[Tóm tắt] Luận văn Hoạt động truyền thông Marketing đối với Kênh thể thao TV tại Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam

I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Truyền hình trả tiền là dịch vụ truyền hình mà người xem (khán giả) sẽ trả một khoản phí cho nhà cung cấp dịch vụ để được xem các kênh truyền hình mà họ lựa chọn, tức là khán giả sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn những chương trình để xem theo sở thích của họ. Trên thế giới, truyền hình trả tiền bắt đầu xuất hiện vào những năm 1982 – 1984, doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là Teleclup tại Zurich, Thụy Sỹ. Truyền hình trả tiền sau đó lan ra và được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Đức, Mỹ, Cuối năm 1987, số hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền tại Mỹ chiếm khoảng 30%.

pdf26 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận văn Hoạt động truyền thông Marketing đối với Kênh thể thao TV tại Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG ----------------------------------- NGUYỄN TUẤN ANH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING ĐỐI VỚI KÊNH THỂ THAO TV TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.01.02 ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN HÀ NỘI – 2015 2 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN Phản biện 1: PGS.TS Pham Thúy Hồng Phản biện 2: TS. Phạm Văn Giáp Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: 09 giờ 00 ngày 27 tháng 02 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Truyền hình trả tiền là dịch vụ truyền hình mà người xem (khán giả) sẽ trả một khoản phí cho nhà cung cấp dịch vụ để được xem các kênh truyền hình mà họ lựa chọn, tức là khán giả sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn những chương trình để xem theo sở thích của họ. Trên thế giới, truyền hình trả tiền bắt đầu xuất hiện vào những năm 1982 – 1984, doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là Teleclup tại Zurich, Thụy Sỹ. Truyền hình trả tiền sau đó lan ra và được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Đức, Mỹ,Cuối năm 1987, số hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền tại Mỹ chiếm khoảng 30%. Năm 1995, dịch vụ truyền hình trả tiền bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam với Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab). Vài năm trở lại đây, truyền hình trả tiền tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều hình thức mới như truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, truyền hình kỹ thuật số mặt đất. Hiện nay, VTVCab kinh doanh đầy đủ tất cả các hình thức của truyền hình trả tiền bao gồm truyền hình số vệ tinh DTH, truyền hình cáp CATV, Truyền hình tương tác IPTV,Ngoài việc kinh doanh các dịch vụ trả tiền, VTVCab còn sản xuất các chương trình truyền hình trả tiền, cung cấp sản xuất các chương trình quảng cáo,Để thực hiện các công việc đó, VTVCab đặt ra mục tiêu trở thành nhà cung cấp truyền hình trả tiền số 1 tại Việt Nam, không ngừng mở rộng vùng phủ sóng truyền hình cáp, tăng trưởng vượt trội về khách hàng và khán giả xem VTVCab,.. Theo sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2014, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền 2013 (6.679.646 thuê bao) giảm mạnh so với năm 2012 (9.025.000 thuê bao), giảm khoảng 26% tương ứng với 2.345.354 thuê bao. Mặc dù số thuê bao truyền hình trả tiền giảm nhưng số thuê bao truyền hình cáp năm 2013 (5.572.772 thuê bao), tăng so với năm 2012 khoảng 20,8% tương đương với 1.160.772 thuê bao. Trong khi đó, số thuê bao truyền hình số mặt đất giảm mạnh từ 3.640.000 thuê bao (2012) còn 120.000 thuê bao (2013) và số thuê bao truyền hình số vệ tinh tăng nhẹ từ 973.000 thuê bao (2012) lên 986.874 thuê bao (2013). Như vây, có thể coi truyền hình cáp là hình thức chủ yếu của dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam, doanh thu năm 2013 là 227,47 triệu USD so với tổng doanh thu của truyền hình trả tiền là 276,43 triệu USD. Doanh thu của truyền hình cáp năm 2013 (227,47 triệu USD) tăng khá cao so với năm 2012 (193,74 triệu USD), đồng thời với số lượng là 33 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tại Việt Nam đã chứng tỏ thị trường truyền hình cáp khá hấp dẫn 2 để các doanh nghiệp tấn công vào thị trường này. Thị phần của VTVCab chiếm 32,30% năm 2013, chỉ đứng sau SCTV (34,20%) nhưng bỏ rất xa các đối thủ khác. Mặc dù thị phần của VTVCab trên thị trường truyền hình cáp khá cao nhưng với mục tiêu là trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền số 1 tại Việt Nam thì VTVCab vẫn chưa làm được. Đồng thời việc các công ty viễn thông, internet chen chân vào truyền hình truyền thống, sản xuất chương trình, đẩy mạnh dịch vụ truyền hình xem lại trên internet (iPTV), số hóa nội dung đưa lên web hay di động, đã vô tình gây ra áp lực rất lớn cho VTVCab trong việc cung cấp dịch vụ truyền hình cáp của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà cung cấp thiết bị cũng tham gia số hóa nội dung để dịch chuyển từ web sang TV, điều này cũng đã gây ra áp lực cạnh tranh khá lớn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, trong đó có VTVCab. Đứng trước thực trạng đó, VTVCab cần có các giải pháp để cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp như nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng; lựa chọn và sáng tạo các chương trình hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Đặc biệt trong những năm gần đây, các hoạt động truyền thông ngày càng có tác động mạnh mẽ, nó không những thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn tác động đến hành vi mua của khách hàng. Các hoạt động truyền thông phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp bán được các sản phẩm/dịch vụ, lâu dài hơn, doanh nghiệp có thể xây dựng được thương hiệu của doanh nghiệp cũng như sự trung thành của khách hàng. VTVCab không chỉ cung cấp dịch vụ truyền hình cáp mà nó còn cung cấp cả dịch vụ quảng cáo, tức là bản thân VTVCab không chỉ thực hiện các hoạt động truyền thông cho chính mình mà họ còn thực hiện việc truyền thông cho các khách hàng của mình. Do đó, các hoạt động truyền thông marketing của VTVCab càng cần được chú trọng hơn nữa, đặc biệt là hoạt động truyền thông marketing đối với Kênh thể thao TV và Bóng đá TV – 2 kênh được xem là bộ đôi kênh truyền hình chủ lực nhất của Truyền hình Cáp Việt Nam. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động truyền thông Marketing đối với Kênh thể thao TV tại Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam” để thực hiện luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của mình. Đây là một đề tài cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và phát triển dịch vụ truyền hình cáp trả tiền của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam nói chung và cụ thể là đối với Kênh thể thao TV. 3 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Truyền thông marketing là một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing hỗn hợp. Các hoạt động truyền thông Marketing đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Khách hàng cần thông tin về sản phẩm, nhà cung cấp trong khi các doanh nghiệp cần giới thiệu mình, sản phẩm mà mình cung cấp tới khách hàng. Có thể nói, truyền thông marketing là một thành tố quan trọng, trợ đắc lực cho các chiến lược marketing hỗn hợp của doanh nghiệp. Chính vì sự quan trọng này mà truyền thông marketing không những được các nhà nghiên cứu marketing quan tâm mà còn là chủ đề nghiên cứu của rất nhiều các luận án tiến sĩ, luận văn cao học tại Việt Nam Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã đề cập đến hoạt động truyền thông marketing tại Việt Nam như Nguyễn Viết Lâm (2013) đã nghiên cứu các giải pháp để tăng cường hoạt động truyền thông marketing tích hợp (IMC) cũng như lý giải vai trò quan trọng của truyền thông marketing tích hợp; Nguyễn Đình toàn và Vũ Minh Đức (2014) đã đo lường hiệu quả của hoạt động PR (quan hệ công chúng) và đưa ra những khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện quan hệ công chúng; Bùi Anh Tuấn và Nguyễn Tuyết Mai (2014) đã nghiên cứu về marketing quan hệ trong thị trường B2B; Lê Thị Lan Hương (2012) đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, Nguyễn Thiện (2013) nghiên cứu hoạt động truyền thông marketing đối với dịch vụ học trực tuyến tại công ty trách nhiệm hữu hạn trí tuệ nhân tạo artificial intelligence Các nghiên cứu trên cung cấp một số thông tin về lý thuyết cũng như thực tiễn một số hoạt động truyền thông Marketing tại Việt Nam.. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu và luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến truyền thông marketing nhưng hiện nay có rất ít các luận văn nghiên cứu về truyền thông marketing trong lĩnh vực truyền hình. Một số công trình nghiên cứu, nếu có đề cập đến lĩnh vực truyền hình, thì cũng chỉ tập trung vào một vài khía cạch khác với truyền thông marketing, như Phạm Thị Thanh Hương (2014) nghiên cứu về kênh phân phối đối với dịch vụ truyền hình qua giao thức IP của Công ty phần mềm và truyền thông VASC đối với dịch vụ MYTV hay Hoàng Thu Lý (2014) nghiên cứu về hệ thống Marketing hỗn hợp đối với dịch vụ Mobile TV của Công ty phần mềm và truyền thông VASC. Từ thực trạng trên có thể thấy, vấn đề truyền thông marketing trong lĩnh vực truyền hình trả tiền vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Đặc biệt, với Kênh thể thao 4 TV thì các đề tài nghiên cứu về hoạt động truyền thông của nó vẫn chưa có. Do đó, tác giả hy vọng, thông qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực trạng hoạt động truyền thông đối với Kênh thể thao TV sẽ đưa ra những đề xuất giải pháp về hoạt động truyền thông marketing để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing đối với Kênh thể thao TV tại Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab). Hy vọng những giải pháp đề xuất đó sẽ góp phần nâng cao kết quả kinh doanh cũng như hình ảnh của Kênh thể thao TV và Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Marketing đối với Kênh thể thao TV tại Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam, đồng thời thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam. Để đạt được mục đích này, luận văn nghiên cứu hướng tới việc đạt được các mục tiêu cụ thể sau:  Mô tả được việc lập kế hoạch truyền thông marketing của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam đối với Kênh thể thao TV  Mô tả được quy trình truyền thông marketing hiện đang được triển khai tại Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam đối với Kênh thể thao TV  Xác định được những điểm phù hợp và chưa phù hợp trong quy trình triển khai hoạt động truyền thông marketing của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam đối với Kênh thể thao TV  Chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế trong việc phối hợp các công cụ truyền thông marketing của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam đối với Kênh thể thao TV Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, 2 nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trong luận văn là: Một là, tiến hành nghiên cứu tổng quan những lý thuyết cơ bản về hoạt động truyền thông Marketing trong doanh nghiệp. Mục tiêu của việc tổng quan nghiên cứu là cung cấp cho tác giả có được các kiến thức nền tảng về truyền thông marketing. Đây cũng là khung lý thuyết để tác giả so sánh giữa lý thuyết và thực trạng hoạt động truyền thông của VTVcab đối với Kênh thể thao TV, tạo tiền đề để đưa ra các giải pháp sau này. Hai là, nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông marketing của VTVcab đối với Kênh thể thao TV dựa chủ yếu vào dữ liệu thứ cấp và sơ cấp định tính. Việc 5 nghiên cứu này sẽ cung cấp cho tác giả những dữ liệu thực tế để mô tả hoạt động truyền thông marketing của VTVcab đối với Kênh thể thao TV. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động truyền thông Marketing của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam đối với kênh thể thao TV.  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động truyền thông Marketing cho Kênh thể thao TV của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam tới các khách hàng mục tiêu và công chúng trên phạm vi toàn quốc, dựa trên các thông tin sơ cấp và thứ cấp thu được trong giai đoạn từ 2010 – 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp khác nhau để tiếp cận với lý thuyết truyền thông Marketing và với thực tiễn hoạt động truyền thông Marketing của VTVcab đối với Kênh thể thao TV. Cụ thể là: Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập những tài liệu lý thuyết nổi bật về truyền thông Marketing để xây dựng lý thuyết về truyền thông Marketing. Đồng thời, thu thập các thông tin về hoạt động truyền thông Marketing của VTVcab đối với Kênh thể thao TV như kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động truyền thông Marketing của VTVcab. Phương pháp xử lý dữ liệu: Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp, mô hình, sơ đồ, ... Từ những thông tin thu thập và xử lý được, tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động truyền thông marketing của VTVcab đối với Kênh thể thao TV và đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing của VTVcab đối với Kênh thể thao TV. II. NỘI DUNG Dựa trên mục đích, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, luận văn dự kiến gồm 3 chương, đi từ lý thuyết về truyền thông Marketing, thực trạng hoạt động truyền thông Marketing của VTVcab đối với Kênh thể thao TV, cho tới việc đánh giá hoạt động truyền thông Marketing và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động truyền thông của hoạt động truyền thông marketing của VTVcab đối với Kênh thể thao TV. Nội dung dự kiến như sau: 6  Chương 1: Tổng quan về hoạt động truyền thông Marketing trong doanh nghiệp  Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông Marketing của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam đối với Kênh thể thao TV  Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Marketing của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam đối với Kênh thể thao TV CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về Truyền thông marketing 1.1.1. Khái niệm Truyền thông marketing là một vấn đề thu hút nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu marketing cũng như những nhà quản trị marketing. Tùy theo mỗi góc độ tiếp cận mà truyền thông marketing được các tác giả định nghĩa theo những cách khác nhau. Tuy nhiên các tác giả này tiếp cận truyền thông theo những cách khác nhau cho nên những khái niệm này chưa thống nhất với nhau, nhưng phần lớn các khái niệm này đều chỉ ra rằng truyền thông marketing là một quá trình truyền đạt thông tin giữa người nhận và người gửi tin. Trong phạm vi luận văn này, chúng ta có thể hiểu khái niệm truyền thông marketing như sau: “Truyền thông marketing là một quá trình tương tác thông tin một cách trực tiếp hay gián tiếp giữa người gửi và người nhận tin để tìm kiếm một điểm chung giữa họ nhằm thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích riêng của họ”. Nhìn chung, truyền thông marketing được hiểu là hoạt động truyền thông tin marketing của một cá nhân hay một tổ chức đến công chúng mục tiêu. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng truyền thông marketing còn được hiểu là hoạt động truyền đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ, tạo thiện cảm và thuyết phục đối với các nhóm người gây ảnh hưởng của doanh nghiệp ngoài khách hàng như nhà cung cấp, giới tài chính hay bạn bè, người thân của khách hàng mục tiêu... 1.1.2. Vai trò Bowersox và Morash (1989) đã chứng minh làm thế nào các hoạt động marketing diễn ra, bao gồm cả các hoạt động truyền thông, có thể được tái hiện như một mạng lưới mà mục đích duy nhất là làm hài lòng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Truyền thông đóng một vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ở mức độ cơ bản, truyền thông có vai trò như: 7  Nó có thể thông báo và làm cho khách hàng tiềm năng nhận thức một lời chào bán của một tổ chức.  Truyền thông thể hiện các nỗ lực để thuyết phục khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng về mong muốn tham gia vào mối quan hệ trao đổi.  Truyền thông cũng có thể được sử dụng để củng cố kinh nghiệm. Điều này có thể mang hình thức nhắc nhở khách hàng về nhu cầu mà họ đã từng có, hoặc nhắc nhở họ về những lợi ích của các giao dịch trong quá khứ với một cách nhìn để thuyết phục họ rằng họ nên tham gia vào một cuộc trao đổi tương tự. Ngoài ra, việc truyền thông có thể cung cấp bảo đảm hoặc làm khách hàng thoải mái ngay trước khi một cuộc trao đổi hay sau khi mua. Điều này rất quan trọng, vì nó giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng hiện tại và nâng cao lợi nhuận. Cách tiếp cận này giúp doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các chi phí hơn so với việc thu hút khách hàng mới.  Truyền thông marketing có thể hoạt động như một sự khác biệt, đặc biệt là ở những thị trường có rất ít các sản phẩm và thương hiệu tách biệt cạnh tranh với nhau. Sản phẩm nước khoáng, như Perrier và Highland Spring thường truyền thông xung quanh các sản phẩm đã tạo ra hình ảnh thương hiệu khác nhau, cho phép người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua. Trong những trường hợp các hình ảnh được tạo ra bởi truyền thông marketing có sự tách biệt một thương hiệu này với những thương hiệu khác và định vị chúng để làm những khách hàng mua sắm tin tưởng và phát triển những thái độ tích cực. Do đó truyền thông có thể thông báo, thuyết phục, củng cố và xây dựng hình ảnh để phân định một sản phẩm hay dịch vụ. 1.1.3. Mô hình truyền thông Marketing Quá trình truyền thông marketing có thể được tích hợp với chiến lược tổng thể của tổ chức (Smith và cộng sự, 1997). Từ những vấn đề được gửi thông báo thông qua các kênh và hiểu bởi công chúng trên thị trường, cho tới những thông tin phản hồi từ thị trường để tổ chức và các nhà marketing có thể được đặt lại với nhau trong một mô hình của quá trình của một quá trình truyền thông. Smith và cộng sự (1997) cho rằng toàn bộ các mô hình truyền thông có thể được áp dụng cho các quá trình truyền thông marketing. Nó có được sau khi thực hiện việc quy hoạch và mã hóa thông tin marketing, các định hướng chiến lược của toàn bộ doanh nghiệp. Những lý do cho việc quyết định sử dụng truyền thông marketing là họ phải phản ánh các 8 mục tiêu chung của tổ chức cũng như các nhu cầu trước mắt của các nhà marketing để giao tiếp với một thị trường. Hình 1.1. Mô hình truyền thông marketing của Smith và cộng sự (1997) Mô hình truyền thông của Smith và cộng sự (1997) giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp cũng như các phương thức thực hiện hoạt động truyền thông của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan. 1.1.4. Vấn đề đạo đức trong truyền thông Marketing a. Tổng quan về đạo đức trong truyền thông marketing Đạo đức là các tiêu chuẩn về cách hành xử chi phối tư cách của các cá nhân, nhóm các tổ chức kinh doanh. So với các chức năng khác thì marketing nói chung và truyền thông nói riêng là một lĩnh vực có nhiều khả năng phát sinh các vấn để về đạo đức. Các nguyên tắc đạo đức hoạt động như một chiếc máy lọc dầu trong cỗ máy marketing: chúng lọc các tạp chất để dầu có thể làm cho cỗ máy hoạt động. Tất cả các doanh nghiệp cần những nguyên tắc đạo đức để lọc bỏ bản chất không tốt của thương trường cạnh tranh để có thể nhắm đến, thu hút và giữ chân những khách hàng tốt cho công ty. b. Ảnh hưởng của truyền thông marketing đối với xã hội Truyền thông marketing nói chung, quảng cáo nói riêng là một lĩnh vực nhất định có ảnh hưởng đến nhận thức xã hội. Những poster, billboard giăng đầy đường phố hoặc khi truy cập Internet là đụng ngay hàng loạt thư quảng cáo mời chào hay những đoạn phim quảng cáo chen ngang các chương trình yêu thích trên truyền 9 hình, radioVới tần suất xuất hiện như vậy, quảng cáo tác động mạnh đến nhận thức của xã hội. Quảng cáo đã và đang thay đổi từ thói quen mua sắm, động thái tiêu dùng, đến suy nghĩ, quan điểm xã hội. Do vậy, những quan điểm và quy tắc chung về chuẩn mực đạo đức trong quảng cáo nói riêng và truyền thông nói chung nhằm kiểm duyệt một mẫu quảng cáo trước khi nó “dội bom” vào nhận thức của công chúng là hết sức quan trọng. Áp lực để gây được chú ý của công chúng đã khiến các nhà quảng cáo thi nhau hô hào, thậm chí đi quá ngưỡng cư xử đạo đức. Đồng thời, Internet cũng gây ra những vấn đề mà công chúng quan tâm tới, đáng chú ý nhất là thu thập và sử dụng trái phép thông tin của khách hàng. Mặt khác, quảng cáo gây ra những điều hết sức nguy hiểm cho xã hội như: lôi cuốn con người chạy theo những động cơ thuộc bản năng, gây nên nhiều tác động khác nhau nhưng lại hoàn toàn
Luận văn liên quan