Đề tài Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá tầng đáy phân bố ven biển Tiền Giang

Việt Nam là một quốc gia có biển rộng lớn với diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoãng 1 triệu km2 . Ở đây chứa đựng một nguồn lợi thủy sản phong phú, trong đó cá là thành phần chủyếu. Nằm trong vùng biển nhiệt đới, cá ởnước ta có thành phần loài phong phú, nhưng xuất hiện không tập trung. Chính điều đó đặt cho chúng ta một vấn đềrất lớn là bảo vệnguồn lợi cá biển. Hơn nữa, nếu như tính đa dạng loài là khó khăn của sản lượng khai thác thì nó lại là điểm thuận lợi cho nghềnuôi, chúng ta có nhiều đối tượng đểchọn lọc. Từnhững lý do trên mà đềtài:"Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một sốloài cá tầng đáy phân bốven biển Tiền Giang " được thực hiện. Mẫu cá được thu ởhuyện Gò Công Tây và Huyện Gò Công Đông thuộc tỉnh Tiền Giang. Định kỳmỗi tháng một lần, thu từtháng 1 đến tháng 4 năm 2009. Mẫu được bảo quản lạnh, và được chuyển vềphân tích tại Phòng thí nghiệm của Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ. Kết quảnghiên cứu đã tìm tìm thấy 54 loài thuộc 8 bộ, 28 họ, 44 giống. Trong đó có 3 bộcó sốloài cao. Đó là bộPerciformes (với 29 loài chiếm 52,73 %), tiếp theo là bộAulopiformes (có 8 loài chiếm 14.55%), kếtiếp là bộSiluriformes (có 7 loài chiếm 12.73%). Sinh trưởng theo chiều dài và trọng lượng của các loài cá xảy ra theo đúng quy luật đặc trưng. Hệsốtương quan R2 của các loài cá khá cao cho thấy mối quan hệgiữa chiều dài và khối lượng tương quan với nhau rất chặt chẽ.

pdf79 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá tầng đáy phân bố ven biển Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ NGHỀ CÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ TẦNG ĐÁY PHÂN BỐ VEN BIỂN TIỀN GIANG LÊ THỊ YẾN 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ NGHỀ CÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ TẦNG ĐÁY PHÂN BỐ VEN BIỂN TIỀN GIANG LÊ THỊ YẾN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TS. TRẦN ĐẮC ĐỊNH 2009 i TÓM TẮT Việt Nam là một quốc gia có biển rộng lớn với diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoãng 1 triệu km2. Ở đây chứa đựng một nguồn lợi thủy sản phong phú, trong đó cá là thành phần chủ yếu. Nằm trong vùng biển nhiệt đới, cá ở nước ta có thành phần loài phong phú, nhưng xuất hiện không tập trung. Chính điều đó đặt cho chúng ta một vấn đề rất lớn là bảo vệ nguồn lợi cá biển. Hơn nữa, nếu như tính đa dạng loài là khó khăn của sản lượng khai thác thì nó lại là điểm thuận lợi cho nghề nuôi, chúng ta có nhiều đối tượng để chọn lọc. Từ những lý do trên mà đề tài:"Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá tầng đáy phân bố ven biển Tiền Giang " được thực hiện. Mẫu cá được thu ở huyện Gò Công Tây và Huyện Gò Công Đông thuộc tỉnh Tiền Giang. Định kỳ mỗi tháng một lần, thu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009. Mẫu được bảo quản lạnh, và được chuyển về phân tích tại Phòng thí nghiệm của Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã tìm tìm thấy 54 loài thuộc 8 bộ, 28 họ, 44 giống. Trong đó có 3 bộ có số loài cao. Đó là bộ Perciformes (với 29 loài chiếm 52,73 %), tiếp theo là bộ Aulopiformes (có 8 loài chiếm 14.55%), kế tiếp là bộ Siluriformes (có 7 loài chiếm 12.73%). Sinh trưởng theo chiều dài và trọng lượng của các loài cá xảy ra theo đúng quy luật đặc trưng. Hệ số tương quan R2 của các loài cá khá cao cho thấy mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng tương quan với nhau rất chặt chẽ. Mùa vụ sinh sản của đa số các loài cá bắt dầu từ tháng 3 và tháng 4 và mùa sinh sản sẽ kéo dài. Sức sinh sản tuyệt đối của cá cá Lẹp Vàng là 1.312 - 4.817 (Trứng/cá thể), cá Bơn là 1.550 - 96.725 (Trứng/cá thể), Mào gà đỏ là 2.814 - 32.738 (Trứng/cá thể), cá Phèn râu là 24.200 - 32.738 (Trứng/cá thể), cá Đù bạc mõm to là 6.496 - 60.767 (Trứng/cá thể), cá Đù Giấy là 1.898 - 8.905 (Trứng/cá thể), Úc trắng là 638 - 1.883 (Trứng/ cá thể). Cá chỉ sinh sản khi đạt đến chiều dài và trọng lượng nhất định. Trong cùng một loài, cá thể nào có chiều chiều và khối lượng lớn hơn thì có sức sinh sản cao hơn. Nhưng giữa các loài thì loài nào càng nhỏ thì có sức sinh sản càng cao và những loài lớn hơn thì có sức sinh sản thấp hơn. ii MỤC LỤC TÓM TẮT ...............................................................................................................i MỤC LỤC............................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG............................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH...............................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. vi PHẦN I : GIỚI THIỆU ........................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề.....................................................................................................1 1.2 Mục tiêu ....................................................................................................2 1.3 Nội dung ...................................................................................................2 1.4 Thời gian thưc hiện...................................................................................2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3 2.1 Nguồn lợi cá biển Việt Nam.........................................................................3 2.1.1 Vùng nước mặn xa bờ............................................................................3 2.1.2 Vùng nước mặn gần bờ..........................................................................3 2.1.3 Vùng nước lợ .........................................................................................4 2.2 Điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản Tiền Giang .................................5 2.1.1 Điều kiện tự nhiên liên quan đến hoạt động thủy sản ..........................5 2.1.2 Nguồn lợi thủy sản:................................................................................7 2.3 Tổng quan nghề lưới kéo..............................................................................8 2.3.1 Giới thiệu: ..............................................................................................8 2.3.2 Phân loại lưới kéo: .................................................................................9 2.3.3 Ngư trường khai thác của lưới kéo: .....................................................10 2.4 Sinh học một số loài cá tầng đáy phân bố ven biển ..................................10 2.4.1 Khái niệm vùng biển ven bờ:...............................................................10 2.4.2 Khái niệm cá tầng đáy .........................................................................11 2.4.3 Đặc điểm một số loài cá đáy gần bờ:...................................................11 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................15 3.1. Địa điểm thu mẫu và thời gian thực hiện ..................................................15 3.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................15 3.3. Phương pháp thu mẫu :..............................................................................15 3.4. Phương pháp cố định mẫu :.......................................................................15 3.5. Xác định thành phần loài :.........................................................................15 3.6. Xác định tham số sinh học: ......................................................................16 3.7. Xác định các tham số sinh sản..................................................................17 3.8. Phương pháp xử lý số liệu và viết báo cáo................................................17 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................18 4.1. Thành phần loài các loài cá tầng đáy ven biển:.........................................18 iii 4.2. Tương quan và chiều dài và trọng lượng: .................................................21 4.3 Giai đoạn thành thục và GSI. .....................................................................29 4.5. Sức sinh sản:..............................................................................................36 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..............................................................40 5.1. Kết luận: ....................................................................................................40 5.2. Đề xuất: .....................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................41 PHỤ LỤC............................................................................................................42 Phụ lục Hình một số loài cá tầng đáy ven biển Tiền Giang. ............................42 Phụ Lục Tỉ lệ các GĐTT của một số loài cá. ...................................................46 Phụ lục Các chỉ tiêu hình thái của một số loài cá tầng đáy. .............................47 Phụ lục thành phần loài cá tầng đáy. ................................................................67 iv DANH MỤC BẢNG: Bảng 2.1. Kích thước thường gặp trong khai thác của một số loài cá kinh tế vùng biển Tiền Giang.....................................................................................................8 Bảng 2.2. Cơ cấu họ nghề khai thác ở Việt Nam................................................ ..9 Bảng 4.1. Thống kê thành phần loài cá tầng đáy ................................................ 19 Bảng 4.2. Tương quan chiều dài trọng lượng một số loài cá. ............................. 21 Bảng 4.3 Sức sinh sản của cá Cá lẹp vàng.......................................................... 36 Bảng 4.4 Sức sinh sản của Cá Bơn ..................................................................... 36 Bảng 4.5 Sức sinh sản của cá Mào gà................................................................. 37 Bảng 4.6 Sức sinh sản của cá Phèn râu............................................................... 37 Bảng 4.7 Sức sinh sản của cá Đù bạc mõm to .................................................... 38 Bảng 4.8 Sức sinh sản của cá Đù giấy ................................................................ 38 Bảng 4.9 Sức sinh sản của cá Úc trắng ............................................................... 39 v DANH MỤC HÌNH: Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu các họ cá tầng đáy có số loài cao. ............................... 18 Hình 4.2 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Nâu ................................... 22 Hình 4.3 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Bơn.................................. 22 Hình 4.4 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Đục ................................... 23 Hình 4.5 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Úc Trắng .......................... 23 Hình 4.6 Tương quan chiều dài và trọng lượng của Cá Chét ............................. 24 Hình 4.7 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Lưỡi trâu........................... 25 Hình 4.8 Tương quan chiều dài trọng lượng Cá Khoai ...................................... 25 Hình 4.9 Tương quan chiều dài trọng lượng của Đối mục ................................ 26 Hình 4.10 Tương quan chiều dài trọng lượng của cá Đù giấy .......................... 27 Hình 4.11 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Phèn râu.......................... 27 Hình 4.12 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Mào gà............................ 28 Hình 4.13 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Đục bạc mõm to ............. 28 Hình 4.14. Tương quan chiều dài trọng lượng của cá Lẹp vàng......................... 29 Hình 4.15 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Úc Trắng...................................... 30 Hình 4.16 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Úc trắng............................ 30 Hình 4.17 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Mào gà theo thời gian ................ 31 Hình 4.18 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Mào gà.............................. 31 Hình 4.19 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của cá Lẹp vàng ................................. 32 Hình 4.20 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Lẹp vàng........................... 32 Hình 4.21 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Cá Đù bạc mõm to ...................... 33 Hình 4.22 Biến động hệ số thành thục (GSI) của Cá Đù bạc mõm to ................ 33 Hình 4.23 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Cá Lưỡi trâu ................................ 33 Hình 4.24 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Cá Phèn râu ................................. 34 Hình 4.25 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Phèn râu............................ 34 Hình 4.26 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Cá Đối mục ................................. 35 Hình 4.27 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Đối mục............................ 35 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UNCLO: Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển EEZ: vùng đặc quyền kinh tế. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long Ctv: Cộng tác viên. FAO: Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc. GSI : Hệ số thành thục (Gonado Somatic Index). STT: Số thứ tự. GĐTT: Giai đoạn thành thục. 1 PHẦN I : GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm ở Đông Nam Á, thuộc bờ Tây Thái Bình Dương, với tổng chiều dài bờ biển là 3.260 km (không kể bờ các đảo). Theo Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLO), Việt Nam quản lý phần lãnh hãi và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích khoãng 1 triệu km2 và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ rãi rác từ Bắc vào Nam. Vùng bờ biển Việt Nam rất độc đáo và đa dạng, bao gồm nhiều hệ sinh thái có khả năng tái sinh và năng suất sinh học cao như rừng ngập mặn, rạn san hô, bãi bùn triều, các bãi cát ven biển, các bãi cỏ biển, rong biển và hệ thống đầm phá. Các hệ sinh thái này vừa đa dạng về cấu trúc vừa phong phú về chức năng như điều hòa khí hậu, là nơi cư trú sinh sản cho hàng ngàn giống loài thuỷ hải sản, chim và thú,…Do vậy các hệ sinh thái này cần được chú ý và quan tâm bảo vệ nhằm duy trì sử dụng và khai thác bền vững, phục vụ cho việc phát triển của ngành thủy sản và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và đe dọa bị huỷ diệt và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)có diện tích tự nhiên 39.000 km2, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trong nội địa và nối thông với biển Đông bởi hệ thống các cửa sông chính của sông Cửu Long, với biển Tây bởi các sông, các kênh đào. Hàng năm nước lũ sông Mekong tràn về gây ngập lụt ở ĐBSCL với diện tích từ 14.000 km2 đến 19.000 km2. ĐBSCL còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ thuỷ triều, bán nhật triều không đều với biên độ triều cao của biển Đông và nhật triều không đều với biên độ triều thấp của biển Tây. ĐBSCL thật sự là một hệ sinh thái đất ngập nước rộng lớn, có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. chúng có giá trị khoa học và kinh tế. Tuy vậy, trong những năm gần đây kinh tế xã hội ĐBSCL đã phát triển với tốc độ cao, dân số tăng nhanh, các vùng đất hoang được khai phá, phát triển thuỷ lợi, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, thương mại, dịch vụ, du lịch các nguồn tài nguyên được khai thác triệt để. Nguồn lợi thuỷ sản cũng chịu nhiều tác động như bị khai thác quá mức, thu hẹp vùng sinh sống, chịu tác động ô nhiễm,…đang có chiều hướng suy thoái. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản của ĐBSCL, xem xét những tác động tiêu cực lên chúng và xây dựng những cơ sở khoa học cho các giải pháp khả thi bảo vệ và sử dụng bền vững chúng trở nên cấp bách. Tiền Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL, địa hình chia thành ba vùng rõ rệt: vùng cây trái ven sông Tiền, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công. Tỉnh có 32 km bờ biển, hàng năm đánh bắt rất nhiều cá và hải sản; đất đai phì nhiêu, là một trong những vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phân bố tương đối đều và có nguồn lợi thuỷ sản đa dạng bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt tạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Cũng như các tỉnh trong vùng ĐBSCL, nguồn tài nguyên thủy sản của tỉnh ngày càng bị đe dọa. Vì vậy nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và xây dựng những cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên cứu tìm giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững chúng trở nên cấp bách và cần thiết. Từ những lý do trên mà đề tài:"Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá tầng đáy phân bố ven biển Tiền Giang" được thực hiện. 1.2 Mục tiêu Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá tầng đáy phân bố ven biển Tiền Giang nhằm phục vụ cho các nghiên cứu khoa học về khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung. 1.3 Nội dung Xác định thành phần loài cá tầng đáy khai thác bằng nghề lưới kéo. Xác định mối tương quan chiều dài và trọng lượng của một số loài cá tầng đáy. Xác định các tham số sinh sản: Giai đoạn thành thục, hệ số thành thục GSI, sức sinh sản của một số loài cá tầng đáy. 1.4 Thời gian thưc hiện Từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2009. 3 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn lợi cá biển Việt Nam Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) rộng hơn 1 triệu km2. Điều kiện tự nhiên vùng biển và các mặt nước nội địa của Việt Nam đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau đối với các loài thủy sinh vật. Có thể chia thành 4 dạng môi trường sống cơ bản đối với các loài thủy sinh vật : vùng nước mặn xa bờ, vùng nước mặn gần bờ, vùng nước lợ và vùng nước nội địa (vùng nước nước ngọt). Năm 1985 đã xác định được 2038 loài cá, trong đó có khoãng 100 loài có giá trị kinh tế (Phạm Thược và ctv, 1997). Trong năm 2002 - 2006 Viện Nghiên cứu Hải Sản đã xác định được 2485 loài, tăng 420 loài so với năm 1985 (Viện Nghiên cứu Hải Sản). Cá tầng đáy chiếm 80% và các loài cá tầng nổi chiếm 20%. Cá sống ở vùng biển gần bờ chiếm 80% và 20% sống ở vùng biển xa bờ. 2.1.1 Vùng nước mặn xa bờ Là vùng nước ngoài khơi thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế. Đây là khu vực chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lợi, nhưng những năm gần đây, hoạt động khai thác thuỷ sản đã diễn ra rất mạnh ở nhiều khu vực thuộc cả 5 vùng biển khơi : vịnh Bắc Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan. Nguồn lợi hải sản vùng xa bờ của Việt Nam nhìn chung không giàu, mức phong phú trung bình, độ sâu càng lớn mật độ càng giảm và nguồn lợi hải sản cũng ít phong phú. Các loài hải sản có giá trị kinh tế cao chỉ chiếm số lượng và tỉ lệ thấp. Thành phần cá có giá trị kinh tế thấp (cá tạp) chiếm tỉ lệ cao. Nhìn chung, nguồn lợi mang tính phân tán, quần đàn nhỏ, nên khi tiến hành khai thác ở quy mô công nghiệp rất khó đạt hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, điều kiện khí hậu thuỷ văn của vùng biển này rất khắc nghiệt, nhiều dông, bão, làm cho quá trình khai thác chịu nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất. 2.1.2 Vùng nước mặn gần bờ Đây là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với các loài thủy sinh vật vì nơi đây có nguồn thức ăn dồi dào do phù sa, các loại chất vô cơ và hữu cơ hòa tan từ các cửa sông lạch đổ ra. Đó là nguồn thức ăn rất tốt cho các loài sinh vật bậc thấp và đến lượt mình chúng lại trở thành thức ăn cho tôm, cá. Vì vậy, vùng nước mặn gần bờ là bãi sinh sản, cư trú, phát triển của nhiều loài thủy sản. Vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ là vùng sinh thái có sản lượng khai thác cao nhất, có thể chiếm tới 67% tổng lượng hải sản khai thác của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ 4 với hàng nghìn hòn đảo tạo nên nhiều bãi triều quanh đảo, có thể nuôi các loài nhuyễn thể có giá trị như trai ngọc, vẹm, hàu, bào ngư, sò huyết, sò lông, ngao. Đặc tính phong phú về loài nhưng số lượng cá thể mỗi loài lại không nhiều cũng gây khó khăn cho các nhà chế biến. Với mỗi mẻ lưới, nhất là đối với nghề lưới kéo (giã cào), phải rất mất công phân loại cá, tôm theo loài để xử lý, bảo quản và chế biến. Vùng gần bờ từ 30 mét nước sâu trở vào đối với Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Đông, Tây Nam Bộ và từ 50 mét nước sâu trở vào đối với vùng biển Trung Bộ là vùng khai thác chủ yếu của nghề cá Việt Nam. Mặc dù vùng nước này chỉ chiếm diện tích gần 17% tổng diện tích thềm lục địa, nhưng đã phải chịu áp lực khai thác rất cao (chiếm 70% lượng hải sản khai thác toàn vùng biển). Theo đánh giá của Viện Hải Sản, có thể nói, nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam đã bị khai thác với cường lực quá cao, thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quá giới hạn cho phép. Những kết quả điều tra nguồn lợi hải sản gần đây nhất cho thấy, nguồn lợi hải sản gần bờ và xa bờ đều giảm nhiều so với 10 năm trước. Vì vậy, cần phải hạn chế và giảm dần cường lực khai thác, đồng thời cũng nên thận trọng khi phát triển đội tàu đánh cá. Khai thác hải sản của Việt Nam nên dừng lại ở mức tổng sản lượng hải sản không vượt quá 1,7 triệu tấn/năm. Việc phát triển nghề cá xa bờ nhằm giảm áp lực khai thác vùng ven bờ cần phải có kế hoạch đồng bộ bao gồm đội tàu, kỹ thuật khai thác, cơ