triển nhất thế giới và là nước phát triển hàng đầu ở vùng Đông Nam Á. Là một đất nước nhỏ ở vùng Đông Nam Á có diện tích khoảng 697,25km2. Dân số Singapore khoảng 5,4triệu người (cuối tháng 6 năm 2013) [1]1, trong đó, 74,2% người gốc Hoa, 13,3% người gốc M alaysia, 9,2% người gốc Ấn và 3,3% là những sắc tộc khác [6]2, trong đó có người lai Âu. Ngày nay, Singapore còn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng người nước ngoài rộng lớn với khoảng 20% là lực lượng lao động phổ thông đến từ Philippin, Indonesia và Bangladesh. Số người nước ngoài còn lại đều là những chuyên gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ. Thành công của mô hình này là không thể phủ nhận: Cơ sở hạ tầng đô thị cực kỳ tốt, môi trường cực kỳ trong sạch và an toàn, sự hòa hợp chủng tộc hiếm có, tiếng Anh được sử dụng phổ biến, luật pháp được tôn trọng, không có tham nhũng, quyền sở 1 2 2 hữu trí tuệ được bảo vệ, nền hành chính hoạt động hết sức hiệu quả, lượng tiền mặt dồi dào, với các mức thuế thuộc loại thấp nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người là 51.162USD/năm, một con số mà khá nhiều nước ao ước. [3]3 II. Quá trình phát triển của nền giáo dục Singapore: Nền giáo dục của Singapore từ khi giành quyền tự trị năm 1959 đến nay được chia làm nhiều giai đoạn với phương châm cải cách giáo dục riêng. Ta có thể chia làm 4 thời kỳ chính. Những giai đoạn này không thể tách rời nhau mà là một chuỗi liên tục:  Giáo dục để tồn tại (1959 – 1978)  Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực (1979 – 1996)  Giáo dục lấy năng lực làm động lực (1997 – 2005)  Giáo dục lấy đổi mới làm động lực (từ 2006) Song song với từng thời kỳ ta sẽ học tập được từ những thành công cũng như thất bại của họ. 1. Thời kỳ 1959 – 1978: Giáo dục với mục đích tồn tại. Sau khi giành độc lập, chính phủ Singapore đã tiếp quản một hệ thống giáo dục rất đa dạng vì thực tế tại đây tồn tại song song nhiều ngôn ngữ, có các trường sử dụng tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa, tiếng Tamil. Thêm vào đó nội dung dạy của các 3 ml 3 trường cũng khác nhau. Từ đó chính phủ Singapore đã quán triệt được rằng việc thống nhất các chuẩn trong giáo dục là một bộ phận của công cuộc đổi mới đất nước. Bộ giáo dục Singapore đã nghiên cứu, xây dựng chương trình chung và đưa vào các trường nhưng đồng thời vẫn cho phép các trường sử dụng ngôn ngữ khác nhau để giảng dạy. Trong những năm của thập kỷ 60-70, một loạt các biện pháp cải cách giáo dục đã được tiến hành nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn bình đẳng, thống nhất. Chiếu theo Việt Nam nước ta có hơn năm mươi dân tộc anh em có tiếng nói khác nhau nhưng rào cản ngôn ngữ không phải là khó khăn của ta hiện tại vì Tiếng Việt chiếm tỉ lệ cao nhất. Hình 1: Singapore xây dựng đất nước dựa trên những giá trị nền tảng lâu đời của người Anh là nhà nước pháp quyền (rule of law), lòng khoan dung tôn giáo (religious tolerance) và trọng dụng nhân tài (meritocracy) [2]4 Với chính phủ Singapore, việc giữ lại tiếng nói riêng cho từng sắc tộc là một cố gắng rất lớn nhằm kéo các cộng đồng đoàn kết xích lại bên nhau, đồng thời khuyến 4 %E1%BB%87 m-singapore-2/ 4 khích duy trì và phát triển nền văn hóa cũng như phong tục tập quán của từng dân tộc. M ột chương trình chung và một hệ thống thi cử chung cho toàn bộ các cấp học và bậc dự bị đại học. Thống nhất sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu. 2. Thời kỳ 1979 – 1996: Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực Năm 1979, nền giáo dục Singapore đứng trước một sự thay đổi lớn. Một hội đồng đứng đầu bởi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tiến sĩ Goh Kang Swee, đã tiến hành một cuộc khảo sát trên diện rộng nền giáo dục Singapore, kết quả đã mang lại cho nền giáo dục Singapore nhiều cách vận động hiệu quả hơn trước kia. Đây thực sự là một chuyển biến lớn tập trung vào làm giảm lãng phí trong giáo dục, đồng thời khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội phải tới trường. Cải tiến, phân loại sách giáo khoa cho các nhóm học sinh có khả năng khác nhau. Tất cả mọi học sinh đều phải hoàn thành 10 năm học tập trung (6 năm tiểu học, 4 năm trung học) trước khi bước vào thế giới việc làm. Những năm 90 đối mặt với thời kỳ kinh tế suy thoái kinh tế. Giai đoạn này nổi bật là sự kết hợp giữa nhà trường, quá trình đào tạo và sự đòi hỏi của thị trường lao động. Ông Lim Swee Say, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động quốc tế lúc bấy giờ đã phát biểu “vấn đề của Singapore hiện giờ không phải là có việc làm hay không mà là có khả năng đáp ứng đòi hỏi của công việc để được tuyển dụng hay không…”. Thiết lập các mối quan hệ giao lưu win-win giữa các thị trường và các doanh nghiệp, các steak – holder trong xã hội nhằm làm cho kết quả giáo dục (đội ngũ lao động tương lai) mang tính thực tế và đem lại lợi ích trực tiếp cho kinh tế nước nhà. Nắm được xu thế của thế giới, Singapore ngay từ giai đoạn này đã chủ động đầu tư phát triển công nghệ thông tin. Kế hoạch tổng thể lần một từ năm 1997-2002, trang bị máy tính cho tất cả trường học phổ thông với vốn đầu tư 2 tỷ đô la Singapore. M ục tiêu của kế hoạch này là mục tiêu 2 em học sinh 1 máy tính, 30% số môn học được giảng thông qua máy tính và giảm 30% nội dung một số môn học. Kế hoạch tổng thể lần 2 được công bố tháng 7 năm 2002 nhằm đẩy mạnh và phát triển các điều khoản được đưa ra ở lần một. Với mục tiêu tăng cường đoàn kết trong xã hội nên các bài học về các giá trị xã hội luôn có quan trọng trong chương trình giáo dục Singapore. Ta có thể học tập qua 5 nghiên cứu một giáo trình đúng đắn và phù hợp cho bộ môn giáo dục công dân. Thêm vào đó, chính phủ cũng nhận ra rằng nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi thành công của việc quản lý trường học là thầy cô giáo và người hiệu trưởng. Từ đó, Singapore đã đặt ra một kế hoạch bồi dưỡng chuyên nghiệp, trong đó, việc đào tạo và bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên đang giảng dạy được kết hợp một cách chặt chẽ với sự phát triển sự nghiệp. Trong giai đoạn này, giáo dục Singapore đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật bách nghệ. Chính phủ đề ra mục tiêu 40% các em học sinh phổ thông sẽ vào các trường đào tạo kỹ thuật, 20% các em khác (25%) sẽ được vào đại học. Cũng như vậy giáo dục đại học sẽ được rà soát để có thể phù hợp và đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của nền kinh tế đang biến đổi. 3. Giai đoạn 1997 – 2005: Giáo dục lấy năng lực làm động lực Giáo dục Singapore thời kỳ này đưa ra một yêu cầu mới, học sinh được giáo dục không chỉ biết đọc, làm máy tính mà còn phải biết sử dụng công nghệ thông tin. Thêm vào đó, học sinh còn được kỳ vọng là phải có khả năng sáng tạo và đổi mới, biết chấp nhận rủi ro và phải luôn luôn tự giác học hỏi (mang nét tương đồng với giáo dục Phần Lan, được cho là nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới). Thiết lập khái niệm “Trường học tư duy, quốc gia học tập” (“Thinking school, learning nation”). Theo đó các nhà giáo dục Singapore cũng tìm ra cách giảm bớt khối lượng kiến thức cho các em học sinh phải học, nhằm giành nhiều thời gian hơn cho những kế hoạch học tập giúp cho việc phát triển các kỹ năng và thói quen của việc tự học. Củng cố cho thuyết này, Bộ Giáo dục Singapore đã xem xét lại 5 lĩnh vực quan trọng nhất bao gồm:  Cơ cấu của hệ thống giáo dục.  Việc kết hợp khả năng tư duy vào quá trình học và cách đánh giá.  Các hướng phát triển nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ dành cho nghề giáo.  Mở ra nhiều khả năng lựa chọn học vấn cho trẻ em từ lúc tốt nghiệp tiểu học (bắt đầu phân chuyên ban).  Cải thiện môi trường các trường phổ thông bao gồm cả việc cải tạo, kiên cố hóa trường học. 6 Riêng ở bậc trường tiểu học, chính phủ chú trọng cải cách các yếu tố sau: Củng cố nền móng, cung cấp nhiều giáo trình hơn tạo sự linh hoạt trong kết cấu khóa học, tiếp tục việc giao quyền trong quản lý giáo dục, tăng tỷ lệ giáo viên so với số lượng học sinh. Từ năm 2004 tăng thêm 1000 giáo viên tiểu học, giảm tỷ lệ giáo viên trên học sinh còn 1GV/30HS. Như vậy mỗi em học sinh sẽ có thêm 15% GV. 4. Từ năm 2006 đến nay: Giáo dục lấy đổi mới làm động lực Giáo dục Singapore từ năm 2006 đã có nhiều thay đổi, nhiều cơ sở giáo dục hơn, đa dạng hóa ngành học, chủ trương mọi người đều được hưởng nền giáo dục tiên tiến và quan trọng hơn là phát huy được bất cứ tiềm năng nào của mình. 7 III. Hệ thống giáo dục Singapore Singapore là một quốc gia được coi là phát triển hàng đầu ở châu Á và trong khối ASEAN. Singapore hiện thu hút một số lượng khá du học sinh Việt Nam. Dưới đây là sơ lược về hệ thống giáo dục của đất nước này: 8 1. Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non được cung cấp bởi hệ thống các nhà trẻ, mẫu giáo và các trung tâm chăm sóc trẻ em bao gồm các chương trình 3 năm cho trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép, các nhà trẻ tại Singapore được hoạt động bởi các tổ chức cộng đồng, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức kinh tế xã hội. Các trung tâm sức khỏe trẻ em được đăng ký bởi Bộ Phát triển cộng đồng và Thể thao. Hầu hết các nhà trẻ hoạt động 2 buổi một ngày, mỗi buổi từ 2,5 đến 4 giờ, 5 ngày một tuần. Chương trình nói chung bao gồm các chương trình tiếng Anh và một ngôn ngữ thứ hai, ngoại trừ những trường quốc tế và hệ thống giáo dục nước ngoài, nơi có những chương trình cho trẻ em nước ngoài định cư tại Singapore. Thời gian đăng ký vào các trung tâm chăm sóc trẻ em và nhà trẻ là khác nhau và tùy thuộc từng nơi. Hầu hết ở các trung tâm chăm sóc trẻ em nhận các em quanh năm tùy thuộc vào việc còn chỗ hay không. 9 2. Giáo dục tiểu học Trẻ em Singapore phải trải qua 6 năm học tiểu học bao gồm 4 năm học cơ bản từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 năm định hướng là từ lớp 5 đến lớp 6 . Ở những năm học cơ bản các khoá học chính bao gồm tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ, toán học, cùng với những môn học phụ như là âm nhạc và nghệ thuật, thể dục và xã hội. Bắt đầu từ năm thứ 3 có các môn khoa học. Để phát triển hết khả năng của học sinh, các em được phân lớp theo năng lực học của mình trước khi vào giai đoạn định hướng. Cuối lớp 6 học sinh sẽ tham dự kỳ thi vượt cấp (PSLE5). 5 PSLE: Primary School Leaving Examination 10 Chương trình tiểu học của Singapore đã được ứng dụng như là một hình mẫu quốc tế, đặc biệt là phương pháp dạy toán. Học sinh nước ngoài được nhận vào trường tiểu học nếu trường còn chỗ. 3. Giáo dục trung học cơ sở Các trường trung học tại Singapore có thể là được chính phủ chi phí, hỗ trợ hay tồn tại độc lập. Học sinh học 4 hoặc 5 năm giáo dục trung học theo các khoá học đặc biệt, cấp tốc hoặc bình thường. Các khoá học đặc biệt và cấp tốc chuẩn bị (trong 4 năm) cho học sinh thi lấy chứng chỉ chung Singapore - Cambridge ở bậc giáo dục GCE6 ‘O’ (O - “Ordinary”). Học sinh theo các khóa học bình thường có thể lựa chọn khối cơ bản hoặc khối kỹ thuật, cả hai đều chuẩn bị cho học sinh thi lấy chứng chỉ chung Singapore - Cambridge ở bậc giáo dục GCE ‘N’ (N - “Normal”) sau 4 năm học và sau năm thứ 5 sẽ thi lấy chứng chỉ GCE ‘O’. Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ, khoa học và nhân văn. Ở năm trung học thứ 3, học sinh có thể lựa chọn khóa học tùy theo các em đang ở khối nào trong các khối nghệ thuật, khoa học, thương mại hay kỹ thuật. 6 GCE: General Certificate of Education 11 Chương trình trung học của Singapore được công nhận trên thế giới bởi khả năng giúp học sinh phát triển cách nghĩ phê phán và kỹ năng tư duy. Học sinh nước ngoài được nhận vào trường trung học cơ sở nếu trường còn chỗ. 4. Giáo dục sau cơ sở (dự bị đại học) Sau khi hoàn thành kỳ thi chứng chỉ GCE ‘O’, sinh viên có thể nộp đơn vào các trường Trung học (Junior College) cho một khoá học 2 năm hoặc các viện học tập trung cho một khoá học 3 năm dự bị đại học. Các trường và viện nói trên chuẩn bị cho sinh viên bước vào các trường đại học và đặt nền tảng cho giáo dục cấp trên phổ thông. Chương trình gồm hai môn bắt buộc: Tiếng Anh nâng cao (General Paper) và tiếng bản xứ, và tối đa 4 chứng chỉ chung Singapore - Cambridge của bậc giáo dục GCE ‘A’ (A – “Advance”) từ các môn nghệ thuật, khoa học hoặc thương mại. Cuối một khoá dự bị đại học, sinh viên phải thi lấy chứng chỉ GCE ‘A’ . Sinh viên nước ngoài được nhận vào học dự bị đại học tùy thuộc việc còn chỗ hay không. 12 Các trường Bách khoa Các trường Bách khoa được thành lập tại Singapore để cung cấp cho sinh viên chương trình theo hướng thực hành ở bậc cử nhân. Hiện tại có 5 trường Bách khoa tại Singapore:  Trường Bách khoa Nanyang  Trường Bách khoa Ngee Ann  Trường Bách khoa Republic  Trường Bách khoa Singapore.  Trường Bách khoa Temasek Các trường này cung cấp hàng loạt các khoá học như là kỹ thuật, kinh doanh, thông tin đại chúng, thiết kế và giao tiếp thông tin. Cũng có các khoá học chuyên ngành như là nhãn khoa, kỹ thuật hàng hải, đại dương học, y tá, giáo dục tiểu học và điện ảnh cho những ai muốn theo đuổi một nghề nghiệp cụ thể. Sinh viên tốt nghiệp đã chứng minh việc họ được các nhà tuyển dụng ưa thích vì họ nổi lên trong môi trường làm việc với những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với nền kinh tế mới. Các viện giáo dục kỹ thuật (Institute of Technical Education - ITE) ITE là một lựa chọn sau giáo dục phổ thông cho những ai muốn phát triển kỹ năng kỹ thuật và kiến thức trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Bên cạnh việc cung cấp những khoá học chính quy (“full time”) và các chương trình thực tập cho những học sinh tốt nghiệp trung học, ITE còn cung cấp những chương trình giáo dục chuyển tiếp cho những người đã đi làm. 5. Giáo dục đại học Có 3 trường đại học tại Singapore:  Đại học quốc gia Singapore (NUS)  Đại học kỹ thuật Nanyang (NTU)  Đại học quản lý Singapore (SMU) 13 Các trường này cung cấp hệ thống giáo dục toàn diện với bằng cấp được quốc tế công nhận. Những cơ hội về học bổng và nghiên cứu sau đại học cũng có sẵn cho sinh viên sau tốt nghiệp. Từ khi thành lập vào năm 1905, NUS đã mở rộng thành một trường toàn diện cung cấp nhiều môn học thuộc các chuyên ngành chính như khoa học, kỹ thuật, công nghệ, luật, khoa học nghệ thuật và xã hội, y học. NTU được thành lập vào năm 1981 nhằm cung cấp những phương tiện thuận lợi cho giáo dục cấp trên phổ thông và nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ. Trường đã được hợp nhất với Viện Giáo dục quốc gia (NIE) - đại học sư phạm - và mở rộng để bao gồm các ngành học Kiểm toán, Kinh doanh và Truyền thông. SMU được thành lập vào năm 2000 là trường dân lập đầu tiên có các khoá học vê kinh doanh và quản trị. Các trường đại học quốc tế tại Singapore Ngoài các trường địa phương, các trường đại học cấp quốc tế đã góp phần nâng cao đẳng cấp và phạm vi giáo dục cấp trên phổ thông ở Singapore. Một ví dụ là trường 14 đào tạo MBA châu Âu có tên là INSEAD đã đầu tư 60 triệu $ Singapore trang thiết bị vào một trung tâm khoa học để thành lập trường kinh doanh quốc tế đầu tiên tại Châu Á. Năm 2000, trường Quant trị kinh doanh Chicago đã chọn Singapore để đầu tư và trở thành trường Quản trị kinh doanh M ỹ hàng đầu đầu tiên có trụ sở tại châu Á. Các trường đại học quốc tế hàng đầu khác đã hợp tác với các trường đại học trong nước để đặt trụ sở tại Singapore là:  Viện công nghệ Gor – Viện Logistic, Châu Á - Thái Bình Dương.  Trường đại học Jonhs Hoopin của Singapore - Johns Hopkins Singapore  Viện công nghệ Massachuset (MIT) - hợp tác Singapore – MIT  Trường đại học Shanghai Jiao Tong  Trường đại học Stanford - hợp tác Singapore – Standford  Trường đại học Wharton thuộc đại học Pennsylvania – Trung tâm nghiên cứu SMU Wharton  Trường đại học kỹ thuật Eindhoven (Đức)  Trường đại học khoa học và kỹ thuật Muenchen (Đức) Các trường tư thục Tại Singapore, một hệ thống các trường tư thục rất đa dạng cung cấp hàng loạt chương trình đào tạo làm phong phú thêm lĩnh vực giáo dục của quốc gia này. Có trên 300 trường về ngôn ngữ, công nghệ thông tin, thương mại, nghệ thuật. Những trường này cung cấp các chương trình học chủ yếu căn cứ nhu cầu của sinh viên trong nước và quốc tế. Các trường tư thục này cung cấp các khoá học đa dạng ở các trình độ độ đại học học và sau đại học. Thông qua hợp tác với các trường đại học nổi tiếng của Anh, M ỹ, Úc… các trường này cung cấp cho sinh viên cơ hội giành các chứng chỉ quốc tế trong môi trường tiện nghi và đầy đủ. Mỗi trường tự thực hiện tuyển sinh đầu vào và những sinh viên quan tâm sẽ trực tiếp đến đăng ký. Khi chọn học tại một trường tư thục, bạn cần 15 chắc chắn rằng trường đó phải đáp ứng được sự mong đợi của bạn về các yếu tố sau:  Các khoá học.  Các chứng chỉ bạn đạt được có tính phổ biến rộng rãi hay không.  Trang bị trường học (lớp học, thiết bị máy tính …).  Các dịch vụ dành cho du học sinh (nhà ở, dịch vụ về visa, định hướng cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên...). Các trường quốc tế Các trường quốc tế mang đến cho bạn cơ hội theo đuổi một nền giáo dục tương tự như ở đất nước bạn. Được Bộ Giáo dục cấp phép, các trường quốc tế này tuân theo những nguyên tắc và những chương trình giống như tại các nước đó. Singgapore có một số trường quốc tế cho phép sinh viên nước ngoài và những người định cư lâu dài đăng ký học. Một số trường có những yêu cầu bắt buộc cho việc nhập học, chẳng hạn như khả năng ngoại ngữ và quốc tịch. M ỗi trường lại có những tiêu chí khác nhau. Học phí mỗi năm vào khoảng 4.600–14.000$ Singapore đối với bậc thấp và khoảng 6000 –18.000$ Singapore đối với bậc cao. Năm học và các kỳ học cũng khác nhau giữa các trường. IV. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC SINGAPORE 1. Mục tiêu giáo dục Chính quyền Singapore luôn luôn coi dân số trong nước l