Như chúng ta đã biết, sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam
luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua và đang đứng thứ hai thế giới.
Cà phê Việt Nam đa phần được sử dụng để xuất khẩu sang 70 quốc
gia trên thế giới, trong đó 14 thị trường đứng đầu đã chiếm đến 80%
tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Dẫn đến sự xuất hiện
của các doanh nghiệp cà phê trên thị trường Việt Nam rất đa dạng,
phong phú. Nhiều doanh nghiệp không chỉ tập trung cho thị trường
xuất khẩu mà còn rất chú trọng đến việc khai thác thị trường nội địa.
Đứng trước rất nhiều khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt đối với các
doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm cà phê lớn trong và
ngoài nước đã có chỗ đứng trên thị trường, sự thành lập muộn hơn
cũng dẫn đến số lượng khách hàng tiềm năng không còn nhiều.
doanh nghiệp tư nhân Bình Hà Ban Mê chưa đủ sức cạnh tranh để
chống chọi trong thị trường cà phê Việt Nam. Bởi vậy, doanh nghiệp
cần có một sô giải pháp marketing hợp lý để xây dựng đội ngũ khách
hàng tiềm năng và khách hàng trung thành. Qua nghiên cứu cơ sở lý
luận về marketing và thực tiễn hoạt động marketing tại doanh nghiệp,
em mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu sau: “Giải pháp Marketing cho
sản phẩm cà phê 4C của doanh nghiệp tư nhân Bình Hà Ban Mê”.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê 4C của doanh nghiệp tư Nhân bình Hà ban mê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN TÙNG LÂM
GIẢI PHÁP MARKETING CHO SẢN PHẨM
CÀ PHÊ 4C CỦA DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN
BÌNH HÀ BAN MÊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng - 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. NGUYỄN XUÂN LÃN
Phản biện 1: PGS. TS. LÊ VĂN HUY
Phản biện 2: TS. LÊ ĐÚC NIÊM
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Tây
Nguyên vào ngày 12 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam
luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua và đang đứng thứ hai thế giới.
Cà phê Việt Nam đa phần được sử dụng để xuất khẩu sang 70 quốc
gia trên thế giới, trong đó 14 thị trường đứng đầu đã chiếm đến 80%
tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Dẫn đến sự xuất hiện
của các doanh nghiệp cà phê trên thị trường Việt Nam rất đa dạng,
phong phú. Nhiều doanh nghiệp không chỉ tập trung cho thị trường
xuất khẩu mà còn rất chú trọng đến việc khai thác thị trường nội địa.
Đứng trước rất nhiều khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt đối với các
doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm cà phê lớn trong và
ngoài nước đã có chỗ đứng trên thị trường, sự thành lập muộn hơn
cũng dẫn đến số lượng khách hàng tiềm năng không còn nhiều...
doanh nghiệp tư nhân Bình Hà Ban Mê chưa đủ sức cạnh tranh để
chống chọi trong thị trường cà phê Việt Nam. Bởi vậy, doanh nghiệp
cần có một sô giải pháp marketing hợp lý để xây dựng đội ngũ khách
hàng tiềm năng và khách hàng trung thành. Qua nghiên cứu cơ sở lý
luận về marketing và thực tiễn hoạt động marketing tại doanh nghiệp,
em mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu sau: “Giải pháp Marketing cho
sản phẩm cà phê 4C của doanh nghiệp tư nhân Bình Hà Ban Mê”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về marketing, các chính
sách marketing mix áp dụng trong doanh nghiệp.
- Trên cơ sở lý luận về marketing và chính sách marketing áp
dụng vào phân tích thực trạng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà
phê Doanh nghiệp tư nhân Bình Hà Ban Mê.
- Từ thực trạng ở chương 2, đánh giá những chính sách còn
2
hạn chế. Đề xuất giải pháp Marketing cho sản phẩm cà phê 4C của
doanh nghiệp tư nhân Bình Hà Ban Mê và một số kiến nghị chung
cho doanh nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Doanh ngiệp Bình Hà Ban Mê là Doanh ngiệp kinh doanh các
loại sản phẩm Café, trong đó dòng sản phẩm cà phê sạch 4C là dòng
sản phẩm chiến lược mà doanh nghiệp xác định xây dựng thương
hiệu, do đó tác giả tiếp cận về chính sách marketing theo hướng
marketing mix 4P. Đồng thời nghiên cứu các vấn đê lý luận và thực
tiễn liên quan đên giải pháp marketing sản phẩm cà phê 4C của
Doanh ngiệp Bình Hà Ban Mê.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu tất cả các chính sách và hoạt động Marketing cho
sản phẩm cà phê 4C của doanh nghiệp tư nhân Bình Hà Ban Mê.
Nghiên cứu môi trường và các nhân tố tác động đến hoạt động
Marketing của doanh nghiệp.
Ngành hàng, sản phẩm nghiên cứu: Sản phẩm cà phê sạch 4C
được thu mua và qua chế biến đóng gói thành sản phẩm cà phê hạt và
sản phẩm cà phê bột
Phạm vi về thời gian:
Số liệu thống kê và sử dụng trong nghiên cứu đều được thu
thập từ năm 2013 cho đến nay. Tầm xa của các giải pháp cụ thể đến
năm 2018, các giải pháp tổng thể dài hạn đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp
với thống kê mô tả
3
+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Vận dụng cơ sở lý luận
về các chính sách marketing để áp dụng vào thực tiễn Doanh ngiệp.
Phân tích những thành tựu đạt được và hạn chế nhằm đưa ra giải
pháp
+ Thống kê mô tả: Sử dụng các số liệu thực trạng từ Doanh
ngiệp nhằm phân tích tình hình hoạt động và việc thực hiện các
chính sách marketing.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing.
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing đối với sản phẩm
cà phê 4C của DNTN Bình Hà Ban Mê
Chương 3: Giải pháp Marketing cho sản phẩm cà phê 4C của
doanh nghiệp tư nhân Bình Hà Ban Mê.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Định nghĩa tổng quát về marketing của Philip Kotler (2007):
“ Marketing là một dạng hoạt động của con ngừời nhằm thoả
mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”
[6]
- Đo lường và dự báo nhu cầu thị trường, phát hiện các khúc
thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu: Các Doanh nghiệp đang
đứng trước nhiều cơ hội thị trường và phải đánh giá chúng một cách
thận trọng trước khi lựa chọn thị trường mục tiêu mình. Họ cần có kỹ
năng đo lường và dự báo quy mô, sự tăng trưởng và khả năng sinh
lời của các thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp quyết định hoạt
động trong một thị trường rộng lớn thừ nhận rằng, bình thừờng
không thể phục vụ được hết tất cả các khách hàng trên thị trường đó.
Khách hàng quá đông, phân tán và cả những yêu cầu mua sắm khác
khau. Một đối thủ cạnh tranh sẽ có lợi thế hơn đến việc phục vụ
4
những nhóm khách hàng cụ thể của thị trường đó. Thay vì cạnh tranh
ở khắp mọi nơi, Doanh nghiệp cần phát hiện những khúc thị trường
hấp dẫn nhất mà Doanh nghiệp có thể phục vụ được một cách có
hiệu quả. [7]
- Định vị sản phẩm: Sau khi lựa chọn các phân đọan thị
trường mục tiêu, Doanh nghiệp phải tiên hành định vị cho mỗi phân
đoạn đã chọn tức là quyêt định sẽ cống hiến những gì thật khác biệt,
thật phù hợp cho mỗi nhóm khách hàng với mục đích là phục vụ họ
tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Định vị sản phẩm là cách thức các
khách hàng định nghĩa sản phẩm dựa trên những đặc tính quan trọng
hay nói cách khác là vị trí mà sản phẩm chiêm chỗ trong tâm trí
khách hàng so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. [2]
- Sau khi quyết định về định vị sản phẩm, dịch vụ của mình
các doanh nghiệp bắt tay xây dựng các chiến lược, chính sách
marketing mix. Marketing mix là một trong những khái niệm cơ bản
của marketing hiện đại. Marketing mix được định nghĩa như sau
“Marketing-mix là một tập hợp những yếu tố biến động kiểm
soát được của marketing mà công ty sử dụng để cố gắng gây
được phản ứng mong muốn từ phía thị trừờng mục tiêu”[3]
Marketing-mix bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dựng
để tác động lên nhu cầu về hàng hóa của mình. Có thể hợp nhất
rất nhiều khả năng thành bốn nhóm cơ bản là: Sản phẩm, giá cả,
phân phối và truyền thông cổ động.
- Nguyễn Thị Dung (2015),“Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt
Động Marketing Mix Cho Sản Phẩm Cà Phê Hoà Tan Của Công Ty
Cổ Phần Vinacafé Biên Hoà” , Luận văn thạc sĩ Đại Học Kinh Tế
Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã giải quyết được các vấn
đề,pPhân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho sản phẩm cà
5
phê hoà tan tại công ty Vinacafé Biên Hoà. Phát hiện vấn đề, xác
định nguyên nhân và đề xuất giải pháp để hoàn thiện hoạt động
marketing mix cho sản phẩm cà phê hoà tan tại công ty cổ phần
Vinacafé Biên Hoà. Tuy nhiên Vinacafe là một doanh nghiệp lớn do
đó những giải pháp của đề tài rất khó áp dụng đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa như Doanh Nghiệp Bình Hà Ban Mê.
- Bùi Hữu Thuận (2014), “ Hoàn thiện chiến lược Marketing
xuất khẩu cà phê của Doanh nghiệp trung nguyên vào thị trường
Hoa Kỳ đến năm 2020” . Luận văn thạc sĩ Đại học Tài chính
Marketing TP.HCM. Đề tài tập trung nghiên cứu về cơ sở hoạch định
chiến lược marketing, thực trạng marketing tại Doanh nghiệp Trung
nguyên và đưa ra giải pháp marketing nhằm đựa sản phẩm của Trung
Nguyên vào thị trường Mỹ. Đây là một đề tài khá hữu ích cho ngành
café của Việt Nam. Tuy nhiên Trung Nguyên là Doanh nghiệp café
chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước và có thương hiệu ở nước
ngoài do đó những giải pháp của đề tài khó thực hiện ở một Doanh
nghiệp SMEs như đề tài tác giả nghiên cứu.
Tóm lại, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong những
năm qua có nhiều thuận lợi, về cơ bản doanh nghiệp đã đạt được mục
tiêu kinh doanh của mình là lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước,
thu nhập của người lao động tương đối ổn định. Tuy nhiên, hoạt
động mua bán và chế biến sản phẩm hiện nay của doanh nghiệp còn
nhiều tồn tại hạn chế, doanh nghiệp cần tìm những giải pháp phù hợp
để giải quyết. Một trong những giải pháp quan trọng hiện nay là xây
dựng giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê 4C của mình.
- Đối với doanh nghiệp hoạt động marketing đóng vai trò cực
kỳ quan trong trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp,
đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt hiện nay.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm về marketing
1.1.2. Vai trò của Marketing
1.1.3. Marketing hỗn hợp (marketing mix)
Người ta xếp những công cụ marketing vào 4 nhóm được gọi
là 4P của marketing gồm: sản phẩm (Product), giá (Price), phân phối
(Place) và truyền thông cổ động (Promotion).
1.2. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING
1.2.1. Phân tích cơ hội thị trƣờng
a. Môi trường vĩ mô
b. Môi trường ngành
c. Phân tích khách hàng
1.2.2. Nghiên cứu, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu và xác
định vị trí sản phẩm
a. Đo lường và dự báo nhu cầu
- Nhu cầu của thị trường
- Dự báo thị trường
- Tiềm năng của thị trường
- Nhu cầu công ty
- Dự báo của công ty
- Tiềm năng của công ty
- Đánh giá nhu cầu hiện tại
b. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
c. Định vị
Do hệ thống nhận diện thương hiệu mang tính chiến lược và
7
dài hạn, nên thiết lập các tiêu chí như thế là yêu cầu hết sức quan
trọng đối với quá trình sáng tạo hệ thống nhận diện thương
hiệu.Những yếu tố nhận diện như tên thương hiệu, logo, màu sắc,
kiểu chữ và mẫu định dạng thương hiệu một khi được tạo ra, chúng
sẽ được sử dụng trong hàng chục năm.
1.2.3. Các chính sách và chƣơng trình marketing hỗn hợp
a. Sản phẩm
b. Giá
c. Phân phối
d. Chính sách xúc tiến
1.2.4. Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing
Nội dung của tổ chức thực hiện chiến lược marketing bao gồm
:- Xây dựng các chương trình hành động cụ thể.
- Tổ chức bộ phận marketing thích hợp với quy mô hoạt động
marketing của doanh nghiệp .
- Phát triển hệ thống khen thưởng và quyết định.
- Xây dựng bầu không khí tổ chức tích cực có khả năng động
viên toàn bộ nỗ lực của nhân viên trong việc thành đạt mục tiêu.
- Phát triển nguồn nhân lực đủ khả năng thực hiện các chương
trình marketing đã thiết kế.
-Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc kiểm tra các hoạt
động marketing để đảm bảo rằng việc thực hiện được tiến triển theo
đúng chiến lược đã vạch ra, cũng như có thể tiến hành những sự điều
chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM CÀ PHÊ 4C CỦA DNTN BÌNH HÀ BAN MÊ
2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN BÌNH HÀ
BAN MÊ.
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng phòng ban của doanh
nghiệp
2.1.4. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
a. Nguồn nhân lực
b. Tình hình tài chính của Doanh ngiệp
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DONH
NGHIỆP
2.2.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng marketing
a. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế - dân cư
Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất
khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt
Nam năm 2011, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 58/63 tỉnh thành. Đắk
Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả
nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt
trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi
trồng bông, cacao, cao su, điều lớn củaViệt Nam. Đồng thời, là nơi
phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm
chôm, xoài...
9
Môi trường chính trị pháp luật
Môi trường chính trị ở Việt Nam khá ổn định tạo điều kiện
cho doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh và hợp tác
với các nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, hệ thống
pháp luật đang từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, hệ thống
pháp luật vẫn còn nhiều lỗ hổng, chưa đáp ứng được xu hướng hội
nhập ngày càng cao, cùng với sự yếu kém trong quản lý của cơ
quan nhà nước làm cho hệ thống pháp luật ở Việt Nam bị đánh giá
là chưa tốt. Thủ tục hành chính còn chồng chéo gây nhiều bất cập
cho doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa – xã hội
Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác về nền văn
hóa cà phê lâu đời và có đòi hỏi cao hơn về hương vị cà phê. Số
đông người uống cà phê ở Việt Nam vẫn ưa thích cà phê pha phin
bởi hương vị riêng và cách pha chế đa dạng phù hợp với khẩu vị của
mỗi người. Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam đã hình thành khẩu
vị, sở thích cho riêng mình trong khi nhiều nước khác ở Châu Á
thị hiếu cà phê còn chưa định hình rõ rệt.
Nhưng với tình hình phát triển quá nhanh con người quá quan
tâm tới lợi nhuận mà không quan tâm đến mặt đạo đức dẫn đến chất
lượng các loại cà phê bị ảnh hưởng thậm chí là pha trộn và làm giả
gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng làm người tiêu dùng
càng ngày càng nghiêng về các mặt hàng cà phê sạch nhưng chất
lựong vẫn dảm bảo sự tinh túy của cà phê truyền thống. Đây là cơ
hội phát triển của các loại cà phê sạch như cà phê 4C.
Môi trường tự nhiên
Việt Nam là nước nhiệt đới nên có điều kiện khí hậu, đất đai
phù hợp cho cây cà phê và đã trở thành nước xuất khẩu cà phê
10
đứng thứ hai trên thế giới. Cà phê được trồng ở một số tỉnh phía
Bắc, Nam Tây Nguyên và Đông Nam bộ, với 2 loại chính là Robusta
(cà phê vối) và Arabica (cà phê chè).
Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát
triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng,
độc đáo.
b. Môi trường ngành cà phê
2.2.2. Thị trƣờng mục tiêu và định vị
Dòng sản phẩm cà phê 4C của thương hiệu cà phê Bình Hà
Ban Mê vừa mới ra đời và còn rất non trẻ trên thị trường. Việc kiểm
tra, đánh giá, khắc phục sai sót tồn tại chưa được tiến hành nghiêm
túc, là do doanh nghiệp chưa có bộ phận marketing chuyên trách, cán
bộ thiếu am hiểu về marketing. Doanh nghiệp chưa có chương trình
cụ thể về xây dựng hoạt dộng marketing cũng như chưa có đánh giá
được tầm quan trọng về việc thực hiện các chương trình marketing,
tuy thực tế cũng đã có những giải pháp marketing theo cảm tính chủ
quan của lãnh đạo hoặc một số nhân viên có đầu óc sáng tạo.
Trong giai đoan hình thành và nghiên cứu sản phẩm, doanh
nghiệp đã nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu. Doanh ngiệp
xác định xây dựng thương hiệu cà phê Bình Hà Ban Mê với sản
phẩm chủ lực là cà phê 4C và phát triển thương hiệu cà phê Bình Hà
Ban Mê, doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu là các quán
caffe, hộ gia đình,cá nhân có sở thích uống café trong tỉnh Đăck
Lack và sau đó mở rộng ra thị trường cả nước và tầm nhìn xuất khẩu
sang các nước Đông Nam Á. Đối tượng khách hàng chủ mục tiêu của
doanh nghiệp là khách hàng tuổi trưởng thành và trung niên từ 18
tuổi đến 55 tuổi, chủ yếu là nam giới.
11
2.2.3. Các chính sách và chƣơng trình marketing hỗn hợp
a. Sản phẩm
Doanh nghiệp đang tập trung xây dựng thương hiệu cà phê
Bình Hà Ban Mê, trong đó lấy sản phẩm Bình Hà Ban Mê – 4C là
sản phẩm chủ lực
b. Quyết định về dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng rất quan trọng, nó tạo cho doanh nghiệp
lợi thế cạnh tranh và uy tín trên thị trường. Ngoài dịch vụ về thời
gian giao hàng thì doanh nghiệp còn phải thực hiện các dịch vụ khác
với khách hàng như: lưu kho chống ẩm, mọt, nhận vận tải hàng hóa
hợp đồng cà phê cho khách hàng.
Như vậy với chính sách sản phẩm, doanh nghiệp từng bước
đổi mới sản phẩm, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm trong
quá trình chế biến và chất lượng dịch vụ khách hàng để nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm.
b. Giá
Bảng 2.3. Bảng giá cà phê nguyên chất của một số thương hiệu
Đơn vị tính đồng/1kg
STT Các loại cafe Giá bán
1 Cà phê sạch Mê Trang 172.000
2 Cà Phê hạt Đack Hà 178.000
3 Cà phê nguyên chất G7 306.000
4 Cà Phê 4C Bình Hà Ban Mê 166.000
5 Cà Phê Culi 186.000
6 Cà Phê Long 266.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh )
Khi thực hiện chính sách giá cả thì doanh nghiệp xem xét các
vấn đề sau:
* Mục tiêu định giá
12
* Xác định nhu cầu về sản phẩm
* Xác định giá thành sản phẩm
* Phương pháp định giá sản phẩm của doanh nghiệp
* Quản lý giá
Việc quản lý giá có ảnh hưởng của Ban Giám đốc và sự phối
hợp của phòng kinh doanh để thực hiện việc định giá cho doanh
nghiệp, nhìn chung giá tương đối cao, trung bình cao hơn 10% - 15%
so với giá các sản phẩm của các nhà cung cấp cà phê 4C khác. Bên
cạnh đó, giá thành cao cũng làm giá bán cao, giá thành cao là do:
+ Việc kiểm tra, kiểm soát định mức nguyên vật liệu đầu vào
chưa có kế hoạch, còn gây lên nhiều lãng phí và hao hụt.
+ Máy móc đã cũ dẫn đến năng suất thấp, thời gian chết
nhiều.
+ Phương pháp định giá chưa hợp lý, vẫn chỉ dựa vào định mức
chi phí để định giá, mà không có sự nghiên cứu về cầu, thị trường, và
các yếu tố của nó, đây là một thiếu sót của doanh nghiệp trong việc tìm
ra được một chính sách giá cả hợp lý trên cơ sở nhu cầu của khách hàng
và các yếu tố của thị trường.
+ Các chính sách đi kèm như hợp đồng, thanh toán còn quá
cứng nhắc.
c. Phân phối
Hiện nay doanh nghiệp chỉ có 1 cửa hàng trưng bày và giới
thiệu sản phẩm tại trung tâm thành phố. Mặc dù có rất nhiều đối tác
đặt vấn đề về làm đại lý, chi nhánh ở một số tỉnh, thành phố lớn như
Hà Nội, Hồ Chí Minh nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thiết lập được
chính sách phân phối hợp lý. Hiện chỉ áp dụng hình thức mua đứt
bán đoạn cho các đơn vị khách hàng của doanh nghiệp, chưa có
chính sách giá và các chương trình hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy các đại
13
lý bán hàng. Doanh nghiệp cũng chưa xây dựng chính sách về chiết
khấu, hoa hồng cho các cá nhân, tổ chức là trung gian mua bán hàng
của doanh nghiệp.
d. Truyền thông cổ động
Thực sự, việc cạnh tranh về mua bán chế biến cà phê 4C chất
lượng cao trên thị trường Đắk Lắk và các tỉnh lân cận hầu như là
không cao, doanh nghiệp gần như độc quyền về mua bán chế biến cà
phê 4C. Do vậy, hoạt động truyền thông cổ động không được chú
trọng nhiều, trong một vài năm trở lại đây doanh nghiệp cũng thực
hiện các biện pháp quảng cáo trên các phương tiện truyền thông ( Ti
vi, báo, bài phóng sự...), tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành và
của thành phố theo từng chu kỳ để quảng cáo cho các sản phẩm của
mình.
Xét trên quan điểm của người làm marketing thì doanh nghiệp
chưa tạo dựng được hình ảnh riêng cho sản phẩm của mình trong tâm
trí của khách hàng. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, doanh
nghiệp cần tạo ra hình ảnh riêng cho sản phẩm của mình trong tâm trí
của khách hàng mục tiêu. Cùng với chính sách sản phẩm, chính sách
giá, chính sách phân phối thì chính sách truyền thông - cổ động đóng
vai trò rất quan trọng. Cho đến nay, doanh nghiệp chưa có chính sách
này một cách bài bản mà chủ yếu thông qua các nhân viên bán hàng
bằng phương pháp tuyên truyền miệng, nhiều giá trị của doanh
nghiệp ít được ghi nhận một cách sâu sắc.
2.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc
Qua 4 năm tồn tại phát triển đến bây giờ doanh nghiệp chỉ mới
thực sự chú trọng phát triển marketing sản phẩm cà phê 4C của mình
14
trên thị trường, bắt đầu từ từng bước xây dựng phát triển doanh
nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Về công nghệ sản
xuất, từ hệ thống máy móc, kỹ thuật lạc hậu đã được thay thế dần bởi